Đánh giá hiệu quả hoạt độngcho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH (Trang 72)

nghiệp tại ngân Hàng thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, thực hiện những mục tiêu đề ra hàng năm, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 luôn nỗ lực và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, quy mô tăng trưởng tín dụng của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 cao. Dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp qua các năm tăng trưởng đều đặn, qua đó góp phần tăng uy tín cũng như quy mô tín dụng của BIDV nói chung và

BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng. Hoạt động tín dụng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn tuân thủ đúng quy trình, quy định đúng với định hướng phát triển kinh tế xã hội, góp phần nhỏ bé trong việc cải thiện đời sống của nhân dân, cũng như chung tay khắc phục những suy giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, thu nợ ngoại bảng, nợ VAMC đạt được kế hoạch được giao.

Thu nợ HTNB đạt 18,72 tỷ đồng, tăng 13.3 tỷ đồng so với năm 2016hoàn thành 170% kế hoạch năm 2017; thu nợ VAMC đạt 5 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2017.

Thứ ba, luôn kiểm soát tốt nợ xấu (dưới 2%) trong cả giai doạn từ năm 2015 đến 2017. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh luôn được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu tăng 0,36% so với năm 2016 chủ yếu do chuyển nhóm nợ của Công ty CP SX XNK Dệt may, Công ty CP nước sạch nông thôn Thái Bình từ nhóm 2 lên nhóm 3.

Thứ tư, số lượng khách hàng doanh nghiệp của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 quan hệ tín dụng tăng lên hàng năm.

Theo số liệu thống kê của Chi nhánh, trong giai đoạn năm 2015 - 2017, tring bình mỗi năm Chi nhánh mở mới được 8.948 CIF trong đó gồm hơn 200 CIF khách hàng doanh nghiệp. Số lượng khách hàng doanh nghiệp phát sinh vay mới là chiếm 1/4 khách hàng trong số khách hàng mở CIF mới. Qua đây có thể cho thấy Chi nhánh đang mở rộng quan hệ tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Chi nhánh đã tích cực trong công tác tìm kiếm, mở rộng khách hàng đồng thời tăng cường sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ của BIDV để gia tăng lợi ích từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ năm, khoản mục doanh thu năm 2017 ổn định và có xu hướng tăng rõ rệt, lợi nhuận trước thuế cao.

Thu nhập từ KHDN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu tại chi nhánh,

đóng góp 72% tổng thu nhập ròng, tính đến hết 31/12/2017 thu nhập đạt 750 tỷ đồng tăng 15,2% so với năm 2016. Lợi nhuận bình quân đầu người cao. LNTTbq/người của Chi nhánh ước đạt 2,48 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2016.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn còn một vài hạn chế như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao.

Mặc dù chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn rất thấp so với mức chung của toàn chi nhánh cũng như hệ thống BIDV. Năm 2016 nợ nợ xấu tăng vọt lên 100.77 tỷ đồng tương ứng với 0.53%. Tăng gấp

17.66 lần so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của Chi nhánh năm 2017

là 0.95% (180.57 tỷ đồng). Đây là tỷ lệ nợ xấu cao nhất từ trước trong giai đoạn 2015 - 2017. Hầu hết nợ nhóm 2 đã bị quá hạn. Đối với bản thân chi nhánh sẽ làm cho dự phòng

tăng lên, làm giảm lợi nhuận đồng thời trong dài hạn, sẽ ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín

dụng của BIDV, gây khó khăn trong việc mở rộng chi nhánh.

Thứ hai, cơ cấu vốn chưa cân đối.

Mặc dù trong giai đoạn 2015 - 2017 BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 52.20% tổng dư nợ,

giảm 1.5% so với năm 2016 nhưng mức này vẫn ở mức cao. Trong khi xu hướng của BIDV là giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn thì việc tỷ trọng cho vay trung dài hạn sẽ gia tăng áp lực về nguồn vốn huy động khi mà tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay

trung dài hạn đang được NHNN điều chỉnh giảm. Cân đối vốn không đủ thì có thể dẫn tới trong những thời điểm nhất định ngân hàng không đủ nguồn vốn khả dụng để cho vay

khách hàng, đặc biệt những khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng, hoặc dự án trong

giai đoạn giải ngân. Trong quá khứ, hiện tượng khan hiếm vốn đã từng xảy ra, khi doanh

nghiệp đề nghị được giải ngân nhưng chi nhánh chỉ có thể xem xét ưu tiên từng trường hợp do BIDV không đủ nguồn vốn khả dụng để giải ngân.

Theo số liệu thống kê của Chi nhánh Sở giao dịch 1, thời điểm năm 2017 nhóm KHDN tại chi nhánh có dư nợ chủ yếu tập trung tại 20 khách hàng có dư nợ lớn nhất. Việc phát triển khách hàng mới có quy mô lớn còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động cho vay

chưa được cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận từ cho vay ngắn hạn đối với nhóm khách hàng lớn,

quan trọng của Chi nhánh còn ở mức thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu từ hoạt động cho vay. Điều này khiến quy mô dư nợ của Chi nhánh dễ bị biến động khi những khách hàng này giảm hoạt động tại Chi nhánh.

Thứ ba, lực lượng cán bộ tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh còn mỏng.

Một cán bộ tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh phải quản lý số lượng khách hàng lớn và tổng dư nợ trên một cán bộ ở mức cao và khối lượng công việc lớn. Dẫn đến

việc kiểm tra, kiểm soát từng khoản vay vẫn còn lỏng lẻo, đôi khi phục vụ các khách hàng chưa chu đáo, nhiều giao dịch vẫn bị ùn tắc.

Đây mặc dù là lợi thế cạnh tranh của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1. Tuy nhiên về kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng nắm bắt, kỹ năng nhạy bén phán đoán rủi ro của khách hàng chưa thật sự đồng đều trong tất cả các cán bộ. Việc nhân viên nắm bắt đúng, chính xác và áp dụng đúng quy chế, quy trình cấp tín dụng còn chưa chắc chắn và còn nhiều thiếu sót.

Thứ tư, quá tập trung vào mảng tín dụng doanh nghiệp nên dễ gặp rủi ro theo chu kỳ kinh tế.

Xét về cơ cấu dư nợ của toàn Chi nhánh theo thời hạn thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần, ngược lại tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đang có xu hướng tăng lên, đến 31/12/2017 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm đến 51.87% tổng dư nợ, tốc

độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn cũng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. Điều này xuất phát từ dư nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn do tham gia tài trợ nhiều dự án với mức cho vay lớn, thời gian vay dài do đó tỷ lệ cho vay trung dài hạn cao và ngày càng có xu hướng tăng lên. Cụ thể, trong giai đoạn 2015 - 2017 dư nợ của khách hàng DN chiếm tỷ lệ lớn trong dư nợ toàn chi nhánh. Tỷ trọng dư nợ KHDN/Dư nợ toàn Chi nhánh trong 3 năm 2015 - 2017 tương ứng là 89.99%; 94.90%; 92.42%. Vì vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Mặc dù Chi nhánh có chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng mới, tuy nhiên vẫn thường tập trung cho vay các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ nà chưa

có những động thái quyết liệt bằng các công cụ lãi suất, cơ chế ưu đãi.. .để thu hút và lôi

kéo các khách hàng tốt từ các ngân hàng khác về giao dịch. Điều đó cho thấy công tác tiếp thị, tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và phát triển khách hàng còn chưa chú trọng nên hiệu quả tín dụng thấp, chi nhánh đã bị giảm một số thị phần đối với khách hàng sang các NHTM khác.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan - Quy trình, quy định cho vay

+ Hiện nay, quy trình tín dụng của hệ thống BIDV áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp được tiến hành qua 9 bước được phân công trách nhiệm cụ thể đến từng cá

nhân từng phòng ban liên quan. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng thực hiện

tất cả các khâu trong quá trình cho vay, từ đó dẫn đến nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng tăng cao.

+ Ve định giá tài sản bảo đảm, việc định giá tài sản được thực hiện bởi bộ phận quan hệ khách hàng, trường hợp tài sản bảo đảm có giá trị > 5 tỷ tài sản bảo đảm được bộ phận quản lý rủi ro. Tuy nhiên, việc định giá tài sản đôi khi không đảm bảo tính khách

quan do bộ phận xác định giá trị tài sản đồng thời là bộ phận đề xuất, thẩm định cấp tín dụng. Trường hợp tài sản bảo đảm được định giá cao để tăng số tiền được cho vay, như vậy chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng không chính xác và rủi ro cho Chi nhánh

khi xử lý tài sản thu hồi nợ.

+ Đối với máy móc thiết bị đặc thù thì việc định giá tài sản bảo đảm thì việc định giá chủ yếu trên hóa đơn mua máy móc thiết bị, thời gian khấu hao. Thực tế, cán bộ tín dụng khó nắm bắt được giá trị thực của tài sản do không có kiến thức chuyên ngành về máy móc định giá. Giá trị tài sản định giá chưa đảm bảo yếu tố chính xác với giá trị có thể mua bán hay xử lý khi cần thiết.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp với yêu cầu, tiến độ công việc

Nền tảng công nghệ thông tin chưa đảm bảo khai thác được nhiều báo cáo tự động từ hệ thống. Cán bộ vẫn phải làm nhiều báo cáo, tổng hợp dữ liệu để báo cáo các cấp lãnh đạo phục vụ công tác điều hành tín dụng. Điều đó vừa không đảm bảo tính kịp thời, vừa không chính xác và tiêu hao thời gian lao động của cán bộ cho công tác báo cáo, giảm quỹ thời gian của công tác thẩm định, quản lý khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin không đưa ra được các cảnh báo khi cấp tín dụng, giải ngân cho khách hàng mà chính khách hàng này có nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.

Hệ thống thông tin chưa cho phép thông tin tổng hợp về tình hình nợ quá hạn trong quá khứ của khách hàng, cán bộ tín dụng muốn biết được phải vào hệ thống và

xem thủ công từng khoản vay, vừa mất nhiều thời gian, vừa không đảm bảo tiến độ thẩm

định cấp tín dụng đối với khách hàng.

- Nguồn nhân lực của ngân hàng

Nhân lực là tài sản quý giá của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1. Độ tuổi trung bình của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 là 27 tuổi. Đây mặc dù là lợi thế cạnh tranh của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1. Tuy nhiên về kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng nắm bắt, kỹ năng nhạy bén phán đoán rủi ro của khách hàng chưa thật sự đồng đều trong tất cả các cán bộ. Việc nhân viên nắm bắt đúng, chính xác và áp dụng đúng quy chế, quy trình cấp tín dụng còn chưa chắc chắn.

BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 chưa có quy định chính thức và thống nhất các chỉ tiêu đo lường về NSLĐ của từng bộ phận trong ngân hàng phù hợp với mục tiêu quản trị điều hành ở từng bộ phận dẫn đến việc đội ngũ lao động chưa được được phân bổ một cách hợp lý, ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc của

từng bộ phận, chưa giảm thiểu được quy trình thừa, tiết kiệm thời gian nguồn lực để tập trung vào mục tiêu cốt lõi.

- Công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng chưa thực sự quyết liệt: công tác đánh giá cụ thể khả năng thu hồi nợ thực tế đối với từng khách hàng của Tổ xử lý nợ tại Chi nhánh còn chưa thực sự hiệu quả.

- Thẩm định rủi ro, kiểm soát của ngân hàng

Quy trình quản trị rủi ro còn nhiều bất cập. Việc chấm điểm khách hàng để đưa ra chính sách khách hàng còn nhiều yếu tố chưa phù hợp. Chấm điểm dựa trên cả hai yếu tố định tính và định lượng. Kết quả chấm điểm nhiều doanh nghiệp cao nhưng khả năng trả nợ của khách hàng không thể hiện đúng như kết quả chấm điểm.

Kiểm soát sau khi cho vay của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý khách hàng chưa thực sự quản lý hiệu quả. Một vấn đề thường xảy ra trong công tác kiểm tra kiểm soát đặc biệt là công tác kiểm soát sau cho vay là cán bộ tín dụng thường không trực tiếp đến doanh nghiệp, không đi kiểm tra thực tế mà chỉ thực hiện công tác kiểm soát trên giấy tờ, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Vị trí, vai trò của BIDVchi nhánh SGD: BIDV - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 được Hội sở chính BIDV giao nhiệm vụ là đơn vị chủ lực và đầu tàu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. BIDV - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, các tập đoàn, các Tổng công ty...; thực hiện phát triển các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, mức độ tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng lớn và tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 cao.

Nguyên nhân khách quan: - Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, vì vậy hệ thống pháp luật chung cho toàn bộ nền kinh tế chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu những đạo luật quan trọng. Đồng thời việc thực thi pháp luật và các chính sách trên thực tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Quản lý Nhà nước đối với DN còn nhiều lỏng lẻo. Nhiều quy định hiện nay còn rắc rối, thủ tục về đăng ký kinh doanh còn phức tạp về số lượng giấy tờ, các công đoạn kiểm duyệt, thời gian kiểm duyệt. Khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng giữa NHTM với doanh nghiệp còn bất cập đã gây bó buộc hoạt động của các DN, vừa tạo khe hở để các DN lợi dụng, đặc biệt là môi trường pháp lý về tài sản thế chấp. Đây là nguyên nhân cơ bản gây tồn tại trong quan hệ tín dụng đối với DN. Hiện nay, Việt nam chưa có bảo hiểm tín dụng nên việc thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba là những hình thức được coi là đảm bảo nhất. Tuy nhiên, về quy định phát mại tài sản thế chấp, luật dân sự và luật doanh nghiệp Nhà nước đều mới quy định chung về cơ quan có thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản mà chưa có quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp khi bên vay mất khả năng trả nợ.

- Môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổi mới đã thu được những kết quả đáng kể như kinh tế nhiều thành phần đang hình thành và ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát được đẩy lùi... Tuy nhiên những kết quả trên vẫn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH (Trang 72)