Chi nhánh Sở giao dịch 1 là chi nhánh trực thuộc của BIDV, do đó phải tuân thủ các quy trình, quy định về cấp tín dụng do BIDV ban hành cũng như tuân thủ các chính sách, chỉ đạo tín dụng theo từng thời kỳ của BIDV. Vì vậy, có một số nội dung không thuộc quyền hạn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 mà phải do BIDV thực hiện, một số kiến nghị và đề xuất đối với Hội sở chính BIDV như sau:
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp: lãi suất cho vay của Chi nhánh
đang có Nim khá thấp, trung bình dưới 1,5%. Thậm chí Nim cho vay đối với một số tập đoàn chỉ ở mức dưới 1% nhằm cạnh tranh, lôi kéo các tập đoàn lớn. Trên thực tế, các ngân hàng không thể cạnh tranh nhau bằng cách lạm dụng công cụ lãi suất và phí vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh cần thiết nâng tỷ lệ Nim cho vay, đa dạng hóa, hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng để vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng. Gắn việc cung cấp tín dụng với sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
- Hoàn thiện quy trình tín dụng: trong quy trình tín dụng của BIDV thì công tác thẩm định đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các công đoạn trong quá trình cho vay, từ đó dẫn tới nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng tăng cao. Để hạn chế nhược điểm, sau khi tham khảo quy trình tín dụng ở một số ngân hàng trong nước và trong khu vực, tác giả đề xuất việc tổ chức thực hiện quy trình tín dụng tiến hành trên nguyên tắc tách riêng hai bộ phận thực hiện: bộ phận khách hàng; bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay.
Bộ phận quan hệ khách hàng:
+ Chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp hướng dẫn và nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi khoản vay, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi đã giải ngân.
+ Không có trách nhiệm thẩm định, đề xuất và quyết định cho vay.
Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay: thẩm định hồ sơ vay, phân tích đánh giá định lượng rủi ro với khoản vay, đề xuất lãnh đạo ra quyết định đối với khoản vay.
Bên cạnh đó Trụ sở chính BIDV cần tiếp tục hoàn thiện dần các quy trình đối với cấp tín dụng, các sản phẩm dịch vụ theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế để giảm bớt các khâu, các công đoạn rườm rà đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa được những rủi ro có thể
xảy ra, giúp cho người giao dịch trực tiếp có môi trường làm việc khoa học và lành mạnh. Các quy trình của BIDV hướng tới việc tạo các biểu mẫu có sẵn với các thông tin đơn giản, dễ hiểu nhằm giảm thiểu tối đa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch.
- Thành lập bộ phận định giá tài sản độc lập: việc định giá được tiến hành bởi một bộ phận độc lập mang lại nhiều tác dụng đối với hoạt động cấp tín dụng. Đó là tăng năng lực định giá tài sản do công tác định giá được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách, tập hợp nhiều thông tin về bất động sản, máy móc thiết bị... Đồng thời tiết kiệm được thời gian định giá, nâng cao hiệu qua công việc. Điều quan trọng là tạo ra sự độc lập giữa bộ phận đề xuất, quyết định cấp tín dụng với bộ phận xác định giá trị tài sản bảo
đảm, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng
- Ban hành nhiều hơn những chính sách ưu đãi tạo cơ chế phát triển khách hàng DN: hội sở chính BIDV cần xem xét có những chính sách ưu đãi phù hợp, đặc biệt là những chương trình tín dụng đối với nghành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước...
- Hoạt động Ngân hàng số: BIDV hoạt động dựa trên việc số hóa hầu hết các hoạt động ngân hàng: từ số hóa các kênh phân phối truyền thống và phát triển các kênh phân phối hiện đại đến tự động hóa các quy trình hoạt động kinh doanh,
ứng dụng phân tích dữ liệu lớn phục vụ quá trình ra quyết định và kiến tạo các sản phẩm số, ứng dụng các sản phẩm có tính sáng tạo.
- Hoàn thiện hệ thống KPI để đo lường NSLĐ: từ năm 2016, BIDV đã thí điểm triển khai KPI trong đánh giá hoàn thành nhiệm vụ/chi trả lương đối với cán bộ bán lẻ tại 30 chi nhánh. Căn cứ kết quả đạt được từ việc triển khai KPI bán lẻ, năm 2018, BIDV cần quyết liệt triển khai xây dựng KPI cho tất cả các các vị trí, chức danh sau khi hoàn thành dự thảo “Quy chế đánh giá và hướng dẫn các đơn vị xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPI" với 3 cấu phần (i) đánh giá hiệu suất lao động của cán bộ (KPIs); (ii) Đánh giá ý thức kỷ luật và (iii) đánh giá năng lực. Dự kiến, quý IV/2018 sẽ hiệu chỉnh và ban hành chính thức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •
Trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong giai đoạn 2015 - 2017, xem xét những mặt được, mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, trên nền tảng định hướng nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng của Chi nhánh. Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số kiến nghị tới Chính phủ, ngân hàng nhà nước, hội sở chính BIDV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN •
Hoạt động tín dụng luôn luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các tổ chức tín dụng. Trong thời gian qua, BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã từng bước nỗ lực cố gắng phấn đấu mang lại hiệu quả tín dụng cao nhất. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh.
Luận văn “Hiệu quả hoạt động tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1” được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối
với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình công tác của bản thân tác giả. Luận văn được chia làm 3 chương và đã bao quát được những vấn đề trọng tâm như sau:
Phần lý luận: tập hợp các vấn đề lý luận về tín dụng, khách hàng doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Thông qua các kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài, trong nước từ đó tác giả rút ra bài học kinh nghiệm đối với cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp.
Phần thực trạng: luận văn đã chỉ rõ, đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1. Từ đó chỉ ra những mặt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục.
Phần giải pháp: luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1, đồng thời có những kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước, Hội sở chính BIDV.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của Quý Thầy Cô cùng các bạn độc nhằm giúp luận văn có ý nghĩa thực tiến cao hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp tôi hoàn thành xong đề tài nghiên cứu ý nghĩa này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-2017.
2. BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1, Báo cáo nhóm khách hàng doanh nghiệp các năm 2015-2017.
3. BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1, Báo cáo tình hình tín dụng các năm 2015-2017.
4. BIDV, Quy định số 4633/QyĐ-BIDV v/v Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức
5. BIDV, Văn bản số 10546/BIDV-QLTD v/v Hướng dẫn triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
6. Dương Mai Hoa (2017), Luận văn thạc sĩ học viện Ngân hàng “Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1”
7. Lê Thị Phương Hồng (2015), Luận văn thạc sĩ học viện Ngân hàng“Giảipháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1”
8. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, “Quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
82
12. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017, sửa đổi bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
13. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng,
NXB Thống Kê.
14. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
15. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng.
16. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp.
17. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg ngày
06/03/2018, “Quy định về điều kiện, hồ sơ trình tự đề nghị chấp thuậnmức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của TCTD, chi nhánh ngân hàngnước ngoài”.
18. Trần Trọng Huy (2013J, Luận văn tiến sĩ trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh “Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
19. Vương Thị Hoa Mai (2015), Luận văn thạc sĩ Học viện Ngân hàng “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành ”
20. Website: Báo điện tử VNExpress, Cục diện ngân hàng sau 4 năm tái cơ cấu ngày 18/08/2015 ( https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang)
21. Website: Trang tin điện tử Cafef, Những ngân hàng sau hợp nhất bây giờ ra sao ngày 10/12/2016 ( http://cafef.vn)