ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ YÊU CẦU

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (Trang 107)

ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1

3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Phát điện 1 trong thời gian tới

Việc tìm hiểu định hướng phát triển của doanh nghiệp nghiên cứu sẽ giúp những giải pháp đưa ra hữu hiệu hơn và hạn chế những giải pháp mang nặng tính lý thuyết, không khả thi.

Dự kiến trong năm 2018, quy mô hoạt động của Tổng công ty Phát điện 1 sẽ tăng lên do nhận bàn giao Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Việc tiếp quản và vận hành thêm một nhà máy điện sẽ giúp Tổng công ty nâng cao công suất và sản lượng phát điện, gia tăng thị phần trong thị trường phát điện cạnh tranh, tuy nhiên, vấn đề này cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với Ban lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản lý điều hành. Khối lượng công việc đối với Văn phòng và các Ban chức năng nói chung, Ban Tài chính Kế toán nói riêng sẽ tăng lên theo sự mở rộng quy mô hoạt động của Tổng công ty. Nhiệm vụ đặt ra cho

Ban Tài chính Ke toán rất quan trọng về việc hoàn thành Báo cáo tài chính đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định và kết quả phân tích Báo cáo tài chính đáp ứng đầy đủ, kịp thời những yêu cầu của các đối tượng quan tâm, đặt trong điều kiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính của Tổng công ty sẽ trở nên phức tạp hơn khi có thêm một đầu mối đơn vị trực thuộc.

Theo lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành điện đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ công thương phê duyệt, Tổng công ty Phát điện 1 sẽ thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp vào thời điểm Oh ngày 01/01/2018 để phục vụ công tác cổ phần hóa và dự kiến phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm 2018. Bức tranh tài chính của Tổng công ty thể hiện qua các Báo cáo tài chính sẽ thu hút thêm nhiều đối tượng quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các nhà đầu tư tiềm năng. Chính vì vậy, công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính của Tổng công ty nói chung, trong đó có Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh càng cần được chú trọng hoàn thiện.

3.1.2. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Phát điện 1

Dựa trên thực trạng và định hướng phát triển của Tổng công ty Phát điện 1 trong thời gian tới, việc hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính nói chung, trong đó có Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo nhất định từ phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ban lãnh đạo Tổng công ty. Tuy nhiên, những giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác này cũng cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

Trước hết, việc hoàn thiện không gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, không cản trở hoặc gây khó khăn tới các bộ phận khác khi phối hợp với Ban Tài chính Kế toán trong giải quyết công việc, không làm ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đồng nghiệp trong nội bộ đơn vị cũng như sự hợp tác vốn có với những đối tác kinh doanh của Tổng công ty.

Tiếp đó, nội dung hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện thực tế, giúp khắc phục được những vấn đề đang tồn tại.

Và cuối cùng, phương pháp hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, không làm gián đoạn hoạt động của bộ phận kế toán và toàn Tổng công ty.

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN

TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1

3.2.1. Bổ sung nhân sự cho Ban Tài chính Ke toán

Như đã trình bày tại mục 2.4.2, điều kiện làm việc với số lao động dưới định biên gây áp lực cho Ban Tài chính Kế toán trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Do thiếu nhân sự nên Ban luôn ưu tiên cho những nội dung, nhiệm vụ cần giải quyết gấp; từ đó làm thu hẹp thời gian dành cho công tác hoàn thiện chứng từ, rà soát, tự kiểm tra và đối chiếu nội bộ; tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác tài chính kế toán của Tổng công ty. Về vấn đề này, Ban lãnh đạo Tổng công ty cần chỉ đạo Ban Tổ chức và Nhân sự chủ trì, Ban Tài chính Kế toán phối hợp để xây dựng tiêu chí và tổ chức tuyển dụng nhân sự mới bổ sung cho Ban Tài chính Kế toán.

Theo quan sát và đánh giá của bản thân, tôi đề xuất Ban Tài chính Kế toán hiện nay cần bổ sung thêm ít nhất 3 nhân sự để đảm đương các công việc sau:

Thứ nhất là đề xuất bổ sung thêm 1 nhân sự làm công tác kế toán tổng hợp. Hiện nay, Ban Tài chính Kế toán chỉ có 1 Chuyên viên kế toán tổng hợp thực hiện tất cả các nhiệm vụ: lập và phân tích Báo cáo tài chính toàn Tổng công ty; phân tích hoạt động kinh tế và lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Tổng công ty và Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lập các báo cáo giải trình phục vụ các đoàn thanh kiểm tra về công tác tài chính kế toán; tổng hợp báo cáo vốn chủ sở hữu và báo cáo kiểm kê cuối năm; hướng dẫn đơn vị trực thuộc các vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính, xử lý hạch toán kế toán, báo cáo quản trị... Với khối lượng công việc như vậy, kế toán tổng hợp thường bị quá tải vào mỗi kỳ báo cáo, đặc biệt là kỳ báo cáo cuối năm. Nếu được bổ sung thêm 1 nhân sự, áp lực công việc sẽ giảm

xuống khi nhiệm vụ được chia sẻ cho 2 người, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và tiến độ đối với công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính nói riêng, công tác tài chính kế toán toàn Tổng công ty nói chung.

Tiếp theo là đề xuất bổ sung thêm 1 nhân sự để chia sẻ công việc hiện tại với Chuyên viên theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản. Danh mục đầu tư của Tổng công ty Phát điện 1 hiện gồm 12 dự án nhóm A với tổng mức đầu tư hơn 139.000 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là cụm dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải đang trong quá trình đầu tư xây dựng (tổng mức đầu tư trên 93.000 tỷ đồng). Các dự án còn lại đã thực hiện bàn giao phát điện thương mại và đang trong quá trình quyết toán vốn đầu tư. Ban Tài chính Kế toán hiện nay chỉ có 1 Chuyên viên theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản trong khi khối lượng của mảng công việc này rất nặng nề. Nếu được bổ sung thêm 1 nhân sự, công việc theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản có thể phân chia cho 2 người: 1 người phụ trách các dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng và 1 người phụ trách các dự án đang trong quá trình quyết toán vốn đầu tư. Từ đó, áp lực công việc đối với Chuyên viên sẽ được giảm tải và công tác giải ngân, cấp vốn cho các dự án đang trong quá trình đầu tư cũng như công tác quyết toán vốn đầu tư cho các dự án hoàn thành sẽ đảm bảo tiến độ quy định.

Cuối cùng là đề xuất bổ sung thêm 1 nhân sự để chia sẻ công việc hiện tại với Chuyên viên theo dõi TSCĐ, sửa chữa lớn và theo dõi các Công ty cổ phần. Tổng công ty Phát điện 1 là doanh nghiệp sản xuất điện năng, TSCĐ có nhiều danh mục phức tạp và khối lượng lớn. Theo đó, công tác quản lý TSCĐ, theo dõi trích khấu hao, thực hiện sửa chữa lớn, trung tu, đại tu theo chu kỳ vận hành hoặc thanh lý nhượng bán khi tài sản đã cũ hỏng, không còn nhu cầu sử dụng... phát sinh rất nhiều. Bên cạnh đó, Tổng công còn có các khoản đầu tư tài chính vào 7 Công ty cổ phần khác nhau với tổng giá trị thuần của khoản đầu tư trên 5.800 tỷ đồng. Do vậy, khối lượng công việc liên quan đến theo dõi các Công ty cổ phần và đánh giá hiệu quả đầu tư cũng nặng nề không kém. Hai mảng công việc lớn này dồn vào 1 Chuyên viên phụ trách như hiện nay đôi lúc gây quá tải cho Chuyên viên (đặc biệt là vào thời điểm nhiều Công ty cổ phần cùng tổ chức Đại hội cổ đông hoặc thời

gian các nhà máy điện thực hiện sửa chữa lớn, trung tu, đại tu theo chu kỳ vận hành). Neu được bổ sung thêm 1 nhân sự, Chuyên viên hiện tại có thể chuyển giao bớt phần công việc về theo dõi TSCĐ, sửa chữa lớn hoặc phần công việc về theo dõi các Công ty cổ phần cho nhân sự mới, từ đó giúp giảm áp lực công việc và nâng cao hiệu quả công tác.

3.2.2. Bổ sung nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Như đã trình bày tại mục 2.4.2, nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Phát điện 1 mới chỉ được thực hiện theo 2 phần chính: phân tích KQKD thực hiện so với kế hoạch và phân tích KQKD năm nay so với năm trước. Tuy nhiên, nội dung phân tích còn kém phong phú. Việc phân tích KQKD năm nay so với năm trước mới chỉ tiếp cận theo hệ thống chỉ tiêu BCTC, chưa tiếp cận theo hệ thống chỉ tiêu quản trị riêng của ngành điện nên kết quả phân tích chưa đạt được tính chuyên sâu, toàn diện. Các nội dung về phân tích xu hướng biến động KQKD qua các thời kỳ, phân tích các tỷ số tài chính và phân tích khả năng sinh lời bằng mô hinh Dupont chưa được chú trọng triển khai khiến cho kết quả phân tích có thể chưa cung cấp được những thông tin đầy đủ cho các đối tượng quan tâm. Để hoàn thiện công tác phân tích BCKQHĐKD, Tổng công ty cần bổ sung các nội dung phân tích còn thiếu, cụ thể như sau:

3.2.2.1. Bổ sung nội dung phân tích kết quả kinh doanh năm nay so với năm

trước theo hệ thống chỉ tiêu quản trị

Phương pháp phân tích được sử dụng trong nội dung này là phương pháp so sánh ngang và phương pháp thay thế liên hoàn. Cách thức thực hiện triển khai theo nội dung phân tích kết quả kinh doanh năm nay so với năm trước theo hệ thống chỉ tiêu quản trị đã trình bày tại mục 1.3.3.2 (gồm 3 phần: phân tích chung về KQKD, phân tích doanh thu bán điện và giá bán điện bình quân, phân tích chi phí SXKD điện và giá thành điện bình quân). Việc bổ sung nội dung phân tích kết quả kinh doanh năm nay so với năm trước theo hệ thống chỉ tiêu quản trị góp phần làm phong phú thêm nội dung phân tích KQKD nói chung, qua đó mang đến cho những người quan tâm cái nhìn toàn diện hơn về KQKD của Tổng công ty.

về mẫu biểu tính toán phục vụ cho việc phân tích, Tổng công ty có thể sử dụng lại các mẫu biểu hiện tại (minh họa tại các Bảng 2.1, Bảng 2.2 và Bảng 2.3), nhập liệu các số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc tương ứng để thích hợp với mục tiêu và nội dung phân tích.

3.2.2.2. Bổ sung nội dung phân tích xu hướng biến động kết quả kinh doanh

qua các thời kỳ

Phương pháp phân tích được sử dụng trong nội dung này là phương pháp biểu đồ. Chẳng hạn, Tổng công ty có thể sử dụng biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ hình đường để thể hiện sự thay đổi độ lớn của từng chỉ tiêu theo hệ thống chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) qua các năm, hoặc minh họa các chỉ tiêu quản trị (sản lượng điện, doanh thu bán điện, chi phí SXKD điện...) qua các thời kỳ, hoặc có thể sử dụng kết hợp các dạng biểu đồ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phân tích. Với ưu điểm nổi bật là tính trực quan, biểu đồ sẽ giúp nhà phân tích thấy rõ xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích qua nhiều năm mà nội dung phân tích hiện nay chưa đáp ứng được.

Ví dụ minh họa bằng biểu đồ hình cột để thể hiện sự biến động lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Phát điện 1 giai đoạn 2013-2016 tại Biểu 3.1.

Biểu 3.1: Lợi nhuận sau thuế EVNGENCO1 giai đoạn 2013-2016

Lợi nhuận sau thuê

Quan sát biểu đồ cho thấy: lợi nhuận sau thuế của EVNGENCO1 biến động gián đoạn trong giai đoạn 2013-2016, đạt mức cao nhất tại năm 2014 (370 tỷ đồng). Điều này có thể lý giải do năm 2014 là năm có tình hình thủy văn vô cùng thuận lợi, các nhà máy thủy điện có điều kiện tích nước đầy hồ chứa và đạt sản lượng phát điện rất cao. Đây được coi là năm thắng lợi của thủy điện đối với toàn thể các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tuy nhiên điều này không xảy ra thường xuyên. Lợi nhuận các năm còn lại thấp hơn hẳn nhưng tương đối ổn định, phản ánh đúng tình hình SXKD thông thường của Tổng công ty.

Việc sử dụng biểu đồ giúp nhà phân tích thấy được sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích trong thời kỳ khảo sát một cách trực quan, rõ ràng, nhưng để hiểu bản chất và xác định những nguyên nhân tác động đến sự thay đổi đó một cách chuyên sâu, toàn diện, nhà phân tích cần kết hợp cùng nhiều nội dung với các phương pháp phân tích đa dạng khác.

3.2.2.3. Bổ sung nội dung phân tích các tỷ số tài chính

Phương pháp phân tích được sử dụng trong nội dung này là phương pháp so sánh. Nhà phân tích sẽ tính toán các tỷ số tài chính thực tế của DN, nhận xét về mức độ biến động qua từng thời kỳ và so sánh với giá chuẩn mực của các tỷ số này hoặc so sánh với các DN cùng ngành, để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của DN. Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính thường được phân chia thành 4 nhóm chính theo nội dung đánh giá mà tỷ số đó hướng đến, gồm: tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số khả năng cân đối vốn, tỷ số khả năng hoạt động và tỷ số khả năng sinh lời.

Khi phân tích BCKQHĐKD, nhà phân tích đưa ra tính toán và đánh giá về nhóm tỷ số khả năng hoạt động và tỷ số khả năng sinh lời của DN.

Đối với Tổng công ty Phát điện 1, ta có thể minh họa nội dung phân tích này qua kết quả tính toán các tỷ số tài chính về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời của Tổng công ty giai đoạn 2013-2016 và so sánh tương quan với EVNGENCO2,

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 EVNGENCO2 EVNGENCO3 1... Nhóm, .tỷ. ■ số ■ .khả. ■ năng. ■ hoạt, động... 1.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho_______ Lần 4,7 3 12,7 1 10,60 12,7 3 4,13 - 5,67 8,55 - 13,41 1.2 Tỷ số vòng quay các khoản phải thu Lần 32,9

4 73,5 8 9,07 11,4 9 5,38 - 9,92 6,09 - 14,80 1.3 Tỷ số vòng quay TSCĐ____________ Lần 0,3 2 0,35 0,31 0,41 0,13 - 0,19 0,56 - 1,36 1.4. . Tỷ ■ số. . vòng, .quay. ■ tổng ■ tài ■ sản.......Lần.... ...0,15 ...0,13 ...0,09 ...0,16 ...0,07-0,12... ...0,24-0,42...

2____ Nhóm tỷ số khả năng sinh lời______

2.1 Tỷ số lợi nhuận biên (PM)__________ Lần 0,01 0

0,03

8 0,009

0,00

5 0,026 - 0,304 0,007 - 0,019 2.2... Tỷ .suất. .sinh. ■ lời ■ trên. tổng TS

. (ROA)... ...0,15%... ...0,52%... ...0,09%... ...0,09%.... ..0,19%--2,35%

0,2.4%..-....0.,.6. 3.%..

2.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH

(ROE) 0,68% 2,60%

0,54% 0,71% 0,56% - 7,01% 2,07% - 4,36%

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w