Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động thẩm định giá càng có vai trò quan trọng. Chính vì vậy, nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này. Đối với 13 tiêu chuẩn thẩm định giá, là những văn bản
cụ thể nhất hướng dẫn hoạt động thẩm định giá, ra đời từ năm 2005, tới nay đã có thời gian có hiệu lực thực tế khá dài, đã bộc lộ khá nhiều sai sót. Tuy Bộ Tài chính đã có những sửa chữa để hoàn thiện hơn nhưng vẫn còn gây khó khăn cho việc tiếp cận hoạt động thẩm định giá cho những người mới vào nghề. Vì thế, Bộ Tài chính cần tổ chức hội thảo lấy ý kiến để chỉnh sửa văn bản này ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời tổ chức lấy ý kiến của các công ty TĐG, các CVTĐG đang hành nghề về thực trạng hoạt động TĐG hiện nay, những khó khăn, vướng mắc liên quan tới các quy định pháp luật. Tạo hành lang pháp lý lành mạnh nhất cho sự phát triển hoạt động thẩm định giá.
Hiện nay, đã có rất nhiều những văn bản pháp quy: luật, nghị định, thông tư và các văn bản dưới luật quy định về giá đất nhưng vẫn còn có nhiều bất cập trong việc quy định giá đất. Hơn nữa, tại Việt Nam, cơ chế quản lý về đất đai còn kém khiến cho các văn bản pháp lý không kịp thay đổi để phù hợp với sự biến động phức tạp của thị trường BĐS. Việc điều chỉnh giá đất do nhà nước quy định được thực hiện rất chậm trong khi giá đất đai lại luôn biến động, có thể thay đổi theo từng ngày, từng tháng. Việc xây dựng khung giá đất phải căn cứ vào những yếu tố như: khả năng sinh lời, mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng... nhưng cần quy định rõ về định tính và định lượng cho từng trường hợp cụ thể, chủ yếu vẫn phải dựa trên giá đất thực tế trên thị trường so sánh với giá đất trao đổi thực tế của những nơi có vị trí tương tự, cho phép địa phương linh động, dễ dàng hơn và không bị ràng buộc một cách cứng nhắc vào quy định, phân loại của nhà nước.
Bộ Tài chính cần đưa ra quy định chi tiết hơn về đối tượng điều chỉnh áp dụng cho tất cà các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thẩm định giá mang tính chất tư vấn và sử dụng dịch vụ tư vấn thẩm định giá, đó là các doanh nghiệp định giá, thẩm định viên về giá, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá. Qui định chi tiết hơn quyền và nghĩa vụ của doanh nghiêp thẩm định giá, của thẩm định viên về giá.
Xây dựng chi tiết hơn quy định về việc xử lý tranh chấp kết quả về thẩm định giá, khen thưởng, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thẩm định giá.
Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp với nhau để đua ra những hình thức khen thuởng lẫn xử phạt kịp thời. Điều này cần sự phối hợp của vụ thi đua khen thuởng và cục quản lý giá.
Các văn bản pháp luật truớc khi ban hành cần lấy ý kiến rộng rãi của các thành phần để nó đuợc phù hợp với thực tế. Cần xem xét chuyển việc quản lý các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ, đào tạo, hợp tác quốc tế cho hội thẩm định giá Việt Nam để hội có thể phát huy vai trò liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa ngành thẩm định giá Việt Nam và thẩm định giá thế giới. Vì vậy sự phối hợp hoạt động giữa hội thẩm định giá Việt Nam với cục quản lý giá là rất cần thiết.