CHƯƠNG 9 CÚ PHÁP

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 2 (Trang 86 - 88)

- Để phân cách thành phần nhấn mạnh với thành phần cịn lại:

CHƯƠNG 9 CÚ PHÁP

9.1. Câu sai ngữ pháp

9.1.1. Câu sai ngữ pháp là câu viết khơng đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, nghĩa là viết khơng đúng cấu trúc câu tiếng Việt. Ví dụ:

- Chuyên án này được Trung tá NĐB vạch ra và thực hiện tuyệt đối bí mật, ngay cả cơng an phường sở tại và cơng an quận Tây hồ khơng được thơng báo.

Câu trên thiếu từ cũng, nên khơng tạo ra cặp hơ ứng ngay cả... cũng.

Sửa: ‘[...] ngay cả cơng an phường sở tại (...) cũng khơng được thơng báo’ 9.1.2. Chập cấu trúc: một nguyên nhân tâm lý trong những câu sai

Một nguyên nhân khá phổ biến của hiện tượng sai ngữ pháp là người viết đãng trí nên đã chuyển hướng tư duy trong khi viết. Kết quả là dẫn tới những câu sai mang tên chập cấu trúc.

Mỗi lối nĩi cĩ những kiểu cấu trúc xác định. Cĩ những lối nĩi khá gần nhau và chỉ khác nhau ở một vài từ hư. Những lúc tư tưởng tập trung, đầu ĩc tỉnh táo viết thường đúng. Cịn khi tư tưởng khơng tập trung, đầu ĩc mỏi mệt thì dễ xảy ra trường hợp chuyển từ kiểu câu này sang kiểu câu gần gũi với nĩ, tức là chuyển hướng tư duy, vi phạm luật liên tục trong mạch văn. Kết quả là đã viết ra một câu chứa hai kiểu cấu trúc khác nhau. Hiện tượng này được gọi là sai do chập cấu trúc. Ví dụ:

(1) Anh nên uống thuốc đi. (1a) Anh nên uống thuốc. (1b) Anh uống thuốc đi!

Câu 1a là lời khuyên. Câu 1b là lời đề nghị. Lúc đầu định viết lời khuyên 1a. Tới cuối, sau từ uống thuốc lại thêm từ đi theo khuơn câu đề nghị 1b, thế là thành câu 1. Người viết đã chập hành vi khuyên với hành vi đề nghị vào một câu.

Sửa những câu sai ‘chập cấu trúc’ khá đơn giản: hãy viết lại theo một trong hai cấu trúc. Vậy cĩ hai cách sửa:

Theo khuơn đề nghị viết câu 1b.

(2) Em cĩ cảm tưởng rằng các em bé dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành khơng biết đau đến thế nào.

Đầu tiên em học sinh định bày tỏ cảm tưởng về nỗi đau đớn vơ cùng khi dẫm phải mảnh thủy tinh:

(2a) Em cĩ cảm tưởng rằng các em bé dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành sẽ đau đớn vơ cùng.

Tuy nhiên, khi đãng trí bỏ quên từ sẽ, các em dễ chuyển thành một câu bày tỏ sự thơng cảm, chia sẻ ‘khơng biết đau đến thế nào’ với bạn:

(2b) Các em bé dẫm phải mảnh thuỷ tinh, mảnh sành khơng biết đau đến thế nào.

Đang viết dở câu 2a phần cuối lại chuyển sang câu 2b, thế là thành câu 2. (3) Đĩ là dịp thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Mátxcơva, bác vẫn rất quý vợ chồng Trà Giang - Bích Ngọc, đã yêu cầu Đại sứ quán ta giải quyết tiền cho Ngọc được mua một cây đàn tương đối tốt để anh sử dụng cho đến ngày anh mãi mãi phải ra đi. (b., 25.11.2001)

Trong câu 3 cĩ những động từ nào? Đĩ là: sang, quý, yêu cầu, giải quyết, mua, sử dụng, ra đi. Đọc theo trật tự rồi xét mối quan hệ cơ bản giữa chúng. ‘Sang Mátxcơva’, và ‘vẫn rất quý’ chẳng cĩ mối quan hệ lơ gích - ngữ nghĩa nào cả. Vậy hãy tạm gạt sang một bên mệnh đề chứa cụm ‘sang Mátxcơva’. Vẫn rất quý dẫn tới hành động yêu cầu giải quyết việc gì. Cái

việc gì ở đây là ‘mua đàn để sử dụng...’. Vậy là động từ ra đi khơng nằm

trong mệnh đề cĩ cấu trúc ‘[vẫn rất quý nên] yêu cầu - giải quyết - việc mua đàn để sử dụng’. Nĩ nằm trong một mệnh đề khác: ‘sử dụng cho đến ngày ra đi, tức là chết’.

Vậy câu trên đã mắc lỗi chập hai cấu trúc làm một. Phần đầu là lý do dẫn tới lời thủ tướng: ‘bác [...] đã yêu cầu Đại sứ quán ta giải quyết tiền cho Ngọc được mua một cây đàn tương đối tốt để anh sử dụng’. Phần sau là lời kể của phĩng viên: ‘anh đã sử dụng cho đến ngày anh mãi mãi phải ra đi’ Để sửa, chỉ cần tách câu 3 thành hai bộ phận: 1) Nhắc lại lời của thủ tướng; 2) Nối tiếp bằng lời kể của mình:

(3a) Đĩ là dịp thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Mátxcơva. Bác vẫn rất quý vợ chồng Trà Giang - Bích Ngọc, (nên) đã yêu cầu Đại sứ quán ta giải

quyết tiền cho ngọc được mua một cây đàn tương đối tốt để anh sử dụng.

Một ví dụ khác: Chúng ta cĩ hai cách đánh giá: ‘Anh cịn kém xa’ và ‘Anh cịn kém một bậc’. Chập hai cấu trúc này lại, sẽ dẫn tới câu sai: ‘Anh cịn kém xa một bậc’.

- Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nguy cơ suy thối kinh tế. (Ti vi, 02.06.2011)

Câu trên sai thế nào? Chúng ta đã chập hai câu ‘Đây là một dấu hiệu rõ ràng’ và ‘dấu hiệu này cho thấy nguy cơ suy thối kinh tế’ thành một. Sửa lại là:

‘Đây là một dấu hiệu rõ ràng về (/báo hiệu) Nguy cơ suy thối kinh tế.’

- Về buơn lậu thì sự việc khơng dừng lại chỉ cĩ những dấu hiệu.

Chúng ta nĩi ‘dừng lại ở đâu’, ‘khơng dừng lại ở đâu’ chứ khơng nĩi ‘khơng dừng lại cĩ’. Mặt khác cấu trúc ‘khơng chỉ cĩ’ dùng để phủ định tính duy nhất. Câu trên là kết quả của sự chuyển hướng tư duy: đang viết theo cấu trúc thứ nhất thì chuyển sang cấu trúc thứ hai. Thay ‘cĩ’ bằng ‘ở’, câu khắc đúng: ‘Về buơn lậu thì sự việc khơng dừng lại chỉ ở những dấu hiệu’.

9.1.3. Câu sai ngữ pháp do viết dài (xem §2.3.2.) 9.1.4. Câu rối do nhiều lần mở rộng thành phần câu

(4) Cịn đằng này, mấy chúa ngục khơng hiểu tiếng Việt, nào cĩ biết ất giáp gì, họ tưởng rằng ban đêm cả thảy im phăng phắc để nghe một anh nĩi chuyện lột da ếch xào măng như thế nào, hay nĩi chuyện Tơn hành giả phị Đường Tăng đi thỉnh kinh, đĩ là những buổi huấn luyện chính trị nên họ chướng mắt lắm.

Đầu tiên, ‘Cịn đằng này’ chỉ là trạng ngữ tạo sự liên kết với câu đứng trước đĩ. Bỏ qua vì khơng liên quan đến cấu trúc lõi của câu.

Câu trên cĩ những động từ nào? Đĩ là hiểu, biết, tưởng, im, nghe, nĩi (chuyện), lột, xào, phị, đi, thỉnh kinh, huấn luyện, chướng (mắt).

Cĩ những quan hệ cơ bản nào? Cĩ hai cấu trúc lơ gích nhân quả mĩc với nhau:

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 2 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)