Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH (Trang 28 - 31)

- Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng của NHTM là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định nhằm hạn chế

rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nó trở thành chủ trương tín dụng của một ngân hàng, và là định hướng cho các cán bộ tín dụng của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách cho vay, chính sách lãi suất, chính sách về thời hạn cho vay và k ỳ hạn nợ, chính sách liên quan đến tài sản bảo đảm.... Mục tiêu cuối cùng của chính sách tín dụng là đạt được những mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng. Mục tiêu là làm sao đạt được lợi nhuận tối đa của các ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc hoạt động tín dụng và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đó. Tổ chức và điều hành hoạt động nhằm kiểm soát và giảm rủi ro tín dụng.

- Quy trình tín dụng:

Là trình tự, thủ tục cấp tín dụng thực hiện tuần tự theo từng bước cụ thể. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Một quy trình tín dụng theo lý thuyết gồm sáu giai đoạn: lập hồ sơ, phân tích, quyết định, giải ngân, giám sát và thu nợ, thanh lý hợp đồng. Các quy trình có mối quan hệ qua lại và hỗ trợ cho nhau, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở cho giai đoạn tiếp theo và tác động đến hiệu quả hoạt động của giai đoạn sau. Về mặt hiệu quả hoạt động, quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng phân định chặt chẽ quyền hạn, thủ tục, các bước cụ thể trong quá trình thiết lập hồ sơ, thủ tục vay vốn. Quy trình càng chặt chẽ, an toàn cho tổ chức càng cao. Tuy nhiên lại trái ngược với tâm lý hồ sơ gọn nhẹ đơn giản của khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng một quy trình tín dụng gọn nhẹ, đơn giản, chặt chẽ, linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, phòng ngừa tối đa rủi ro là điều tất cả các tổ chức tín dụng hướng đến.

- Nguồn nhân lực của ngân hàng:

Nhân lực là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất của tổ chức, trong đó có ngân hàng. Con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp tạo nên

lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tổ chức tín dụng nào có đội ngũ nhân viên tốt, khả năng giao tiếp tốt, năng động, nhạy bén trong công việc thì hiệu quả hoạt động tín dụng sẽ tốt và ngược lại.

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng:

Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong môi trường kinh tế chuyển biến phức tạp như hiện nay, ai nắm được thông tin trước là người có khả năng giành chiến thắng trong cạnh tranh. Đối với ngân hàng, thông tin tín dụng là cơ sở tiền đề để xem xét, quyết định cho vay và để theo dõi, quản lý các khoản vay với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động đối với khoản vốn cho vay.

Sự thiếu hụt thông tin hoặc thông tin sai lệch là một trong những vấn đề hạn chế

mà các ngân hàng đều gặp phải. Hiệu quả hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố này. Điều này dẫn đến việc nắm bắt thông tin về thị trường Khách hàng, đánh giá về khách hàng không chính xác khiến các dịch vụ đưa ra thiếu thực tế và không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, kìm hãm sự phát triển của ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tổ chức tín dụng giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí hoạt động cho ngân hàng.

- Chất lượng thẩm định, kiểm soát rủi ro của ngân hàng:

Chất lượng thẩm định là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng tham gia thẩm định mọi khâu trong quy trình cấp tín dụng. Trình độ, khả năng chuyên môn của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng có trình độ tốt sẽ hiểu, nắm bắt và áp dụng quy trình cho vay, nhận định các rủi ro, phòng tránh và hạn chế tổn thất trong hoạt động cấp tín dụng. Đặc biệt, trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp quan đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nhạy bén trong việc thẩm định chính xác khả năng tài chính, mức độ đáp ứng vốn vay, khả năng trả nợ, tránh việc cho vay chồng chéo, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Quản trị rủi ro đóng vai trò cốt lõi trong việc kiểm soát tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Quản trị rủi ro giúp tổ chức tín dụng xử lý những vấn đề

gặp phải trong quá trình cấp tín dụng. Quá trình nhận dạng bằng cách theo dõi, nghiên cứu từ đó đưa ra những dự báo, thống kê, biện pháp xử lý kịp thời. Quy trình kiểm soát của ngân hàng là các chính sách, thủ tục cho vay mà căn cứ vào đó lãnh đạo ngân hàng sẽ có những chỉ đạo phù hợp để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho nhà quản lý giám sát việc tuân thủ quy trình của các cấp, hoạt động kiểm soát giúp cho nhà quản lý ngân hàng thấy được những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cấp tín dụng từ đó đưa ra các điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định, chính sách. Vì vậy thông qua kiểm tra sẽ phát hiện các sai sót, tìm ra nguyên nhân nhằm giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định xử lý để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH (Trang 28 - 31)