- Tiêu chí đánh giá sự tuân thủ pháp luật về TĐG sẽ đuợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Phải là các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề TĐG; tuân thủ pháp luật về Thẩm định giá, không bị các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hành vi vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực TĐG (đây cũng chính là thực lực của doanh nghiệp tạo ra khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp) sẽ đuợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Nguồn nhân lực cả về số luợng, chất luợng, số năm hoạt động của doanh nghiệp, tầm bao phủ của các doanh nghiệp ở các thị truờng (phạm vi hoạt động), cơ sở dữ liệu thông tin thị truờng, nguồn lực tài chính.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả cạnh tranh thực tế của doanh nghiệp sẽ đuợc đánh
giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản nhu: Giá dịch vụ, chất luợng dịch vụ và thị phần,
các biện
pháp cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật và tinh thần hợp tác tốt với các đơn vị bạn.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực quản trị doanh nghiệp, sẽ đuợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu: về bộ máy, về các quy chế quản trị nội bộ, sử dụng nguồn lực, chấp hành pháp luật trong sản xuất kinh doanh trong quản trị tài chính và sử dụng lao động, hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công tác thẩm định giá BĐS đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế. Việc đưa ra kết quả chính xác giá trị tài sản BĐS sẽ giúp cho các bên có nhu cầu làm việc thuận lợi hơn.
Công tác thẩm định giá BĐS cần phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ, đầy đủ các bước. Tùy vào mục đích thẩm định giá, khả năng thu nhập, khai thác thông tin mà Chuyên viên thẩm định có thể lựa chọn phương pháp thẩm định giá như: phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp vốn hóa, phương pháp thặng dư và phương pháp lợi nhuận sao cho phù hợp nhất.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định giá BĐS bao gồm cả các nhân tố chủ quan như mục đích định giá, quy trình và phương pháp sử dụng, trình độ của đội ngũ chuyên viên làm công tác thẩm định và các nhân tố khách quan như tính chất của BĐS, vấn đề thông tin và xử lý thông tin, hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước.
Thông qua việc tìm hiểu về các phương pháp thẩm định giá BĐS, ta có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp để áp dụng cho từng loại BĐS cụ thể. Từ đó, sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để đưa ra được mức giá hợp lý nhất.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ IVC VIỆT NAM