Cách nói dân gian và những lời quen thuộc

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 93 - 101)

CHƯƠNG 5 CÂU HAY

5.5. Cách nói dân gian và những lời quen thuộc

Những lời quen thuộc

Dù ở thời nào và với dân tộc nào thì tận dụng những lời quen thuộc cũng là một biện pháp ngôn từ tạo ra những câu nói ấn tượng.

Khi phát biểu ‘Không tồn tại những cuộc chiến tranh miễn phí’ giáo sư E. Stighlitz, giải Nobel kinh tế 2001, láy lại một câu nói thường gặp của người Mỹ ‘không tồn tại những bữa ăn miễn phí’ để tiết lộ chi phí thật của cuộc chiến tranh Iraq là 3.000 tỉ USD, chứ không phải là 50 tỉ như chính quyền Bush từng tuyên bố. (b., 08.06.2008) Người Việt ưa dùng lối nói này.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Phùng Gia Lộc có phóng sự Cái đêm hôm ấy đêm gì. Có lẽ, đây là một trong những tác phẩm gây chấn động nhất lúc đó. Tựa đề lại được trích từ một câu trong Cung oán ngâm khúc.

Báo Thanh niên giật tít cho bài phỏng vấn Nguyễn Đình Thi về Quốc hội đầu tiên của nước ta:

Cái thuở ban đầu dân quốc ấy... (Thanh niên, 06.01.1996)

Tít báo này thật ấn tượng. Chúng ta quen thuộc câu thơ nổi tiếng của Thế Lữ ‘Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ ngàn năm chưa dễ đã ai quên’. Cái hay của tít báo ở chỗ chỉ thay một từ lưu luyến bằng dân quốc, chủ đề tình yêu lứa đôi bất ngờ chuyển thật tài tình thành chủ đề tình yêu đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thời mới khai sinh với Quốc hội đầu tiên.

Trong Thanh niên Thời Đại, số 1.1995, có bài Bom Bo còn có nhịp chày khuya? Những người ở thời điểm ấy, còn ai chưa từng say sưa lắng nghe bài hát nổi tiếng một thời Tiếng chày trên sóc Bom Bo của nhạc sĩ Xuân

Hồng? Người viết đã dùng hình ảnh cốt lõi nhịp chày khuya của một bài hát quen thuộc để tạo ra một tựa đề theo hình thức chất vấn khiến người đọc cảm nhận được một điều không bình thường là cuộc sống hôm nay của người dân sóc Bom Bo còn quá cơ cực. Đồng thời, nó cũng thấp thoáng đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn về trách nhiệm xã hội với người dân sóc Bom Bo, những đồng bào dân tộc trước đây hết lòng vì nghĩa lớn, từng giã gạo chày tay nuôi bộ đội. Đó là một cách viết hay.

Có những lời quen thuộc đã thấm sâu vào lòng người. Khi bạn viết một điều gì đó, hãy tận dụng những lời quen thuộc một cách sáng tạo thích hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp nhằm tạo ra những câu hay. Có thể là trích nguyên văn (câu 1), thay đổi một vài từ ngữ (câu 2) hoặc dùng hình ảnh cốt lõi (câu 3).

Nhạc sĩ Thanh Tùng có bài hát Trái tim không ngủ yên, nên cuộc giao lưu

của nam nữ thanh niên chưa có gia đình được báo Lao Động đặt tít Cuộc giao lưu của những ‘trái tim không ngủ yên’. (Lao Động, 23.12.1998). Sài gòn thường nóng nên trong một bài hát của Phạm Tuyên có câu ‘Anh ở trong này không có mùa đông’. Cũng có những mùa đông trời Sài gòn khá

lạnh, ấy thế là Huỳnh Dũng Nhân viết bài ‘Anh ở trong này cũng có mùa đông’ (báo Lao Động) Nói lên tiếng reo vui của người Sài gòn đã lâu mới

có dịp chưng diện áo ấm đẹp và quang cảnh Sài gòn thêm đẹp.

Trong Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng cho cố hồng nói câu cửa miệng ‘Biết rồi,

khổ lắm, nói mãi!’. Câu này trở thành kinh điển để nhắc tới những chuyện nói dai mà không đi đến đâu. Và ‘Ông Cuông ơi, ông cứ hay chất vấn về nạn ‘chạy chức, chạy quyền’, liệu có giải quyết được vấn đề gì trong cuộc sống, hay chỉ là ‘biết rồi, khổ lắm, chất vấn mãi?’ (b., 28.04.2008)

Có điều, nên lưu ý tới con dao hai lưỡi khi vận dụng những lời quen thuộc.

Trên trang bìa của một tạp chí (số 167) đưa lên một bài đinh ‘Bắc thang lên trời... đào vàng’. Bài đề cập tới một chuyện nghiêm túc là đi tìm trong vũ

trụ những chất quý hiếm. Tít trên khiến người đọc khó liên hệ ngay được với chủ đề thực của nó. Hầu hết sinh viên báo chí của trường X đều liên hệ tới ‘đào vàng’ theo nghĩa đen rồi kết luận đây là chuyện hoang tưởng, một việc làm không bao giờ thực hiện được vì vàng chỉ có dưới đất mà thôi. Một số khác liên hệ tới câu ca dao ‘Bắc thang lên hỏi ông trời/ Đem tiền cho gái có đòi được không?/ Ông trời phán bảo rằng không/ Đem tiền cho gái đừng mong mà đòi’. Từ câu kết đừng mong mà đòi họ cũng rút ra kết luận đây chỉ là chuyện ảo tưởng.

Dùng thành ngữ và tục ngữ một cách hợp lý và vận dụng sáng tạo.

Tục ngữ, thành ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người lao động, những lời nói nôm na, giản dị mà giàu hình ảnh, thấm đượm tâm hồn và triết lý dân tộc. Chúng dễ hiểu với mọi người, được mọi người tiếp nhận, sử dụng và vận dụng dễ dàng. Vì vậy, sử dụng đúng, vận dụng khéo và thích hợp tục ngữ, thành ngữ sẽ làm bài viết thêm hấp dẫn.

Đáng tiếc là tục ngữ, thành ngữ hiện nay ít người dùng và cũng hay hiểu

sai, thậm chí ngay cả người soạn từ điển tục ngữ cũng hiểu sai. Trong Từ

điển thành ngữ và tục Ngữ Việt Nam (1997) tác giả giải thích ‘Thâm đông,

hồng tây, dựng may’ có ý nói ‘cuối mùa đông mà thấy phía tây hồng thì bắt đầu có gió may’ (t. 291). Thế là đã hiểu thâm đông là đi sâu vào mùa đông. Thật ra thâm đông có nghĩa là ‘ở phía đông có mây đen tối sầm’. Trong một từ điển tục ngữ khác (2010) Nêu tục ngữ: ‘Tát nước theo mưa’. Lẽ ra ‘Té nước theo mưa’ - lợi dụng cơ hội, thực hiện một hành vi xấu để kiếm lợi.

Vận dụng thành ngữ, tục ngữ thế nào?

Có những tình huống cho phép giữ nguyên một tục ngữ, thành ngữ: A: Sáng nay tớ chiêu đãi cậu.

B: Buồn ngủ gặp chiếu manh rồi.

Phổ biến nhất là biến đổi chúng cho phù hợp với hoàn cảnh. Vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ sẽ tạo ra những câu hay. Muốn vậy cần hiểu rõ nghĩa của chúng, đặc biệt là con đường hình thành nghĩa của chúng. Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ được hình thành theo phương pháp biểu trưng. Rất ít thành ngữ, tục ngữ có nghĩa đen. Thường đó chỉ là những thành ngữ, tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, dự báo thời tiết, như kinh nghiệm xem

trăng rằm ‘sáng tốt tằm, tối tăm tốt lúa’, hay xem chuồn chuồn bay ‘chuồn chuồn bay thấp thì mưa...’. Nhưng ngay cả những thành ngữ, tục ngữ loại này nhiều câu cũng mang nghĩa biểu trưng. Thế nào là nghĩa biểu trưng? Trong câu ca dao-tục ngữ ‘gió đông là chồng lúa chiêm/ heo may gió bấc là duyên lúa mùa’. Không ai hiểu từ chồng theo nghĩa đen. Chỉ có thể hiểu từ chồng biểu trưng cho quan hệ hòa hợp giữa gió đông và lúa chiêm.

Chúng ta có tục ngữ ‘Một người làm quan cả họ được nhờ’. Từ ‘làm quan’ biểu trưng cho đối tượng có quyền lực và tiền bạc, nên cấu trúc khái quát sau của nó là:

(I) Một người A, nhiều X được B; ở đó, A là đối tượng có quyền lực và tiền bạc như:

A = làm quan; làm bí thư; làm chủ tịch; làm giám đốc,...;

X = những người cùng hội cùng thuyền; con cái; họ hàng; làng xóm; phe cánh; đồng bọn;

B là hưởng lợi, như: vô biên chế; đi du học; về Hà Nội; được trúng thầu; được nhận dự án...

- Nhờ bí thư huyện mà bà con hợp tác xã Gia Đạo được xem một buổi chiếu phim lưu động, vận dụng tục ngữ trên phó chủ nhiệm hợp tác xã này nói đùa với bà bí thư huyện: ‘Một người làm quan cả làng được nhờ’. (p. BTTU)

Phó chủ nhiệm hợp tác xã đã vận dụng tục ngữ trên theo cách trực tiếp: ‘Một người làm bí thư cả làng được nhờ’. Thời bao cấp nhờ bí thư nhỏ mà bà con xã được xem một buổi chiếu phim lưu động. Với bí thư lớn thì ‘Một người làm bí thư cả họ được ra Hà Nội’, hoặc ‘Một người làm bí thư cả họ được vô biên chế.’ Chúng là những biến thể của tục ngữ đã cho.

Cao tay hơn, trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây đăng trên báo Nhật Tân từ

ngày 05.12.1934, Vũ Trọng Phụng cho bà Cai Bu Dích nói: ‘Thôi ông cứ yên tâm... Một người lấy Tây, cả họ được nhờ’. Độc giả thích thú vì nhà văn họ Vũ chỉ thay từ ‘làm quan’ bằng từ ‘lấy Tây’ là có một ‘tục ngữ’ mới thích hợp với mụ cai me Tây này.

Thành ngữ cũng vậy. Màn trời chiếu đất là một thành ngữ.

Trong chương trình thời sự của VTV1 ngày 09.01.1999, khi đề cập đến những biện pháp khắc phục hậu quả của nạn lũ lụt ở miền Trung, xướng ngôn viên đã nhắc lại lời bộ trưởng Lê huy ngọ: ‘Tập trung khắc phục tình trạng màn trời chiếu nước’. Câu trên đã vận dụng tài tình thành ngữ ‘màn trời chiếu đất’ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, còn gọi là nghĩa biểu

trưng. Nếu như ở màn trời chiếu đất nghĩa đen nói về chuyện ngủ: Ngủ ngoài trời không màn, không chiếu thì ở màn trời chiếu nước cũng là ngủ ngoài trời không màn, không chiếu. Và ngủ trên vùng đất lụt mênh mang nước. Cả hai đều có nghĩa bóng là ‘cảnh sống không nhà cửa, nhà cửa tan hoang, dầu dãi nắng mưa’.

Ví dụ: ‘Đồng tiền phải gắn liền với nỗ lực’. (b., 25.12.2009)

Câu trên là biến thể của ‘Đồng tiền gắn liền khúc ruột’. Hoàn cảnh của nó là vận động viên cầu lông Nguyễn Tiến Minh bị giảm tài trợ từ 50 triệu/tháng xuống 20 triệu/tháng, do bị văng khỏi tốp 10 thế giới. Nhà tài trợ tuyên bố, nếu Minh lại lọt vào tốp 10 thì lại được tài trợ 50 triệu/tháng như cũ. Vậy là Tiến Minh phải nỗ lực để được nhiều tiền tài trợ.

Tạp chí Tri Thức Thế giới (Trung Quốc) dự báo về thái độ khác thường

của Mỹ là giữ bình tĩnh trước lời tuyên bố có vũ khí hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và không đưa ra một lời đe doạ lại tín hiệu nghiêm trọng đó (TTCN, 29.05.2005). Đó là thái độ ‘Con chó định cắn sẽ không sủa’. Câu này là biến thể của tục ngữ Anh ‘Con chó sủa thì không cắn’.

Giữa các dân tộc, có nhiều tục ngữ, thành ngữ tương đương. Nhờ vậy có thể chuyển những câu nước ngoài thành những câu như người Việt thường nói. ‘nếu chúng ta nhìn một sợi dây, sẽ thấy ở một đầu là những bài tập gian dối nhỏ của Piper high, còn đầu kia làm những lời nói dối nghiêm trọng của các tên tuổi lớn’. (b.,16.02.2002) Có thể dùng tục ngữ ‘Vết rạn thời trẻ, miếng mẻ tuổi già’ hay ‘Bé ăn trộm gà, già ăn trộm trâu’ để diễn đạt nội dung trên.

Lấy thêm một tục ngữ nữa: Triết lý người Việt là ‘Ăn cây nào rào cây ấy.’(ăn cây A rào cây A) Nhưng những kẻ vô ơn, bội bạc thì ‘ăn cây A rào cây B’. Chọn A là cây táo, chỉ cần cho B không phải táo, chúng ta sẽ được hàng loạt câu nói về những kẻ vong ơn bội nghĩa này: ‘Ăn cây táo rào cây sung’, ‘Ăn cây táo, rào cây bồ hòn’, ‘Ăn cây táo, rào cây soan dâu’, ‘Ăn cây táo, rào cây bồ quân’... Chỉ cần hóm hỉnh một chút là bạn có thể phê phán những kẻ tôn thờ và bảo vệ cho những phong bì có ‘nhân’ bằng câu ‘ăn cây táo, rào cây... phong bì’ (nDCn, 13.01.1991)

Với những ông viện kiểm sát, những ông nhà báo hoặc tướng tá phục vụ cho Trương Văn Cam và cho những ai đó, chúng ta nói ‘Ăn cây táo, rào cây... Năm Cam’, ‘Ăn cây táo, rào cây... đô la’... Tít báo ‘Trống cha xuôi, kèn mẹ ngược’ (SGTT, 21.02.2011) cũng là cách vận dụng thành ngữ

‘Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’. Nghĩa của một tục ngữ phụ thuộc vào cách cấu tạo và tình huống của tục ngữ đó.

Nghĩa của tục ngữ ‘Cái khó bó cái khôn’ được hình thành theo lý lẽ nhân quả. Một sự kiện có thể là nguyên nhân của những sự kiện khác nhau. Ấy thế nên từ tục ngữ trên, người ta tạo ra cách nói ca ngợi những người biết khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến: ‘Cái khó ló cái khôn’. Nhưng lý lẽ của những kẻ đi hối lộ và nhận hối lộ luôn luôn sách nhiễu người khác lại là Có khó mới ló bao thơ, cái khó ló cái bao thơ... Còn cái khó ló cái ngu chỉ là cách nói vần vô nghĩa kiểu sát thủ đầu mưng mủ. Khó ai chấp nhận lý lẽ này.

Một người bị hôn mê, chết ngất một lúc không còn hay biết những việc xảy ra xung quanh nữa gọi là ‘bất tỉnh nhân sự’. Thế còn loài vật bị ‘bất tỉnh nhân sự’ thì sao? Nhà báo có thể tạo ra một ‘thành ngữ’ mới. Trong một phóng sự về bọn dùng súng xung điện bắn chó ngất đi để bắt trộm, tác giả viết: ‘Kẻ gian mở công tắc điện (dòng điện tăng lên cực mạnh qua hệ thống xuyệc điện), những chú chó xấu số bị bắn trúng lập tức bị điện giật ‘bất tỉnh cẩu sự’ ngay tại chỗ. (Tuổi Trẻ, 27.09.2002) Thế là vận dụng sáng tạo một thành ngữ thích hợp với tình huống.

Muốn vận dụng thành công một tục ngữ hay thành ngữ, nên chú ý tới vần nhịp của chúng. Khi đặt tiêu đề ‘Phép nước thua lệ trường’ (b., 12.09.2001), tác giả đã vận dụng nhưng lại phá vỡ sự hiệp vần vốn có trong tục ngữ gốc ‘Phép vua thua lệ làng’. Sao không đặt là ‘Phép vua thua lệ trường’? Trong câu này không ai hiểu từ vua theo nghĩa đen cả. Đừng sợ người ta hiểu lầm là nước ta đang có vua theo nghĩa đen.

Dân gian chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

Có câu nôm na là cha mách qué vì đôi khi tục ngữ, thành ngữ không né những từ ngữ kiêng kị. Do vậy, cần giảm bớt cách nói thô lậu khi gặp những câu như vậy. Trong lễ đón tiếp Phó thủ tướng Trung Quốc Tập Cận Bình, cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao. Lẽ ra chỉ có 5 - một lớn và 4 nhỏ biểu trưng cho những dân tộc ở 4 khu tự trị, vì vậy có người bình luận rồi văng tục trên một trang mạng (25.12.2011): ‘Cờ với chả quạt như cái con củ... cờ!

Danh ngôn là những câu nói nổi tiếng, đúc kết được những quy luật, những chân lý phổ biến. Chúng nổi tiếng vì có lối nói giàu hình ảnh trong một nội dung sâu sắc giàu chất trí tuệ. Vì vậy nhiều người hiểu, thích và cũng thường dùng danh ngôn nhằm tạo ra những câu hay.

Có điều, nhiều danh ngôn phổ biến với người Pháp, người Anh... Nhưng với người Việt thì lại không ‘dễ hiểu’ chút nào. Một danh ngôn dùng với dân tộc này thì có thể rất hay nhưng chưa chắc dân tộc khác đã dễ dàng tiếp nhận.

Năm 1980, trên tờ Le Monde (Thế giới) của Pháp có bài phóng sự về

những người Tiệp Khắc chạy sang cư trú chính trị ở Pháp. Trong đó có tiểu đề: Je ne pense pas donc je suis (Tôi không suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại). Ngay dưới tiểu đề này là câu một người Tiệp Khắc trả lời phỏng vấn: ‘Ở đất nước chúng tôi, tôi không suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại’. Một người Pháp bình thường có thể cảm nhận ngay được ý tứ của câu trên, vì đó là cách nói ngược một câu nổi tiếng của triết gia Pháp Descartes mà học sinh trung học Pháp đã được học trong giờ triết: ‘Je pense, donc je suis’ (Tôi suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại).

Để hiểu những câu nói ngược, cần hiểu từ ngữ trong đó theo nghĩa đặt trong hoàn cảnh của câu nói. Có khi nghĩa đen thành nghĩa bóng và nghĩa bóng lại thành nghĩa đen. Ý tứ câu này nảy sinh từ hoàn cảnh của một người xin cư trú chính trị và được bắt đầu bằng ‘Ở đất nước chúng tôi...’. Lúc này, người ta không hiểu ‘tôi không suy nghĩ’ (je ne pense pas) theo nghĩa đen nữa mà lại hiểu thành ‘tôi không độc lập suy nghĩ’. Và mệnh đề ‘tôi tồn tại’ chỉ là ‘tôi được sống yên ổn’, ‘tôi vẫn còn trên cõi đời này. Cả tiểu đề lẫn câu trả lời phỏng vấn dẫn tới ý ‘Ở đất nước chúng tôi, ai không có độc lập suy nghĩ thì được sống yên ổn’. Tầng sâu ý nghĩa của câu này rõ

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)