Dấu vết xã hội qua ngơn từ

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 2 (Trang 80 - 86)

- Để phân cách thành phần nhấn mạnh với thành phần cịn lại:

CHƯƠNG 8 TỪ VÀ NGHĨA

8.5. Dấu vết xã hội qua ngơn từ

8.5.1. Qua từ ngữ chúng ta nhận ra hiện thực xã hội.

Những bài báo được phản hồi nhiều nhất là những bài được xã hội quan tâm nhất. Trong số ‘mười bài được phản hồi nhiều nhất năm 2010’ (Tuổi Trẻ, 01.01.2011) cĩ 8 bài về xã hội xuống cấp đạo đức với những từ hành hạ (3 lần), hành xử ‘địa ngục’, đánh dã man, độc ác, đâm chết người, (bê tơng) lộ... cốt tre, 1 bài về cuộc sống đi xuống (tăng giá điện), 1 bài xã hội quan tâm tới số phận con người (trục vớt xe khách mất tích).

Những con số thống kê định lượng về từ ngữ lại cho ta một bức tranh định tính về xã hội. Người ta ‘đọc’ được báo chí nĩi chung và từng tờ báo nĩi riêng đề cập tới những điều gì. Trong những điều mà báo chí đề cập thì những điều gì được xã hội đọc nhiều nhất, quan tâm nhất (và tất nhiên, cả những điều gì nĩi ra và chẳng được mấy ai quan tâm)? Và những báo nào được xã hội đọc nhiều nhất? nĩi cách khác, dễ thấy cĩ độ vênh nhất định giữa những điều được nĩi ra và những điều được quan tâm. Thơng tin về những chủ đề, những bài báo đang ‘hút’ khách trên các báo trực tuyến một mặt phản ánh dư luận xã hội và mặt khác rất quan trọng là chúng thực sự

trở thành vũ khí hướng dẫn dư luận xã hội. Muốn định hướng dư luận xã hội, khơng thể khơng quan tâm tới hiện tượng này.

Người ta sẽ khơng dùng những từ ngữ nĩi về những gì khơng cịn tồn tại trong xã hội hoặc khơng cịn được xã hội quan tâm. Đời sống của những từ ngữ của thể chế, dấu ấn chính trị ngắn ngủi nhất. Những từ ngữ cụ Chánh, cụ Bá, xã xệ, lý toét, ơng cai, chia quả thực, anh đội, bắt rễ, xâu chuỗi, đồng chí... trên thực tế đã trở thành thứ tiếng của một thời.

Cĩ những từ ngữ lâu đời, đã một thời ít dùng, những kiểu quan hệ xã hội tưởng như đã lùi vào dĩ vãng, nay xuất hiện trở lại và bùng nổ khiến lớp từ này cĩ số lượng từ ngữ mới và số lượt từ ngữ được dùng nhiều tới mức đáng kinh ngạc.

Lấy hai từ tặc và chạy để minh họa.

Về từ tặc, trong Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản năm 1931, cho ví dụ đạo tặc, nghịch tặc với nghĩa giặc cướp, phản nghịch. Cịn đứa con bội nghịch thì gọi là tặc tử. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ, xuất bản năm 1992, cho 4 ví dụ: đạo tặc, gian tặc, nghịch tặc, phản tặc. Thời kháng chiến chống Mỹ cĩ thêm từ khơng tặc (kẻ lái máy bay Mỹ xâm phạm, bắn phá miền Bắc). Các kiểu ‘tặc’ ngày nay nhiều gấp bội: đạo tặc, hải tặc, lâm tặc, đinh tặc, cáp tặc, đất tặc, nghêu tặc, tin tặc, ‘thợ săn tin tặc ở Mỹ’ (người Lao Động, 09.06.2005), vàng tặc (những người khai thác vàng trái phép), dế tặc...

Về từ chạy, trong Việt Nam tự điển cho hai ví dụ với nghĩa ‘xoay xở để lo việc’: chạy chọt, chạy quan. Trong khi đĩ Từ điển tiếng Việt đã loại đi từ chạy quan, chỉ cịn lại chạy chọt. Riêng chạy tiền, chạy thày chạy thuốc cả hai từ điển đều hiểu theo nghĩa ‘khẩn trương lo liệu để đạt cái đang cần, đang mong muốn’. Bạn muốn biết tiếng Việt hiện nay? Chỉ riêng tít báo chúng ta đã gặp: chạy án: ‘hồn tất kết luận điều tra mảng chạy án vụ PMU 18’ (Thanh niên, 07.04.2007); chạy chức: ‘nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến’ (Tuổi Trẻ, 20.11.2007); Chạy điểm: ‘Xét xử vụ “chạy điểm” tại Bạc Liêu’ (Thanh niên, 26.11.2007); chạy hạn ngạch: ‘Con trai thứ trưởng cũng tham gia chạy hạn ngạch’ (Tuổi Trẻ, 15.03.2007); chạy quyền: ‘nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến’ (Tuổi Trẻ, 20.11.2007); chạy trường: ‘Thi đâu học đấy, khơng cịn chạy trường’ (Tuổi Trẻ, 07.04.2007). Rồi chạy dự án, chạy việc làm, chạy bằng, chạy thạc sĩ, chạy huân huy chương, chặng bằng khen, chạy quota, chạy ghế, chạy tuổi (hịng kéo dài thời gian quan chức)...

Qua từ ngữ chúng ta nhận ra hiện thực xã hội là như vậy.

8.5.2. Dấu vết văn hĩa qua ngơn từ: Luật tơn ty trong tiếng Việt16

1. Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ tư (1976) viết: ‘Xây dựng Việt Nam thành nước cơng nơng nghiệp hiện đại. Xây dựng các huyện thành những huyện nơng cơng nghiệp hiện đại.’

Phải chăng vơ tình mà câu trước, câu sau viết theo hai trật tự khác nhau: cơng nơng nghiệp... và nơng cơng nghiệp? Hẳn khơng, vì cĩ cả một đội ngũ những người soạn thảo, nhiều tháng trời săm soi từng câu chữ cho văn kiện Đại hội chỉn chu.

Lại xét trật tự từ trong lời cảm ơn. Năm 1995, sau khi đạt huy chương bạc tại SEA games 18, đội tuyển bĩng đá Việt Nam cĩ thư cảm ơn như sau: ‘Đội tuyển bĩng đá Việt Nam kính gửi lời cảm ơn trong vơ vàn xúc động đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, các Thành ủy, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân ở các địa phương; các đồng chí lãnh đạo ngành Thể dục Thể thao Việt Nam, Liên Đồn Bĩng Đá Việt Nam, các cán bộ và chiến sĩ ở biên giới và hải đảo; các huấn luyện viên đã khơng quản khĩ khăn vất vả, đào tạo những vận động viên ưu tú cung cấp cho đội tuyển quốc gia, các đơn vị, cơ quan xí nghiệp, các nhà doanh nghiệp, các cơ quan truyền thơng đại chúng, tất cả các bác, các cơ, các chú, tất cả các anh chị em và tồn thể người hâm mộ bĩng đá trong cả nước’. (Tuổi Trẻ, 26.12.1995)

Cái cơng thức ‘cảm ơn’ và ‘kính thưa’ của người Việt dài ơi là dài! Cĩ thật các cầu thủ nghĩ như vậy khơng? Hay họ chỉ nghĩ tới ơng thầy người Đức Karl Heinz Weigang, tới dịng người hâm mộ diễu hành nghẹt đường phố, cờ hoa đĩn tiếp với những nụ cười và nước mắt sung sướng? Điều này rất rõ ràng, vì khi đội tuyển thất bại những đối tượng được cảm ơn kia biến mất trong những lời trách cứ, chỉ cịn huấn luyện viên trưởng đội tuyển - Weigang, Riedl hay Calisto... chịu trận. Hiện tượng ngơn ngữ đáng quan tâm qua hai ví dụ trên là: tơn ty là một phạm trù đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt.

Giả thuyết Sapir - Whorf

Hai nhà ngơn ngữ học người Mỹ E. Sapir (1884 - 1939) và B. L. Whorf (1879 - 1941) Nêu giả thuyết nĩi rằng ngơn Ngữ là chỉ dẫn cho hiện thực xã hội, mỗi ngơn ngữ đồ họa lại thực tại thế giới một cách khác nhau. Tức

là, những đặc điểm về mơi trường sống, về thiên nhiên, về văn hĩa (phong tục, tập quán, triết lý...) của một dân tộc được phản ánh vào ngơn ngữ của mình.

2. Từ tơn ty trong tâm thức thành tơn ty trong tiếng Việt

Phạm trù tơn ty thường trực trong tâm thức người Việt. Theo giả thuyết Sapir - Whorf, điều này ảnh hưởng tới tất cả các phương diện ngữ pháp và giao tiếp tiếng Việt: trật tự từ trong câu, trong cấu tạo từ ngữ, trong xưng hơ...

Tiếng Việt cĩ những từ ghép - hai từ đơn ghép lại. Từ ghép cĩ nhiều loại. Nhà gạch, nhà hàng, nhà máy,... là những từ ghép chính phụ - tiếng đứng đầu là chính, tiếng thứ hai là phụ nhằm làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất, nhưng nghĩa cơ bản của 3 từ trên vẫn là một loại nhà. Trật tự này bất biến. Đảo lại trật tự, nghĩa của chúng thay đổi hồn tồn, khơng cịn là nhà nữa. Nhà cửa, đường sá, vợ chồng, chợ búa, ăn chơi, phải trái, trước sau, trên dưới, đi lại, thắng thua, được mất... là những từ ghép đẳng lập - hai từ cùng loại ghép với nhau để tạo ra một từ cùng loại nhưng cĩ ý nghĩa khái quát hơn. Vai trị của hai yếu tố nhà và cửa, đường và sá, vợ và chồng... Như nhau. Trật tự hai yếu tố trong những từ trên đây hầu như khơng đổi. Một số từ khơng đảo được trật tự, như đường sá, đi lại, ăn chơi,... một số từ nếu đảo lại trật tự nghĩa sẽ thay đổi đi. Nĩi ‘nhà cửa vùng này to đẹp’ nhưng mấy ai nĩi ‘Cửa nhà vùng này to đẹp’. Điều này nghĩa là trong tiềm thức, người Việt vẫn nhận ra yếu tố nào cần được đứng trước trong một từ ghép đẳng lập.

Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới tơn ty trong cấu tạo từ ghép đẳng lập.

Tâm thức người Việt về tơn ty như sau: Yếu tố trọng yếu đặt trên, yếu tố

thứ yếu đặt dưới. Điều này thành quy tắc trọng - khinh chi phối cách nĩi

năng và cấu tạo từ, trong đĩ cĩ từ ghép đẳng lập.

Trong từ ghép đẳng lập trỏ quan hệ thân tộc hay xã hội, yếu tố nào ở bậc cao hơn là quan trọng hơn nên cần đứng trước. Vì vậy nĩi ơng cháu, chồng con... cịn *cháu ơng, *con chồng... khơng thể là từ ghép đẳng lập. Nĩi các trưởng phĩ phịng mà khơng nĩi các *phĩ trưởng phịng. Dẫu bà và ơng, chị, anh và em cùng vai nhưng do trọng nam khinh nữ nên tiếng trỏ nam giới đứng trước. Nĩi ơng bà, anh chị em mà khơng nĩi *bà ơng, *chị anh em.

Vì sao nĩi bàn ghế, giường chiếu, ấm chén, nồi niêu, sách vở, trên dưới... mà khơng nĩi theo trật tự ngược lại? Bởi lẽ, nếu các yếu tố trong từ ghép

đẳng lập cĩ thể định khối khơng gian, thì yếu tố nào lớn hơn, cao hơn, rộng hơn sẽ quan trọng hơn nên được đặt trước.

Cũng bởi lẽ yếu tố thời gian xuất hiện trước thì quan trọng hơn nên chúng ta nĩi ‘Sớm muộn quan tham này cũng lộ mặt’ nhưng khơng thể nĩi ‘*Muộn sớm quan tham này cũng lộ mặt’. Nĩi sớm trưa, chiều tối, chiều hơm, tối khuya... cũng theo lý do tương tự.

Giữa hai yếu tố trái nghĩa, người Việt cảm nhận yếu tố tích cực, dương tính quan trọng hơn. Vậy là sinh ra từ ghép đẳng lập giàu nghèo, sang hèn. Ở những từ ghép đẳng lập chỉ bộ phận cơ thể con người thì sao? người Việt cũng cĩ cái lý về tầm quan trọng của tiếng đứng trước: mặt mũi (mặt là thể diện), răng lợi, tĩc tai (hàm răng, mái tĩc một gĩc con người), mắt mũi, tay chân (giàu hai con mắt, khĩ hai bàn tay)...

Lại cĩ hàng loạt từ ghép đẳng lập nhưng yếu tố đứng sau nay đã mờ nghĩa như: đường sá, chợ búa, tre pheo, làng mạc... Các nhà Việt ngữ học đã chứng minh rằng trong những từ trên đây yếu tố đứng sau là tiếng Việt cổ đồng nghĩa với yếu tố đứng trước: sá là đường, búa là chợ, pheo là tre... Cĩ thể thấy tiếng đứng sau dùng để giải thích tiếng đứng trước. Sách Tam tự kinh cũng dạy tiếng theo kiểu này: thiên là trời, địa là đất... Vậy là thiên trời, địa đất, tử mất, tồn cịn, tử con, tơn cháu, lục sáu, tam ba...

Trật tự trong những từ ghép đẳng lập suy sụp, sụp đổ, đổ vỡ, bệnh tật, cổ kính, giàu sang... lại do quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố quy định: vì suy nên sụp, do sụp mà đổ, cĩ cổ thì mới kính...

Cái lý của ngoại lệ

Trong một từ ghép đẳng lập, khi vai trị của hai yếu tố như nhau thì trật tự tùy ý: Nắng mưa/mưa nắng.

Khi gặp những từ ghép đẳng lập ngược với trật tự trên đây chúng ta cần hiểu khái niệm ‘trọng yếu’ khái quát hơn. Ví dụ:

+ Theo trật tự thời gian, nĩi ‘trước sau’. Thế nhưng trong bài Việt Bắc, Tố Hữu viết ‘Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh’. Viết vậy, nhà thơ muốn nhấn mạnh thời gian sau này khi trở về thủ đơ, tình cảm vẫn sắt son như trước kia. Vậy điều nhấn mạnh là yếu tố trọng yếu.

+ Theo quy tắc trọng nam - khinh (coi nhẹ) nữ, nĩi cha mẹ, chồng vợ. Nhưng vì sao cũng rất hay nĩi mẹ cha, vợ chồng? Cĩ 3 lý do chứng tỏ rằng cách nĩi sau vẫn nhấn mạnh vai trị quan trọng của người phụ nữ trong gia đình:

b) Ơng cha ta quan niệm ‘đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’. Phụ nữ là nội tướng trong gia đình.

c) Con cái gần mẹ hơn cha. Người Việt coi trọng phạm trù khoảng cách. Những hiện tượng chưa lý giải được

Vì sao trong những từ ghép đẳng lập một tiếng Bắc một tiếng Nam, cĩ từ tiếng Nam đặt trước, như dơ bẩn, chén bát, kêu gọi, dư thừa, kỳ cọ, đường phố, mê say, ốm đau... lại cĩ từ tiếng Bắc đặt trước, như bơi lội, hang cùng ngõ hẻm; nơng cạn, thứ hạng, tìm kiếm, đĩn rước, chửi bới, (‘Bới lắm thì càng lú lẫn đi’ phương ngữ Thanh hĩa), say mê? (So sánh: Chú ngủ say quá chừng!; Chú ngủ mê quá trời!)

Chúng ta tạm bằng lịng vì tính võ đốn (arbitrariness) của ngơn ngữ.

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 2 (Trang 80 - 86)