Lơ gích của những hiện tượng ‘phi lơ gích’ 1 Ở đây bán bột trẻ em

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 2 (Trang 119 - 131)

- Để phân cách thành phần nhấn mạnh với thành phần cịn lại:

CHƯƠNG 10 LƠ GÍCH TRONG TIẾNG VIỆT

10.3. Lơ gích của những hiện tượng ‘phi lơ gích’ 1 Ở đây bán bột trẻ em

10.3.1. Ở đây bán bột trẻ em

Cĩ những biển hàng nghe mà rùng mình: Ở đây xay bột trẻ em; Ở đây bán bột trẻ em. Nghĩ cho cùng, những lối nĩi này cĩ sai khơng?

Đầu tiên chúng ta chú ý rằng trong tiếng Việt cĩ những lối nĩi ‘mâu thuẫn’ nhau: áo ấm và áo lạnh, áo rét; dưỡng thai và dưỡng bệnh; cứu đĩi và cứu hỏa; cứu quốc và cứu nguy; đánh thắng và đánh bại...

Theo cái ‘lơ gích’ hình thức của nguyên lý cấm mâu thuẫn thì giữa hai lối nĩi mâu thuẫn hẳn phải cĩ một lối nĩi sai. Ấy thế mà người Việt dùng cả hai. Điều gì cả xã hội dùng cĩ nghĩa là điều đĩ đúng và cĩ lơ gích của chúng. Vấn đề là cần chỉ ra bản chất lơ gích của mỗi lối nĩi đĩ.

Những cách nĩi mâu thuẫn này bắt nguồn từ hiện tượng rút gọn, theo nguyên lý tiết kiệm trong ngơn ngữ. Nguyên lý này cho rằng trong giao tiếp, con người dùng lượng ngơn ngữ tối thiểu để truyền đi lượng tin tối đa. Nĩi ít mà người nghe vẫn hiểu đúng thì khơng việc gì phải nĩi dài. Từ đây, những hiện tượng cĩ vẻ phi lý này lại là kết quả rút gọn của những cấu trúc ngơn ngữ khác nhau. Một điều phiền tối là quá trình rút gọn này dẫn tới những hiện tượng mơ hồ (nhập nhằng) trong ngơn ngữ. Ví dụ: hũ vàng được hiểu là kết quả rút gọn của 3 câu khác nhau: hũ đựng vàng; hũ làm bằng vàng; hũ sơn màu vàng. Và bột trẻ em cũng vậy. Nĩ được rút gọn từ bột dùng cho trẻ em.

Hiện tượng rút gọn này tuân theo quy luật người ta rút gọn đi (bỏ đi) Những yếu tố mà vắng chúng người nghe vẫn nhận ra. Nghĩa là rút gọn những yếu tố đương nhiên nhận ra được nhờ những yếu tố cịn lại.

Ví dụ 1: Quan sát 3 cụm từ đồng nghĩa áo ấm và áo lạnh, áo rét. Mỗi danh ngữ trên là kết quả rút gọn của một cấu trúc riêng:

1) áo lạnh ← áo mùa lạnh ← áo [dùng] cho mùa lạnh hãy so sánh với những cách nĩi khác cùng kiểu: sách thiếu nhi ← sách [dùng/viết] cho thiếu nhi máy lạnh ← máy làm cho lạnh sữa trẻ em ← sữa dùng cho trẻ em bột trẻ em ← bột dùng cho trẻ em

2) áo ấm ← áo mặc cho ấm truyện vui ← truyện đọc cho vui bùa mê ←

bùa làm cho mê

3) áo rét ← áo mặc (để) chống rét áo mưa ← áo mặc (để) chống mưa áo giĩ ← áo mặc (để) chống giĩ thuốc đau bụng ← thuốc uống để khỏi (/chống) đau bụng.

Ví dụ 2: ‘Cứu nước’ thì hiểu được nhưng sao lại ‘cứu hỏa’? Cịn ai mong muốn bà hỏa lan rộng mà đi cứu hỏa?

Cấu trúc nghĩa cơ bản của từ cứu là ‘cứu A thốt khỏi mối đe doạ sống cịn của B’ Theo nguyên tắc điều gì hiển nhiên rõ ràng thì cĩ thể rút gọn, chúng ta vận dụng vào một số tình huống điển hình:

1) Rút gọn B.

Khi nĩi tới cứu nước chúng ta hiểu đương nhiên là cứu nước thốt khỏi mối đe doạ mất nước trước giặc ngoại xâm, trước bọn xâm lược... Vậy thì bỏ đi cụm từ giặc ngoại xâm, bọn xâm lược. Chỉ cần nĩi cứu nước là đủ. Khi nĩi cứu người chúng ta hiểu đương nhiên là cứu người thốt khỏi mối đe dọa hiểm nguy, đặc biệt là của cái chết.

Vậy bỏ cái chết đi, chỉ cần cứu người là đủ.

Đĩ là lý do của những cách nĩi cứu quốc, cứu nước, cứu người, cứu nhân độ thế,...

2) Rút gọn A.

Khi nĩi cứu A thốt khỏi mối đe dọa của bệnh tật, đĩi kém, tai nạn, thương tích, nguy nan,... Đương nhiên A là người. Nếu A là gia súc, gia cầm... thì chúng ta nĩi rõ, như ‘cứu đàn trâu bị thốt khỏi dịch lở mồm long mĩng’. Vậy bỏ từ người đi.

Đĩ là lý do của những cách nĩi cứu bệnh, cứu đĩi, cứu khổ, cứu nạn, cứu nguy, cứu thương, cứu hỏa... Trong tiềm năng chúng ta cĩ thể gặp lối nĩi cứu lụt, cứu lũ, cứu bão, cứu động đất...

Ví dụ 3: Nĩi ‘dưỡng thai’... Nghe được nhưng sao lại ‘dưỡng bệnh’?

Tất cả đều được rút gọn từ cấu trúc ‘dưỡng A trong thời gian cĩ (/mang) B’

Trong lối nĩi ‘dưỡng A trong thời gian cĩ (/mang) B’ đương nhiên A là con người (‘dưỡng A’ cĩ tiền giả định A là người). Bỏ điều đương nhiên A đi. Cụm từ giải thích về thời gian của A ‘trong thời gian cĩ (/mang)’ khơng cịn ý nghĩa gì nữa nên cũng được bỏ đi, chỉ cịn lại dưỡng B: dưỡng bệnh, dưỡng già, dưỡng lão, dưỡng thai...

Ví dụ 4: Đánh bại kẻ địch/ đánh thắng kẻ địch

Đánh bại cĩ cơ sở lơ gích giống như đánh tan, đánh thua, đánh chìm, đánh đắm, đụng chìm... rên đường rơi, chiếc A300 đã đụng chìm một chiếc tàu bỏ neo gần bờ Rockaway...’ (Tuổi Trẻ, 13.11.2001). Nĩ là kết quả của chuỗi rút gọn sau:

‘A đánh B và B bại’ → ‘A đánh và B bại’ → ‘A đánh B bại’ → ‘A đánh bại B’

‘Đánh thắng’ là kết quả của chuỗi rút gọn sau:

‘A đánh B và A thắng B’ → A đánh và A thắng B’ → A đánh thắng B’ Ví dụ 5: Tơi đi khám bệnh. Tơi đi khám bác sĩ.

Lối nĩi ‘Tơi đi khám bệnh’ cĩ cùng cơ sở lơ gích với các lối nĩi ‘Tơi đi cắt tĩc’, ‘Tơi đi may áo’, ‘Tơi đi nhổ răng’, ‘Tơi đi sửa xe’... Chúng cùng cĩ khuơn là ‘Tơi đi [đến tiệm] để người ta cắt tĩc/may áo/nhổ răng/sửa xe cho tơi’.‘Tơi đi khám bệnh’ là ‘Tơi đi [đến bác sĩ] để bác sĩ khám bệnh cho tơi’. Cịn ‘Tơi đi khám bác sĩ’ là lối nĩi rút gọn của ‘Tơi đi khám bệnh ở bác sĩ’. Cách nĩi ‘mâu thuẫn’ do hiện tượng đồng âm.

Ví dụ: Bẩn sạch và ướt ráo. Phải chăng cũng là sai lơ gích vì ‘sạch’ trái nghĩa với ‘bẩn’ cịn ‘ráo’ trái nghĩa với ‘ướt’? Khơng phải vậy, vì hai từ này cịn cĩ nghĩa là ‘hết tất cả’.

Sạch và ráo trong cụm từ trên đây dùng theo nghĩa này. 10.3.2. Triết lý tiếng Việt: hai cực trỏ tổng thể

Trong mục này tơi cố gắng nĩi cĩ đầu cĩ đuơi để minh oan cho thành ngữ Thượng cẳng chân hạ cẳng tay22 mà khơng ít người cho đến nay vẫn tưởng là vơ lý, thiếu lơ gích.

1. Tơi thường nghe nhiều lời bình (và cả một số bài viết) về những hiện tượng ‘phi lý’, ‘thiếu lơ gích’ ở tiếng Việt. Trong số này cĩ thành ngữ Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Chân thấp tay cao, sao lại là thượng cẳng chân? Cĩ giáo sư giải thích rằng chân đá hất lên cao, tay đập xuống nên mới nĩi vậy. Và cũng cĩ bài viết theo như thế. Bạn cĩ thể hỏi cắc cớ thế chân đạp, tay thụi cĩ phải là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay khơng? Cái ‘phi lý’ của thành ngữ này mạnh đến nỗi hai nhà nghiên cứu văn học dân gian nL và LVĐ trong quyển từ điển Thành ngữ tiếng Việt (1978, nxb Khoa học Xã hội) được đánh giá cao, khi trích dẫn thành ngữ này cũng đã sửa lại cho nĩ ‘lơ gích’ hơn (?): ‘Bà cai hách khơng dám hé răng nửa lời, vì cai hách là kẻ phàm phu, chỉ

biết cĩ thượng cẳng tay, hạ cẳng chân?’ (Vũ Trọng Phụng, Giơng Tố).

Quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993, nxb Văn học) của một nhĩm tác giả thuộc Viện ngơn ngữ học cũng dùng lại lời trích dẫn đã bị sửa lại này (hay những tư tưởng sai thì gặp nhau?). Thật ra nhà văn

họ Vũ viết ‘thượng cẳng chân, hạ cẳng tay’ (Giơng Tố, chương 27).

Tơi tâm đắc câu cái gì hợp lý thì tồn tại của triết gia g.W.F. Hegel và đi tìm cái lý cho những cách nĩi cĩ vẻ ‘phi lý’ nhưng vẫn được dùng rất bình thường này.

2. Trước hết, mời các bạn quan sát và trả lời những câu hỏi sau:

Trong vở Thị Màu lên chùa, người mõ ‘chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ, Tây Đơng, con gái phú ơng là Thị Màu khơng chồng mà chửa...’ Vì sao lời trình thượng hạ, Tây Đơng là lời trình tới cả làng?

Tơ Hồi viết ‘họ buơn ghê lắm, thượng vàng hạ cám. Từ cái bát ăn đến sợi tơ bĩng, tơ mờ của Nhật nhà cậu vẫn làm đấy...’ (Mười năm) Vì sao buơn thượng vàng hạ cám được hiểu là buơn đủ mọi thứ?

Nghĩa của câu ‘Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống Đơng, Đơng tĩnh, lên Đồi, Đồi yên’ được hiểu là ‘tài trai là đi tới nơi nào liền đưa lại yên bình cho nơi đĩ’. Vì sao xuống Đơng lên Đồi được hiểu là đi khắp nơi?

Vì sao ‘đầu đuơi câu chuyện’ được hiểu là ‘tồn bộ câu chuyện’? Và một bài thơ tứ tuyệt châm biếm:

‘Khen ai khéo khéo tạc con voi Cĩ đủ cả đầu đủ cả đuơi Chỉ cĩ cái kia là chẳng thấy hay là thầy Lý bớt đi rồi?’

Vì sao chỉ cần ‘cĩ đủ cả đầu đủ cả đuơi’ là thành con voi? Thiếu những bộ phận khác chỉ là chuyện vặt, khơng ăn nhằm gì. Người ta nhắc tới ‘cái kia’ cốt châm biếm thầy Lý hay bớt xén, ăn bẩn của dân. Vậy thơi.

Tục ngữ ‘Con vua vua dấu, con châu chấu châu chấu yêu’ cĩ nghĩa ‘Mọi sinh vật đều yêu con cái mình.’ Vì sao cặp từ vua-châu chấu được hiểu là mọi sinh vật?

Cịn ‘Chuyện bậy bạ của quan chức X chỉ một hơm trong Nam ngồi Bắc đều biết’ cĩ nghĩa là ‘... chỉ một hơm cả nước đều biết.’ Vì sao cặp từ Nam-Bắc lại là cả nước?

3. Chúng ta quy nạp: các cặp từ thượng - hạ, đầu - đuơi, Đơng - Đồi, Nam - Bắc, vua - châu chấu,... giống nhau ở chỗ đều trỏ hai cực của một chỉnh thể và chung nghĩa ‘tất cả’. Vậy đã rõ: Người Việt cĩ triết lý lấy hai cực để biểu trưng tổng thể và tạo ra nghĩa tất cả. Chúng ta nêu vài ví dụ khác: Đất nước hình chữ S cĩ hai cực Bắc - Nam, nên câu ‘Từ Bắc chí Nam người ta đều làm thế’ cĩ nghĩa ‘Cả nước đều làm thế’.

Theo chiều thẳng đứng cĩ hai cực trên - dưới, nên câu ‘Trên dưới một lịng’ được hiểu là ‘Mọi người đều một lịng’.

Theo phương mặt trời mọc lặn cĩ hai cực Đơng - Tây (Đồi là phương Tây), nên ‘chuyện Đơng, chuyện Tây’ là chuyện đủ mọi nơi trong thiên hạ. Cịn ‘xuống Đơng, Đơng tĩnh, lên Đồi, Đồi yên’ cĩ nghĩa là ‘đi đến nơi nào là dẹp yên loạn lạc nơi đĩ’.

Theo trục thời gian cĩ hai cực xưa - nay, trước - sau nên ‘Lệ làng này xưa nay là vậy’ cĩ nghĩa là ‘Mọi thời, lệ làng này là vậy’. Cịn ‘Trước sau vẫn vậy’ nghĩa là ‘luơn luơn vậy’.

Theo phương nhìn thẳng cĩ hai cực trước - sau nên ‘Trước sau nào thấy bĩng người’ nghĩa là ‘khơng thấy một ai quanh ta’. Cịn ‘Mắt trước mắt sau’ là ‘để ý tới mọi phương’ (và chuẩn bị chuồn).

4. Nghĩa của ‘thượng cẳng chân hạ cẳng tay’ được hình thành thế nào? Thành ngữ này cĩ hai cặp từ (thượng, hạ) và (cẳng chân, cẳng tay). Cặp (thượng, hạ) trỏ tổng thể. Cịn cẳng chân, cẳng tay là những bộ phận cơ bắp nên trỏ hành động đánh đập (giới ngơn ngữ học gọi là biểu trưng hành động

đánh đập). Trong truyện ngắn Một bữa no địn, Nguyễn Cơng Hoan đã viết

‘Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.’ ghép hai phần nghĩa này lại, sẽ được nghĩa của thành ngữ trên: Về tổng thể là những hành động đánh đập vũ phu. Khi định nghĩa thành ngữ này nhiều người chua thêm đĩ thường là hành động của đàn ơng đối với vợ con. Đáng buồn là

tơi phải bỏ chi tiết này cho ‘phù hợp’ với nạn bạo lực học đường, nhất là kiểu đánh hội đồng cĩ nhiều nữ sinh cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay như ai, ngày càng phát triển ở ta hiện nay.

Nhiều thành ngữ cĩ nghĩa được hình thành từ những cặp từ biểu trưng và chúng ta dễ dàng giải thích nghĩa của chúng. Ví dụ:

- (những mảnh ruộng, mảnh vải...) đầu thừa đuơi thẹo

Thành ngữ này cĩ hai cặp (đầu, đuơi) và (thừa, thẹo). Đầu đuơi trỏ tổng thể, cịn (thừa, thẹo) trỏ những thứ khơng ra gì. Vậy đĩ là ‘những mảnh ruộng, mảnh vải... Nhìn chung (/về tổng thể) khơng ra gì’.

- (Bọn) đầu trộm đuơi cướp.

Thành ngữ này cĩ hai cặp (đầu, đuơi) và (trộm, cướp). Cặp (trộm, cướp) trỏ hạng lưu manh. Vậy ‘nhìn chung, đĩ là bọn lưu manh.’

(họ buơn ghê lắm,) thượng vàng hạ cám. Thành ngữ này cĩ hai cặp đều trỏ hai cực: (thượng, hạ) và (vàng, cám). Trong các thứ đồ vật, của cải, vàng là thứ quý nhất xếp ở cực cao nhất, cịn cám là thứ khơng ra gì (cĩ câu ‘cĩ mà ăn cám!’) Nên xếp ở cực cuối. Do vậy (vàng, cám) trỏ tổng thể các thứ đồ vật, của cải. Vậy là họ buơn đủ mọi thứ.

5. Trong nhiều ngơn ngữ khác, rất ít cách nĩi lấy hai cực trỏ tổng thể.

Cách nĩi từ đầu đến cuối cũng gặp trong tiếng Nga (s nachala do kontsa), tiếng Pháp (depuis le premier jusqu’au dernier) và phổ biến nhất là thành ngữ lấy chữ đầu và chữ cuối của bộ chữ cái La tinh hoặc hy Lạp. (A): from A to Z; (P): depuis A jusqu’à Z; (n): ot al’fy do omeghi. Người Việt dễ dàng tiếp nhận thành ngữ ‘Từ A đến Z’ để làm mới lạ thêm cách diễn đạt từ đầu đến cuối của mình.

Ki-tơ giáo lấy chữ đầu (A) và cuối (V) trong bộ chữ cái hy Lạp và vẽ hai chữ này lồng lên nhau để tạo ra biểu trưng ‘tổng thể’ về thế giới, về nhận thức, về thời gian, về khơng gian. Ta là Alpha và Oméga - đĩ là Chúa Ki Tơ.

Những thành ngữ khác cĩ hai cực biểu trưng tổng thể

Làng trên xĩm dưới; đầu mày cuối mắt; sớm muộn thể nào cũng lộ; lấm từ đầu đến chân...

Trong ‘đầu chày đít thớt’ (đầu, đít), biểu trưng tổng thể; cịn (chày, thớt) biểu trưng bị đánh đập, hành hạ, sai bảo. Vậy thì, đầu chày đít thớt trỏ loại người về tổng thể là hạng để bị sai bảo, hành hạ.

Như cao chạy xa bay; mẹ trịn con vuơng; nhường cơm sẻ áo; mình đồng da sắt; con ơng cháu cha; ăn giĩ nằm sương; hương lạnh khĩi tàn (←hương tàn khĩi lạnh); Im hơi lặng tiếng (← im tiếng lặng hơi); nhường cơm sẻ áo (← nhường áo sẻ cơm); ruộng cả ao liền [← ruộng liền (bờ) ao cả (/ sâu)]; đường kim mũi chỉ (← đường chỉ mũi kim)... lại hồn tồn cĩ lý nếu nhìn nhận nghĩa của chúng theo các cặp biểu trưng.

Thành ngữ cao chạy xa bay cĩ hai cặp (chạy, bay) và (cao, xa). Cặp (chạy, bay) biểu trưng cho trốn đi. Cái gì càng cao, càng xa thì càng khĩ thấy. Tới một lúc sẽ khơng thấy đâu nữa. Vậy cặp (cao, xa) biểu trưng cho biệt tăm. Cộng hai nghĩa này lại, chúng ta được: cao chạy xa bay = (chạy, bay) + (cao, xa) = trốn đi biệt tăm.

Xin các bạn lưu ý:

a) Theo cách tiếp cận biểu trưng chúng ta dễ dàng giải thích được vì sao cĩ thể hốn vị các yếu tố trong những thành ngữ này.

b) Khơng chỉ trốn đi theo cách chạy, bay. Trốn chạy bằng taxi hay bằng Honda ơm thì vẫn là cao chạy xa bay, là xa chạy cao bay, là cao bay xa chạy.

Thành ngữ mẹ trịn con vuơng cũng cĩ hai cặp: (mẹ, con) và (trịn, vuơng). Cặp (mẹ, con) biểu trưng cho việc sinh nở. Hình vuơng, hình trịn là hai hình hồn hảo. Người Việt làm bánh chưng bánh giầy theo hai hình này. Vậy cặp (trịn, vuơng) biểu trưng cho sự hồn hảo. Cộng hai nghĩa này lại, chúng ta được: mẹ trịn con vuơng = (mẹ, con) + (trịn, vuơng) = việc sinh nở thuận lợi (hồn hảo).

Cứ vậy, các bạn dễ dàng giải thích được những thành ngữ ‘nghịch nhĩ’ hoặc khơng nghịch nhĩ khác.

Sáng tạo biến thể của những thành ngữ loại này thế nào?

Trong bài thơ hoan hơ chiến sĩ Điện Biên (1954) của Tố Hữu cĩ câu ‘những chiến sĩ chân đồng vai sắt’. Sau này, một bài hát về pháo binh cũng cĩ câu ‘Pháo binh ta chân đồng vai sắt’ (/ Chiến sĩ ta bắn giỏi đánh hay/ Từ mùa khơ cho đến mùa mưa/ Vào trận ta đã đánh là thắng)’ Vì sao từ thành ngữ ‘mình đồng da sắt’ trỏ một siêu nhân dễ dàng vượt qua được mũi tên hịn đạn lại cĩ thể chuyển thành ‘chân đồng vai sắt’?

Câu trả lời là thành ngữ trên gồm hai cặp từ biểu trưng (mình, da) và (đồng, sắt). Cặp thứ nhất là phần bề ngồi con người, biểu trưng cho hình thể. Cặp thứ hai (đồng, sắt) gồm hai loại kim loại được coi là rất cứng biểu trưng cho sức mạnh vơ song. Kết hợp hai cặp biểu trưng này lại sẽ tạo ra

hình tượng một siêu nhân cĩ thể trạng siêu phàm. Chiến sĩ Điện Biên vai kéo pháo, đơi chân đi bộ hàng ngàn dặm từ hậu phương lên chiến trường. Đĩ là những người ví như siêu nhân. Cặp (chân, vai) cũng là phần bề ngồi con người nên cĩ thể thay thế cho (mình, da) biểu trưng cho hình thể. Và

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 2 (Trang 119 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)