Các điều kiện cơ bản để thực hiện giải pháp đặt ra

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TÔNG HỢP TRƯỜNG MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 98)

3.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Mỗi DN là một phần của nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Để các DN phát triển không thể thiếu sự giúp đỡ, tạo điều

83

kiện từ phía Nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN chịu sự tác động lớn từ các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước và Công ty Trường Minh cũng không ngoại lệ. Công ty muốn hoạt động hiệu quả thì cần có sự hỗ trợ của nhà nước.

Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện, đồng bộ việc cải cách các hệ thống pháp lý có liên quan đến kế toán. Ban hành một cách đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản, chuẩn mực, chế độ và các quy định pháp lý khác chi phối đến công tác kế toán. Tạo ra khuôn khổ pháp lý để thực thi công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam, nâng cao địa vị pháp lý và luật hóa công tác kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế khi đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Các thông tư, văn bản hướng dẫn cần cụ thể, rõ ràng và tránh sự chồng chéo, không thống nhất về nội dung. Cần tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán. Khi có thông tư văn bản mới ban hành cần có sự phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực thi văn bản, thông tư mới có hiệu lực một cách đơn giản. Phát hành tài liệu, sách tham khỏa, tài liệu hướng dẫn thực hành trong từng tình huống cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với các quy định, chế độ kế toán.

Thứ ba, Nhà nước cần ban hành những quy định mang tính hướng dẫn, định hướng về tổ chức KTQT đối với các DN nói chung và các DNTM nói riêng. Nhà nước không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp. Tổ chức kế toán quản trị phải tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên xây dựng kế toán quản trị theo ngành kinh doanh. Bởi mỗi ngành có đặc thù, đặc điểm về quản lý và kinh doanh khác nhau. Nếu như Nhà nước chỉ đưa ra cách thức thực hiện kế toán quản trị một cách chung nhất, không phân biệt giữa ngành này với ngành khác, thì điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi vận dụng kế toán quản trị vào thực tiễn. Do vậy, Nhà nước cần có những quy định mang tính hướng dẫn kế toán quản trị cụ thể cho từng

84

loại hình doanh nghiệp trong mỗi ngành, trong mỗi lĩnh vực kinh doanh. Các quy định có thể là:

+ Các mô hình kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp trong các ngành như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ...

+ Các mô hình kế toán quản trị cho các loại quy mô: Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Các doanh nghiệp có quy mô vừa Các doanh nghiệp có quy mô lớn

Tuy nhiên những quy định này chỉ mang tính chất gợi ý và hướng dẫn cho các DN trong việc triển khai và thực hiện KTQT cho doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, Nhà nước cẫn hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực - nghiên cứu triển khai, phát triển kế toán quản trị. về lâu dài, Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng có tư liệu thông tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.

Thứ tư, Nhà nước cần có quy định đưa kế toán quản trị thành một trong những môn cơ bản của đào tạo kế toán bên cạnh kế toán tài chính; hơn nữa, Nhà nước cũng cần thống nhất nội dung giảng dạy kế toán quản trị tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán trên cả nước.

3.4.2. về phía doanh nghiệp

- Đối với bộ phận kế toán:

+ Bộ phận kế toán cần duy trì năng lực chuyên môn tốt, tuân thủ thực hiện các quy tắc, quy dịnh của nhà nước về công tác kế toán. Cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn cập nhật chế độ kế toán mới ban hành cũng như nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.

+ Trong thời gian tới, DN sẽ mở rộng quy mô hoạt động, tăng nhân sự phòng kế toán thì kế toán trưởng có trách nhiệm phân công công tác kế toán hợp lý để tránh tình trạng vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đảm bảo đáp ứng được khối lượng công việc tăng thêm và giám sát công việc của các kế toán viên.

85

+ Ke toán trưởng cũng cần chú trọng lập báo cáo kế toán quản trị một cách chi tiết theo yêu cầu của Ban Giám đốc nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc.

+ Đội ngũ kế toán viên phải có trình độ chuyên môn về kế toán tài chính cũng như về kế toán quản trị. Không những vậy, vì kế toán quản trị phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, do đó, kế toán viên của bộ phận kế toán quản trị cần có sự hiểu biết sâu và toàn diện về chi phí sản xuất cũng như những khoản mục chi phí khác phát sinh trong Công ty. Vì có hiểu được bản chất và nắm được đặc thù của từng loại chi phí, kế toán viên mới có thể chỉ ra vấn đề đang tồn tại trong từng hạng mục chi phí giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định quản trị kịp thời và chính xác.

+ Bộ phận kế toán khi làm việc cần có sự kết hợp với các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh, bô phận giao nhận trong công ty nhằm giúp công việc được xử lý nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn.

- Đối với ban giám đốc:

+ Cần quan tâm và tạo điều kiện cho nhân viên kế toán được tham gia đào tạo nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nhờ đó công tác kế toán của đơn vị mới có thể phản ánh chính xác, tuân thủ theo các quy định, thông tư mới ban hành của Bộ Tài chính. Đồng thời, yêu cầu phòng kế toán định kỳ cần tổ chức tự đào tạo nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các kế toán viên và trao đổi tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán cũng như phát huy ưu điểm hiện có.

+ Cần nâng cao nhận thức và trình độ của nhà quản trị DN trong lĩnh vực quản trị chi phí sản xuất để tăng cường khả năng ra quyết định chính xác và kịp thời. Nhà quản trị cần hiểu rõ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị chặt chẽ và có chất lượng. Vì chỉ khi có một hệ thống kế toán quản trị hoạt động hiệu quả, nhà quản trị mới có thể căn cứ vào những thông tin được cung cấp để ra quyết định quản trị một cách chính xác và kịp thời.

+ Hàng kỳ Ban giám đốc cần chú trọng đến công tác kế toán quản trị trong DN, đưa ra yêu cầu để bộ phận kế toán lập các báo cáo kế toán quản trị và dựa vào

86

đó làm cơ sở để xây dựng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Cần xác định mục tiêu và xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với đặc thù của DN.

+ Ban giám đốc cần kiểm tra chặt chẽ và có chính sách nhằm cắt giảm các chi phí không cần thiết hay đang vượt định mức cho phép, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

+ Tổ chức trang bị các trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp phần mềm kế toán định kỳ nhằm tập hợp và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác.

- Đối với các bộ phận khác:

+ Cần có sự phối hợp nhịp nhàng với bộ phận kế toán nhằm giúp cho các công việc được hiệu quả. Nếu phát hiện có sai sót của bộ phận kế toán trong quá trình lập hóa đơn, chứng từ... cần báo ngay với người phụ trách có liên quan.

+ Bộ phận kinh doanh cần nắm rõ quy trình trước khi mua hàng và bán hàng. Cần tiến hành xác minh tính trung thực, hiện hữu của đơn hàng trước khi yêu cầu bộ phận kế toán xuất hóa đơn GTGT. Không được phép liên hệ với bạn hàng của Công ty khi chưa có sự phê chuẩn, ủy quyền của Ban Giám đốc.

+ Thủ quỹ cuối mỗi ngày cần cùng kế toán kiểm kê, đối chiếu số tiền thực tồn trong quỹ để phát hiện được lượng tiền thiếu, thừa và kịp thời tìm ra nguyên nhân từ đó có phương án giải quyết.

87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ những tồn tại thấy được trong quá trình nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết kinh doanh tại Công ty Trường Minh, chương 3 đưa ra những giải pháp, đề xuất ý kiến với mong muốn đóng góp một phần nhằm nâng cao hiệu quả thông tin kế toán bán hàng cũng như hiệu quả kinh doanh tại Công ty. Đồng thời, trong chương 3, luận văn cũng đưa ra những điều kiện cơ bản về phía cơ quan nhà nước, bản thân doanh nghiệp để thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD tại Công ty Trường Minh.

88

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động nhu hiện nay, để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề khó khăn đối với các DN. Mục tiêu cao nhất và điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, khâu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của DN đuợc quan tâm hàng đầu. Kế toán với vai trò là công cụ quản lý hoạt động kinh doanh ở các DN cần phải có sự thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với tình hình phục vụ tốt yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý và ra chiến luợc kinh doanh. Đối với DNTM tham gia quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị truờng thì công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giữ vị trí rất quan trọng. Mọi nghiệp vụ cần đuợc phản ánh một cách chính xác, trung thực, kịp thời để phục vụ yêu cầu quản lý, có ảnh huởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DN. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để có thể đánh giá đuợc phuơng huớng và chiến luợc kinh doanh mà Công ty đang áp dụng có thật sự mang lại hiệu quả hay không.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuơng mại và Tổng hợp Truờng Minh, em đã nắm đuợc rõ hơn về kế toán bán hàng và xác định kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty nói riêng. Từ đó thấy đuợc những uu điểm cũng nhu những hạn chế còn tồn tại. Qua bài luận văn này, em hy vọng đóng góp một phần ý kiến để hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuơng mại và Tổng hợp Truờng Minh.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do nhiều điều kiện hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại nhất định. Do vậy, em rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của các thầy cô để Luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin cảm ơn chân thành đến TS Phạm Thị Minh Tuệ đã tận tình gúp đỡ tạo điều kiện để em có thể hoàn thành Luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực kế mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001

2. Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực kế mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001

3. Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực kế mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho, ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001

4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 133 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

5. Học viện Tài Chính (2012), Giáo trình Kế toán tài chính

6. PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc (2010), Kế toán quản trị DN- NXB Đại học kinh tế Quốc dân

7. Công ty TNHH Thuong mại và Tổng hợp Truờng Minh, (2015-2017), Báo cáo tài chính, chứng từ và các số liệu có liên quan các năm 2015 - 2017

8. Nguyễn Thị Việt Hà (2016), “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thịnh Vượng Chung”

9. Hoàng Thu Huong (2016), Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa, Luận văn thạc sỹ 10. Đặng Thị Huong Giang (2017), Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh

doanh tại CTCP Kinh doanh gạch ốp lát Viglacera, Luận văn thạc sỹ 11. Website: https://www. webketoan.vn/

Xuất hàng giao cho đơn vị nhận bán hàng đại lý ---► Phí hoa hồng bán hàng đại lý phải trả ---► 133 Thuế GTGT được khấu trừ ---V — ■---► Phục lục 1.1

Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

111,112,131,...

511

Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 111,112,131

Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

333

Các khoản thuế phải nộp khi

bán hàng, cung cấp dịch vụ (Truờng hợp chưa tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu)

Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

◄---

(Trường hợp tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu)

Phục lục 1.2

Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp

511 131

515

Doanh thu bán hàng

(ghi theo giá bán trả tiền ngay)

333(3331)

Thuế GTGT đầu ra ◄---

3387 Định kỳ, kết chuyển

doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp

Chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay

Tổng sồ tiền còn ---► phải thu của

khách hàng 111, 112 Số tiền đã thu ---► của khách hàng Phục lục 1.

Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng đại lý

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TÔNG HỢP TRƯỜNG MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w