Đối với Ngân Hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH (Trang 91 - 92)

Thực hiện hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin định hướng cho các ngân hàng thương mại. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổng hợp, phân tích thông tin trong nước và quốc tế; đưa ra những dự báo và tư vấn hữu dụng cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời, cập nhật phản hồi về tính hợp lý, cũng như tính phù hợp trong các quy định liên quan tới hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DN nói riêng để các NHTM có những chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng CIC của ngành ngân hàng, nâng cao hiệu quả phục vụ cho các ngân hàng. Đặc biệt hệ thống thông tin tín dụng đảm bảo minh bạch, kịp thời, hiệu quả góp phần cung cấp cho các ngân hàng thương mại có được nguồn thông tin tổng quan về khách hàng. Bổ sung thêm các thông tin như nợ quá hạn, nợ nhóm 2 từ đó cảnh báo sớm các rủi ro để các tổ chức tín dụng tham khảo và kịp thời có biện pháp phòng ngừa.

Ngoài ra, hệ thống thông tin CIC cần thiết có sự liên kết với các thông tin từ các cơ quan thuộc bộ ngành có liên quan để tạo ra một lượng thông tin tổng hợp

đánh giá về khách hàng. Như thông tin CIC cần liên kết với cục thuế, hải quan để biết thông tin về tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp (nếu có), thông tin với cơ quan tòa án, pháp luật để bổ sung các thông tin về việc doanh nghiệp có đang kiện tụng hay làm các thủ tục giải thể, phá sản, hợp nhất...

Ngân hàng nhà nước cần có chương trình quản lý phát vay hóa đơn điện tử vì hóa đơn điện tử có thể in được nhiều lần, khi giải ngân khó quản lý được việc giải ngân trùng lắp, giải ngân nhiều lần trên cùng một bộ hóa đơn chứng từ gây khó khăn cho việc quản lý của các NHTM.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH (Trang 91 - 92)