20
Phương pháp 1:
Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ của mỗi loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và tính tại thời điểm cuối ngày giao dịch, tức không tính riêng cho từng thời kỳ. Nếu gọi:
NEPF(t): Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t.
NEPF(M): Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t-1.
LCFF(t): Doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong ngày t.
SCFF(t): Donah số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t.
Công thức tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch t như sau:
NEPF(0= NEPF(I-I) + LCFFO) - SCFf.∙(t)
Phương pháp 2
Gọi: TSCF(t): Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t. TSNF(t): Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t.
Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm t được xác định như sau:
NEPF(t) = TSCF(t) - TSNF(t) (Bao gồm cả nội bảng và cả ngoại bảng) Ở đây, trạng thái ngoại tệ ròng nội bảng chính là trạng thái ngoại tệ ròng hiện tại. Nó được tính bằng sự chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ của ngoại tệ đó. Còn trạng thái ngoại tệ ròng ngoại bảng hay trạng thái ngoại tệ tương lai ròng là sự chênh lệch giữa tổng các ngoại tệ kỳ hạn mua vào và các ngoại tệ kỳ hạn bán ra.
Phương pháp 3:
Trong thực tế, ngoài việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại tệ, người ta còn quy định tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ (quy nôi tệ) hay được gọi là luồng tiền gây nên rủi ro tỷ giá theo công thức:
21
Trong đó:
NEP(t): Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy đổi nội tệ. EF: Tỷ giá của ngoại tệ F tính bằng nội tệ.
NEPF(t): Trạng thái ngoại tệ F tại thời điểm t. F = 1,2,3..., n
Từ đó ta thấy:
- NEPF(I) > 0 => Ngân hàng có trạng thái trường ròng về ngoại tệ. (Net long foreign Currency).
Với tỷ giá được yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
- NEPF(I) < 0 => Ngân hàng có trạng thái đoản ròng về ngoại tệ. (Net
short foreign Currency).
Đối với trạng thái ngoại tệ đoản ròng, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
- NEPF(I) = 0 => Ngân hàng có trạng thái cân xứng về ngoại tệ.
(Squarepostion). Đối với trạng thái ngoại tệ cân bằng, thì những thay đổi của
tỷ giá đều không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối đối với NHTM.