Tổng công ty Phát điện 1 được thành lập theo Quyết định số 3023/QĐ-BCT ngày 01/06/2012 của Bộ Công thương, chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2013. Tổng công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
> Tên gọi tiếng Việt: Tổng công ty Phát điện 1;
> Tên giao dịch tiếng Anh: POWER GENERATION CORPORATION 1;
> Tên viết tắt bằng tiếng Anh: EVNGENCO1;
> Trụ sở chính Tổng công ty: Tháp B, Tòa nhà EVN, số 11 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội;
> Tổng công ty có 9 chi nhánh là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, với vị trí địa lý trải dọc trên địa bàn cả nước, cụ thể như sau:
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải: Ảp Mù U, Xã Dân Thành, Thị xã Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh;
Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Khu 6, Phường Quang Trung, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh;
Công ty Thuỷ điện Đại Ninh: Thôn Ninh Hòa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng;
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: Đường Lê Nin, Phường Hưng Phúc, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An;
Công ty Thuỷ điện Sông Tranh: Số 04 Quy Mỹ, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP. Đà Nằng;
Công ty Thuỷ điện Đồng Nai: Số 254 Trần Phú, Phường Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng;
Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 6: Số 16 Âu Cơ, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh;
Ban Quản lý dự án Thuỷ điện 2: Đường Lê Nin, Phường Hưng Phúc, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An;
Ban Quản lý dự án Thuỷ điện 3: Số 04 Quy Mỹ, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP. Đà Nằng.
> Điện thoại liên hệ (Văn phòng Tổng công ty): 04 669 41 324;
> Fax (Văn phòng Tổng công ty): 04 669 41 345;
> Số đăng ký kinh doanh - Mã số thuế: 5701662152;
> Là một đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với phương châm hoạt động “EVNGENCO1 nguyện cùng EVN thắp sáng niềm tin”, EVNGENCO1 có nhiệm vụ: sản xuất điện năng, phát điện an toàn, liên tục, ổn định và hiệu quả, vận hành thương mại trong thị trường phát điện cạnh tranh, đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
> Ngành nghề kinh doanh chính của EVNGENCO1 là sản xuất kinh doanh điện năng và đầu tư, quản lý vốn đầu tư các dự án nguồn điện. Tổng công ty Phát điện 1 chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và vận hành 2 nhà máy nhiệt điện, 4 nhà máy thủy điện với tổng công suất thiết kế là 3.205 MW, đồng thời điều hành 3 Ban quản lý dự án nguồn điện. Trung bình mỗi năm, Tổng công ty sản xuất và tiêu thụ trên 6 tỷ kwh điện, góp phần cung ứng cho nhu cầu sử dụng điện cả nước, đảm bảo yêu cầu của hệ thống điện quốc gia. Khác với các doanh nghiệp thông thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, đối với Tổng công ty Phát điện 1, trong một số trường hợp, mục tiêu lợi nhuận có thể được gác lại để thực hiện các yêu cầu về anh
ninh năng lượng, điều độ thủy lợi và đảm bảo dân sinh theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thống nhất với mục tiêu chung của toàn ngành điện
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Phát điện 1
Ban Lãnh đạo Tổng công ty gồm: Chủ tịch, Kiểm soát viên của EVN tại EVNGENCO1 (gồm 1 Kiểm soát viên chuyên trách và 3 Kiểm soát viên kiêm nhiệm), Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc phụ trách 4 mảng chuyên môn chính: sản xuất, đầu tư xây dựng, tài chính và kinh doanh thị trường điện.
Hệ thống phòng ban của Tổng công ty gồm 13 đầu mối: Ban Kiểm toán nội bộ và Giám sát tài chính, Ban Tổng hợp, Văn phòng, Ban Ke hoạch, Ban Tổ chức và Nhân sự, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng, Ban Quản lý đấu thầu, Ban Kỹ thuật sản xuất, Ban Kinh doanh Thị trường điện, Ban Thanh tra Bảo vệ, Ban Pháp chế và Ban An toàn.
Văn phòng và 12 Ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Tổng công ty theo Quy chế phân cấp nội bộ, tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành các chi nhánh.
Tổng công ty có 9 chi nhánh (6 Công ty phát điện và 3 Ban quản lý dự án nguồn điện). Mỗi chi nhánh cũng đều có bộ máy điều hành gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các Phòng chuyên môn: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kỹ thuật và Phòng Đầu tư xây dựng (Phòng Đầu tư xây dựng chỉ có tại 3 Ban quản lý dự án). Các chi nhánh hoạt động theo sự chỉ đạo, điều hành của Tổng công ty và thực hiện báo cáo tình hình hoạt động, các vướng mắc phát sinh... về Tổng công ty để được hướng dẫn giải quyết kịp thời.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Phát điện 1
Sơ ĐỎ TỠ CHỨC TỎNG CONG TY PHAT ĐIỆN 1 BAN KTNB & GSTC BAN TỪNG HCfP QLDA: Qu≡ Iy Dự' £ CTCP: ⅛IΞ Γ.∙ Cc p⅛
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Phát điện 1
2.1.3.1. Các nguyên tắc, chế độ kế toán sử dụng
về kỳ kế toán: Theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty lập Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính năm. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ kế toán là Đồng Việt Nam (VND), cũng là đơn vị tiền tệ được sử dụng cho mục đích lập và trình bày BCTC.
Về Chế độ kế toán: Từ khi thành lập (năm 2013) đến hết năm tài chính 2014, Tổng công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Văn bản số 3102/EVN-TCKT ngày 28/07/2010; và từ năm tài chính 2015 đến nay, Tổng công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Văn bản số 3793/EVN-TCKT ngày 15/09/2015. Các Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam đều được Bộ Tài chính chấp thuận thông qua trước khi áp dụng.
Hình thức kế toán áp dụng tại Tổng công ty là hình thức Nhật ký chung (trên máy tính). Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện tại Sơ đồ 2.2.
Về phần mềm kế toán: Từ khi thành lập (năm 2013) đến hết quý 1/2017, Tổng công ty sử dụng phần mềm kế toán FMIS (được cung cấp bởi Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVNICT); và từ quý 2/2017 đến nay, Tổng công ty chuyển sang sử dụng phần mềm kế toán ERP (được cung cấp bởi hãng Oracle, lập trình phù hợp với đặc thù ngành điện bởi Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVNICT).
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Ban Tài chính Kế toán - Tổng công ty Phát điện 1)
2.1.3.2. Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng
Sau đây là những chính sách kế toán chủ yếu được Tổng công ty áp dụng trong việc lập BCTC:
Tiền và các khoản tương đương tiền được ghi nhận theo nguyên tắc giá thực tế. Các giao dịch bằng đơn vị tiền tệ khác VND trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch.
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá mua chuyển khoản (tài sản) và bán chuyển khoản (nợ phải trả) của ngân hàng thương mại nơi Tổng công ty thường xuyên có giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
> Hàng tồn kho
HTK được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với chi phí SXKD dở dang, giá gốc bao gồm nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung được phân bổ. Giá trị thuần có thể thực hiện được được ước tính dựa vào giá bán của HTK trừ đi các khoản chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và các chi phí bán hàng.
Dự phòng giảm giá HTK được trích lập vào thời điểm cuối năm tài chính khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
> Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
TSCĐ hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản đến vị trí và trạng thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến. Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐ hữu hình đã đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu được ghi nhận vào BCKQHĐKD trong năm mà chi phí phát sinh.
TSCĐ xây dựng cơ bản hoàn thành được ghi tăng TSCĐ tại thời điểm căn cứ theo biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng. Đối với các TSCĐ được bàn giao từ đầu tư xây dựng trong năm hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán, giá trị ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ là chi phí thực hiện đầu tư tính đến
thời điểm bàn giao nếu tập hợp đủ chi phí vào giá thành công trình hoặc giá theo dự toán được duyệt. Khi giá trị công trình được duyệt, nguyên giá TSCĐ có thể được điều chỉnh theo giá trị quyết toán.
Khấu hao TSCĐ hữu hình được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ. Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
Nhà cửa: 15-28 năm;
Máy móc, thiết bị: 5-15 năm;
Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 9-15 năm; Thiết bị quản lý: 3 năm;
Các TSCĐ hữu hình khác: 5 năm.
> Tài sản cố định vô hình và khấu hao
TSCĐ vô hình của Tổng công ty bao gồm: quyền sử dụng đất và phần mềm máy vi tính.
Quyền sử dụng đất không có thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá và không tính khấu hao. Quyền sử dụng đất có thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá ban đầu của quyền sử dụng đất bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc có được quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất có thời hạn xác định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian sử dụng.
Giá mua của phần mềm máy vi tính mới mà phần mềm này không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hoá và hạch toán như TSCĐ vô hình. Phần mềm máy vi tính được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 5-10 năm.
> Doanh thu
Doanh thu bán điện được ghi nhận trong BCKQHĐKD dựa trên sản lượng điện cung cấp vào hệ thống truyền tải điện và có xác nhận của khách hàng. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong BCKQHĐKD khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá được chuyển giao cho người mua. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu hoặc liên quan tới khả năng hàng bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng được ghi nhận theo số thuần sau khi đã trừ đi số chiết khấu giảm giá ghi trên hoá đơn bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận trong BCKQHĐKD theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành của giao dịch tại ngày kết thúc niên độ. Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc được đánh giá dựa trên khảo sát các công việc đã được thực hiện. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu.
Doanh thu từ tiền lãi được ghi nhận theo tỷ lệ tương ứng với thời gian dựa trên số dư gốc và lãi suất áp dụng.
Doanh thu từ cổ tức được ghi nhận khi quyền nhận cổ tức được xác lập.
> Chiphí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí trong năm khi chi phí này phát sinh, ngoại trừ trường hợp chi phí đi vay liên quan đến các khoản vay cho mục đích hình thành tài sản đủ điều kiện vốn hoá chi phí đi vay thì khi đó chi phí đi vay sẽ được vốn hoá và được ghi vào nguyên giá các tài sản này.
2.1.3.3. Tổ chức bộ máy kế toán
Ban Tài chính Kế toán Tổng công ty có 12 người, gồm: 1 Trưởng Ban (kiêm Kế toán trưởng), 1 Phó Trưởng Ban và 10 Chuyên viên:
Trưởng Ban chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của toàn Ban, các công tác về kế hoạch, tổ chức, nhân sự của Ban và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả điều hành công tác tài chính kế toán tại Tổng công ty.
Phó trưởng Ban phụ trách chế độ, Báo cáo tài chính và công tác thanh kiểm tra về tài chính kế toán.
Còn đối với 10 Chuyên viên, Trưởng Ban căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Ban và chuyên ngành được đào tạo để phân công cho mỗi người phụ trách chuyên quản một mảng công việc, bao gồm:
Chuyên viên kế toán tổng hợp;
Chuyên viên phụ trách giá điện, kế hoạch tài chính;
Chuyên viên phụ trách thuế, doanh thu và công nợ phải thu tiền điện; Chuyên viên phụ trách chi phí SXKD điện, công nợ với EVN;
Chuyên viên theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản;
Chuyên viên theo dõi TSCĐ, sửa chữa lớn và theo dõi các Công ty cổ phần; Chuyên viên theo dõi các hợp đồng vay trong nước;
Chuyên viên theo dõi các hợp đồng vay nước ngoài;
Chuyên viên phụ trách thanh toán, ngân hàng, theo dõi công nợ;
Kế toán tiền lương, TSCĐ, công cụ dụng cụ tại Văn phòng Tổng công ty.
Lãnh đạo và chuyên viên Ban Tài chính Kế toán luôn có sự tương tác, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban: tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch, Tổng giám đốc quản lý, điều hành công tác kinh tế, tài chính, kế toán của toàn EVNGENCO1.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1
Nhằm có những đánh giá khách quan, phù hợp và sâu sát, luận văn đã thực hiện nghiên cứu thực trạng công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Phát điện 1. Với đặc thù là doanh nghiệp phát điện, các thông tin tài chính liên quan đến giá thành điện, giá bán điện là những số liệu nhạy cảm và có tính bảo mật cao nên việc tiếp cận những số liệu này cần được sự cho phép của Ban lãnh đạo Tổng công ty. Theo sự thông qua của Ban lãnh đạo, luận văn được sử dụng các số liệu trên Báo cáo tài chính từ khi Tổng công ty thành lập (năm 2013) đến hết năm 2016. Riêng đối với số liệu trên sổ sách kế toán và các tài liệu quản trị liên quan đến giá thành điện, giá bán điện, luận văn chỉ được phép tiếp cận đến năm