Các nguyên tắc trong thẩm định giá BĐS

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ IVC VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

1.2.2.1. Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất

- Cơ sở nguyên tắc: Con người luôn có động cơ khai thác tối đa lợi ích mà

tài sản mang lại.

- Nội dung nguyên tắc: Khả năng sử dụng tốt nhất một tài sản trong bối cảnh tự nhiên, hợp pháp và tài chính cho phép.

1.2.2.2. Nguyên tắc thay thế

- Cơ sở nguyên tắc: Những người thận trọng sẽ không trả nhiều tiền hơn để mua một tài sản nào đó, họ sẽ tốn ít tiền hơn nhưng vẫn có thể có một tài sản tương tự như vậy để thay thế.

- Nội dung nguyên tắc: Giới hạn cao nhất về giá trị của một tài sản không vượt quá chi phí để có một tài sản tươn đương.

1.2.2.3. Nguyên tắc dự kiến các khoản lợi ích tương lai

- Cơ sở nguyên tắc: Giá trị của một tài sản được quyết định bởi những lợi ích

mà nó sẽ mang lại cho người sử dụng.

- Nội dung nguyên tắc: Phải dự kiến được các khoản lợi ích trong tương lai mà tài sản có thể mang lại cho các chủ thể làm cơ sở để ước tính giá trị tài sản.

1.2.2.4. Nguyên tắc đóng góp

- Cơ sở nguyên tắc: Khi kết hợp với tài sản khác thì tổng giá trị của nó sẽ cao

hơn giá trị của các tài sản riêng lẻ.

- Nội dung nguyên tắc: Giá trị của một tài sản hay của một bộ phận cấu thành một tài sản phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó, sẽ làm cho giá trị của tài sản tăng hoặc giảm đi bao nhiêu.

1.2.2.5. Nguyên tắc cung cầu

- Cơ sở nguyên tắc: Giá cả của tài sản có xu hướng tỷ lệ thuận với yếu tố cầu

và tỷ lệ nghịch với yếu tố cung.

- Nội dung nguyên tắc: Giá cả là sự thừa nhận của thị trường về giá trị của tài sản. Do đó, giá cả có thể có khoảng cách rất xa so với giá trị. Khi so sánh tài sản với nhau cần thận trọng phân tích cung - cầu, tình trạng thị trường.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ IVC VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w