KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
2.2.2.2. Hợp đồng hoán đổ
Để điều tiết vốn khả dụng của các NHTM, ngoài công cụ tái cấp vốn, phát hành tín phiếu NHNN, đấu thầu tín phiếu kho bạc, nghiệp vụ thị trường mở, NHNN còn sử dụng nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ. Việc ban hành quy chế về giao dịch hoán đổi là một bước đi khá đúng đắn của NHNN xuất phát từ nhu cầu giao dịch hoán đổi của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ kịp thời cho khách hàng trên thị trường, cũng như cân đối và điều hòa vốn ngoại tệ cho chính bản thân ngân hàng.
VCB được phép thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ kể từ khi có Quyết định 430/1997/QĐ-NHNN13 ngày 25/12/1997 của Thống đốc NHNN về thực hiện giao dịch Swap giữa NHNN với các NHTM. Tuy vậy, trong thời gian qua, giao dịch hoán đổi giữa VCB với NHNN và các TCTD, các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lượng giao dịch còn khá khiêm tốn. Tỷ trọng của giao
64
dịch này so với tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ không đáng kể, chiếm khoảng 1%-2% doanh số kinh doanh.
Bảng 2.7. Doanh số hoán đổi ngoại tệ năm 2008-2009
(Nguồn: Báo cáo kêt quả Kinh doanh VCB năm 2009)
Tổng số doanh số giao dịch hoán đổi tiền tệ năm 2009 đạt 3.560 tỷ VND, giảm 17,1% so với năm 2008, trong đó doanh số giao dịch với khách hàng đạt 270 tỷ VND, giảm 86,4% so với năm 2008, doanh số giao dịch với các chi nhánh đạt 3.290 tỷ VND, tăng 42,5% so với năm 2008; tổng số hợp đồng giao dịch chỉ đạt 10 hợp đồng trong năm 2009. Như vậy, trong năm 2009, VCB đã có sự dịch chuyển mạnh từ giao dịch với khách hàng và các TCTD bên ngoài sang giao dịch với các chi nhánh trong cùng hệ thống là chủ yếu. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do trong năm 2009, tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có sự biến động lớn, tình trạng căng thẳng về cung kéo dài nên để đảm bảo cân đối vốn ngoại tệ trong kinh doanh buộc VCB phải chuyển sang điều hòa vốn trong cùng hệ thống thay vì mở rộng hoạt động hoán đổi ngoại tệ với khách hàng và các TCTD bên ngoài. Chính vì vậy, doanh số giao dịch trong năm 2009 có sự sụt giảm đáng kể cũng không nằm ngoài nguyên nhân này.
Mặt khác, khi có sự thiếu hụt về ngoại tệ trong kinh doanh thì giải pháp VCB là huy động vốn trên thị trường nhằm cân đối lượng vốn khả dụng thay
65
vì lựa chọn nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, do đó ít có nhu cầu về giao dịch hoán đổi, dẫn đến doanh số giao dịch thấp.
Thêm vào đó, đối với các doanh nghiệp XNK, chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu, nếu ký hợp đồng Swap với ngân hàng thì họ sẽ mua ngoại tệ giao ngay, sau khi bán được hàng thu VND sẽ mua USD trên thị trường để bán lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay thì việc ký hợp đồng Swap và sự quy đổi lòng vòng mang lại khả năng rủi ro lớn cho khách hàng khi có chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền, gây thiệt hại khó có thể bù đắp nổi, nhất là khi thị trường ngoại tệ và lãi suất biến động bất thường như hiện nay. Mặt khác, giao dịch Swap khá phức tạp, không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu nghiệp vụ Swap và có nhu cầu toàn hoàn trạng thái ngoại tệ hay kinh doanh kiếm lời. Chính vì vậy mà thực tế tại VCB hợp đồng hoán đổi giữa ngân hàng và khách hàng là rất ít và hầu như không phát sinh.
Hoạt động kinh doanh của VCB trên thị trường quốc tế cũng được thực hiện thông qua ba loại giao dịch là giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Trong đó hầu hết là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm không đáng kể về cả số lần giao dịch và doanh số giao dịch. Bản chất của các giao dịch này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong nước, ngân hàng chỉ là trung gian hưởng chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán; cân bằng trạng thái ngoại tệ và đảm bảo trạng thái ngoại tệ theo quy định của NHNN. Ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch với mục đích kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ nhưng chủ yếu thông qua giao dịch giao ngay, các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi rất ít khi được lựa chọn.
66