Những tồn tại trong kế toánbán hàng và xác định kếtquả kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TÔNG HỢP TRƯỜNG MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 72)

tại Công ty

2.3.2.1. về kế toán tài chính

- Thứ nhất, về hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán:

Công ty mở TK 911 để theo dõi và hạch toán kết quả kinh doanh nhung không mở chi tiết cho từng loại hoặc từng nhóm sản phẩm, hàng hóa. Việc xác định kết quả kinh doanh nhu vậy dễ làm, đơn giản nhung thông tin từ kết quả này chua phục vụ hữu ích cho các nhà quản lý và việc đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng mặt hàng không đuợc cụ thể, rõ ràng. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà quản lý chua có yêu cầu, quy định cụ thể về việc hạch toán kết quả kinh doanh chi tiết cho từng loại hoặc từng nhóm sản phẩm, hàng hóa.

- Thứ hai, về trích lập giảm giá hàng tồn kho:

Do tính chất của hàng hóa, đồng thời Công ty thuờng tiến hành nhập hàng hóa dựa trên tính toán số luợng các đơn hàng sẽ phát sinh, cũng nhu việc công ty áp dụng hình thức bán buôn vận chuyển thẳng nên trong kỳ kế toán Công ty gần nhu không có khoản giảm giá HTK. Vì vậy, hiện công ty chua thực sự quan tâm nhiều và thực hiện đúng về việc trích lập dự phòng giảm giá HTK cuối mỗi kỳ kế toán. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của công ty khi có yếu tố khách quan làm giảm giá trị hàng hóa trong khi DN không tiến hành trích lập dự phòng.

59

- Thứ ba, về trích lập dự phòng phải thu khó đòi:

Phần lớn doanh thu của công ty đến từ hoạt động bán buôn và đa phần các bạn hàng đều chua thanh toán luôn ngay khi nhận đuợc hàng. Bên cạnh đó, quy định về thời hạn thanh toán đơn đặt hàng trong các hợp đồng kinh tế đã ký kết khá lỏng lẻo: không quy định rõ thời hạn trả nợ cũng nhu điều khoản phạt chậm trả hay không có chính sách khuyến khích. Nguyên nhân là do các bạn hàng của Công ty đa phần là khách hàng thân thiết, có độ tin cậy cao và khả năng không thanh toán ít xảy ra. Do vậy, Công ty chua quan tâm đến việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi trong kỳ. Điều này vi phạm nguyên tắc thận trọng và khiến doanh nghiệp bị động trong việc quay vòng vốn kinh doanh nhất là trong thời điểm kinh tế kho khăn nhu hiện tại, các doanh nghiệp mua hàng đều có xu huớng chiếm dụng vốn kéo dài thời gian trả nợ.

- Thứ tư, về kế toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh:

Việc ghi chép trên hóa đơn, chứng từ đôi khi vẫn xảy ra hiện tuợng quên không ghi ngày tháng hoặc ký nguời mua hàng. Nguyên nhân là do bộ phận kế toán bỏ xót không kiểm tra chứng từ hợp lệ hoặc do khách hàng ở xa, không ký trực tiếp đuợc vào hóa đơn bán hàng.

Việc nhận diện, xác định nội dung, phạm vi các khoản doanh thu tại Công ty đôi khi chua đảm bảo tính hợp lý và thống nhất. Có khoản doanh thu chua đuợc xác định và phân loại đúng nội dung và phạm vi. Ví dụ nhu: khoản bán bìa caton, thùng đựng hàng đuợc ghi nhận vào TK 511 chứ không đuợc hạch toán vào TK 711. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến các thông tin về doanh thu, chi phí, KQKD không chính xác, làm ảnh huởng đến các quyết định kinh doanh của các nhà quản trị.

Công ty chua quan tâm đến các khoản chiết khấu thuơng mại và chiết khấu thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách của Công ty. Công ty áp dụng các mức giá bán vô cùng linh hoạt tùy theo từng truờng hợp. Tận dụng lợi thế về quy mô và uy tín, giá bán Doanh nghiệp đua ra thuờng ở mức hợp lý và thấp hơn so với các đơn vị khác nên Công ty hiện không áp dụng chính sách bán hàng có chiết

60

khấu thương mại và chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu nếu được áp dụng một cách hợp lý một mặt sẽ tạo đà tăng doanh thu của công ty, giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng thân thiết cũng như có thể thu hút số lượng khách hàng mới cho Công ty, mặt khác giúp Công ty sớm thu hồi được nợ, quay vòng vốn kinh doanh.

- Thứ năm, về đội ngũ kế toán của đơn vị:

Hiện tại DN đang tiến hành mở rộng quy mô hoạt động, khối lượng công việc kế toán ngày càng nhiều, phát sinh thêm nhiều nghiệp vụ kinh tế mới trong khi số lượng nhân viên, máy móc chưa được chú trọng tương xứng. Điều này dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán, một người phải phụ trách nhiều mảng kế toán đồng thời cũng có thể xảy ra rủi ro trong ghi nhận thông tin kế toán và lưu trữ chứng từ.

Công ty chưa có chính sách nhằm giúp nhân viên kế toán tại đơn vị mình nâng cao trình độ bằng cách tạo điều kiện cho các kế toán viên tham gia quá trình tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ, cập nhật chính sách kế toán mới của nhà nước.

2.3.2.2. về kế toán quản trị

- Thứ nhất, kế toán quản trị chưa được chú trọng:

Các nhà quản trị đơn vị chưa đánh giá hết tầm quan trọng của công tác KTQT. Công tác KTQT đã được triển khai tuy nhiên mới dừng lại ở bước đầu thực hiện một số nội dung dự toán sản lượng, dự toán tiêu thụ (do bộ phận kinh doanh xây dựng) và dự toán chi phí nhưng mới ở những nội dung đơn giản, nghiêng về cụ thể hóa, chi tiết hóa thông tin của kế toán tài chính.

- Thứ hai, về công tác phân loại chi phí:

Chi phí kinh doanh tại Công ty được phân loại theo một cách thông dụng nhất đó là phân loại theo chức năng hoạt động của chi phí, cụ thể bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Việc phân loại này mới chỉ đáp ứng cho công tác kế toán tài chính, chỉ phản ánh các thông tin quá khứ, công ty chưa áp dụng các cách phân loại khác phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp như phân loại chi phí theo mối

61

quan hệ với mức độ hoạt động (định phí, biến phí, chi phí hỗn hợp), phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định hoặc phân loại chi phí theo chi phí có thể kiểm soát được và không kiểm soát được... Do đó, những thông tin về chi phí không đáp ứng được yêu cầu phân tích, đánh giá hoạt động của DN, việc xử lý và phân tích thông tin chi phí trong kế toán quản trị còn nhiều hạn chế.

- Thứ ba, về hệ thống tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị:

Việc vận dụng hệ thống tài khoản, sổ sách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị. Các sổ sách đều được quy định ở kế toán tài chính, còn việc vận dụng vào kế toán quản trị cần phải thiết kế, bổ sung, xây dựng để đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin phục vụ yêu cầu quản trị ở doanh nghiệp. Thu thập chứng từ ban đầu, chi tiết tài khoản, ghi sổ sách chủ yếu nhằm mục đích thực hiện hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của kế toán tài chính, chưa thiết lập được hệ thống báo cáo quản trị nội bộ phục vụ quản trị doanh nghiệp. Các báo cáo dừng lại ở việc phản ánh thông tin quá khứ chứ chưa thể hiện sự so sánh, phân tích hay nhằm mục đích ra quyết định.

Các báo cáo KTQT tại DN được lập dựa theo các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực trong KTTC và thực chất chỉ là các báo cáo kế toán tài chính chi tiết. Do đó các báo cáo này không thực hiện được chức năng phân tích, định hướng cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay Nhà nước chưa có những quy định về các mẫu biểu kế toán quản trị, vì vậy việc thiết kế các mẫu biểu kế toán quản trị hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, khả năng nhận thức của mỗi doanh nghiệp.

- Thứ tư, về công tác lập dự toán:

+ Dự toán tiêu thụ: Hiện tại do bộ phận kinh doanh lập định kỳ hàng năm tuy nhiên chỉ là dự toán đơn giản và mang tính kế hoạch. Mặc dù được lập ở dạng kế hoạch năm nhưng dự toán này thường chỉ mang tính dự kiến sản lượng tiêu thụ, doanh thu trong tương lai và sau đó có thể dùng để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch chứ chưa được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế.

62

+ Dự toán chi phí: Do bộ phận kế toán lập hàng năm dựa trên thông tin kế toán tài chính, dự toán chi phí được xác định trên cơ sở chi phí năm hiện tại +/- với chi phí tăng/giảm do sự biến động của các yếu tố chi phí trong tương lai như tăng sản lượng tiêu thụ, tăng số lượng nhân viên. Dự toán chi phí được lập cũng chỉ là dự toán đơn giản và mang tính kế hoạch.

+ Dự toán kết quả kinh doanh: chưa được thực hiện.

- Thứ năm, về việc phân tích thông tin về doanh thu, kết quả kinh doanh:

Doanh nghiệp chưa phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để phục vụ cho việc ra quyết định. Nội dung của hệ thống kế toán chi phí hiện nay tại DN chỉ đáp ứng được yêu cầu thông tin để lập các báo cáo tài chính, mà xét trên góc độ quản trị doanh nghiệp, tác dụng lớn nhất của thông tin trên các BCTC đối với nội bộ DN là giúp các nhà quản trị đánh giá về cấu trúc tài chính và triển vọng tài chính của doanh nghiệp. Các quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hay các biện pháp kiểm soát chi phí không thể có được thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính hay phân tích cụ thể các thông tin chi phí trong hệ thống kế toán chi phí hiện tại của DN. Các loại quyết định này chỉ có thể được thông qua một hệ thống kế toán quản trị chi phí với đầy đủ các yếu tố về phân loại chi phí, lập dự toán chi phí,. Chính vì không phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí...nên doanh nghiệp hầu như chưa bao giờ tiến hành phân tích các chi phí phù hợp để ra các quyết định kinh doanh.

Doanh nghiệp cũng bỏ qua phân tích về điểm hòa vốn, mức sản lượng bán tối ưu để đưa ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh cũng như việc xem xét có nên hay không nên chấp nhận đơn hàng của người mua trong trường hợp số lượng đặt chưa đủ để bù đắp chi phí phát sinh. Một số trường hợp khi các đơn đặt hàng của khách hàng (không phải khách hàng mới, khách hàng thường xuyên) số lượng không đủ lớn, vận chuyển xa. công ty vẫn chấp nhận đơn đặt hàng đó mà không tính toán cụ thể mức chi phí bỏ ra, doanh thu có được dẫn đến kết quả kinh doanh bị lỗ. Nếu áp dụng tốt phân tích doanh thu hòa vốn công ty dễ dàng xác định

63

được điểm an toàn cho từng phương án kinh doanh, lựa ra phương án kinh doanh tối ưu nhất cho DN mình.

Công ty cũng chưa chú trọng phân tích biến động doanh thu kế hoạch so với doanh thu thực hiện trong kỳ, nên chưa kịp thời theo dõi các biến động của thị trường, làm rõ được nguyên nhân tăng, giảm để có hướng điều chỉnh thích hợp.

Nguyên nhân:

- Hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện nay vận hành theo chế độ kế toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập nhật đến nội dung KTTC. Tuy Bộ tài chính đã có thông tư hướng dẫn thực hiện KTQT trong các doanh nghiệp (Thông tư 53/2006/TT - BTC ngày 12/06/2006), nhưng đây là vấn đề mới và các doanh nghiệp thực hiện với phương châm “vừa làm, vừa sửa” trong điều kiện sự hiểu biết của ta về KTQT trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế và chưa hoàn toàn thống nhất. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới hiện trang triển khai chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán quản trị nói riêng còn nhiều hạn chế.

- Kế toán quản trị vẫn còn xa rời về mặt lí luận lẫn vận hành đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty còn lúng túng trong nhận thức và quá trình áp dụng, các văn bản của Nhà nước cũng chỉ mang tính hướng dẫn chứ không bắt buộc.

- Mức độ coi trọng, đầu tư vào việc hạch toán nội bộ của doanh nghiệp chưa cao, chưa thấy hết tầm quan trọng của các thông tin do kế toán quản trị cung cấp trong việc ra quyết định quản trị ở doanh nghiệp.

- Việc đánh giá ra quyết định quản lý còn mang nặng tính chủ quan.

- Không có bộ máy kế toán quản trị, chỉ có bộ máy kế toán tài chính.

- Đơn vị chưa có một hệ thống nghiên cứu dự báo biến động giá chi phí trên thị trường, đôi khi là dựa vào cảm tính, không nghiên cứu kĩ thị trường.

64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày tổng quan về ngành nghề knh doanh và Công ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Trường Minh. Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận được xây dựng ở chương 1 cùng với đặc điểm kinh doanh cụ thể được nghiên cứu, luận văn đi vào làm rõ thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD tại Công ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Trường Minh. Việc nghiên cứu thực trạng đã đưa ra những đánh giá chân thực và sâu sắc về thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD của Công ty trên phương diện ưu điểm, nhược điểm. Từ đó, luận văn trình bày nguyên nhân của những tồn tại đó nhằm làm cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả thông tin kế toán cũng như giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để làm được điều này, em xin trình bày chương 3 những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Trường Minh.

65

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG HỢP TRƯỜNG MINH 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Trải qua hơn 6 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Trường Minh đang dần xây dựng được uy tín vững chắc với các đối tác và khách hàng. Hiện tại, công ty vẫn không ngừng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp tục phát triển vững mạnh trong thời gian tới. Cụ thể:

Thứ nhất, ổn định và tăng trưởng doanh thu tiêu thụ. Đơn vị dự toán sản lượng tiêu thụ và doanh thu năm 2018 tăng 10% so với năm 2017. Để thực hiện mục tiêu này, công ty đã soạn thảo và chuẩn bị giới thiệu đến các khách hàng chính sách ưu đãi, mức chiết khấu thương mại hấp dẫn đối với khách hàng mua số lượng lớn. Bên cạnh đó các bạn hàng thân thiết cũng được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng, gia hạn thời gian thanh toán khi mua hàng.

Thứ hai, mở rộng thị trường tiêu thụ: công ty đang tiến hành thành lập website riêng để tham gia kinh doanh thương mại điện tử nhằm đưa hình ảnh của công ty đến gần hơn với các khách hàng, giúp khách hàng tăng thêm kênh để đặt hàng và mua hàng trực tuyến. Phía đối tác, khách hàng qua website dễ dàng tìm hiểu các thông tin chính thống về lịch sử phát triển, vị thế, hoạt động kinh doanh, hình ảnh công ty... để từ đó có quyết định lựa chọn hợp tác. Ngoài ra, Công ty cũng có kế hoạch mở rộng kho hàng tại Hà Nội nhằm chứa được nhiều hàng hóa hơn phục vụ mở rộng thị trường tiêu thụ, có sẵn hàng hóa để phục vụ khách hàng nhanh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TÔNG HỢP TRƯỜNG MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w