Anh ấy trên đường về chợ.

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 46 - 48)

Để mở rộng thành phần ‘anh ấy’ của câu A ta đem câu B đặt vào sau thành phần này trong câu A. Sau đó thực hiện rút gọn yếu tố lặp lại sẽ được câu: A (+B) = Anh ấy - Anh ấy trên đường về chợ - đã gặp con.→ (a) Anh ấy trên đường về chợ đã gặp con.

Để mở rộng thành phần ‘anh ấy’ của câu B ta đem câu A đặt vào sau thành phần này trong câu B. Sau đó thực hiện rút gọn yếu tố lặp lại sẽ được câu: B (+A) = Anh ấy - Anh ấy đã gặp con - trên đường về chợ.

→ (b) Anh ấy đã gặp con trên đường về chợ.

Câu b có hai cách hiểu mà cách thứ nhất chính là câu a. Xuất hiện cách hiểu thứ hai:

(c) Anh ấy đã gặp con trên đường con về chợ.

Ở câu b còn một cách hiểu nữa liên quan đến từ ‘con’: con của anh ấy. Có hàng loạt câu mơ hồ về cấu trúc liên quan đến phép chêm câu. • Sự phủ định

Những từ dùng để phủ định, như không, không phải, chưa, chẳng, hay những từ dùng để ra những mệnh lệnh không được thực hiện một hành động nào đó, như: cấm, không được, và cả những lời khuyên không nên thực hiện một hành động nào đó, như: không nên, đừng, chớ,... thường gây ra những hiện tượng mơ hồ về cấu trúc. Nguyên nhân: Người ta không rõ phạm vi tác động (scope) của những từ phủ định, cấm đoán hay khuyên bảo này tới đâu. Ví dụ:

- Quận 6, toàn bộ các tuyến đường không được kẻ vạch báo giao thông. (tít báo - chưa được kẻ vạch hay cấm kẻ vạch?)

- Cấm lái xe có mùi bia rượu. (có thể hiểu: xe có mùi bia rượu?) Kiểu mơ hồ về phạm vi tác dụng của từ ‘không’:

1) Anh Bang không phải là ba thằng Mão như cô Thìn đã nói. a) Đồng ý với lời cô Thìn ‘anh Bang không phải là ba thằng Mão’. b) Bác bỏ lời cô Thìn ‘Anh Bang là ba thằng Mão’.

Có thể viết rõ ràng theo nghĩa a): ‘Đúng như cô Thìn đã nói anh Bang không phải là ba thằng Mão’ hoặc theo nghĩa b): ‘Cô Thìn nói ‘anh Bang là ba thằng Mão’ là không đúng.’

2) Một ông vừa tục huyền nói với cô vợ mới:

- Em yêu, anh có một nhược điểm lớn là hay ghen vô cớ lắm!

- Anh yên tâm đi, em sẽ không bao giờ để anh phải ghen vô cớ đâu!

Câu trả lời tạo ra sự mơ hồ do phạm vi tác động của cụm từ không bao giờ. Có thể cô vợ muốn nói ‘em sẽ không bao giờ để anh phải ghen’ nhưng người đọc thường hiểu thành ‘em sẽ không bao giờ để anh phải ghen vô cớ’ (!)

3) Vì những bà mẹ này không may mắn gặp được nữ hộ sinh tốt bụng như tôi. (b., 26.07.2009) Những bà mẹ này không may mắn như tôi gặp được nữ hộ sinh tốt bụng hay tôi là nữ hộ sinh tốt bụng?

3.2.4.3. Lưu ý

Một câu có thể chứa nhiều kiểu mơ hồ khác nhau. Trong những trường hợp này, câu thường có nhiều hơn hai cách hiểu. Ví dụ:

(1) Mẹ con đi chợ chiều mới về. Những cách hiểu câu 1:

Con chào mẹ để đi chợ: Mẹ! Con đi chợ, chiều mới về. Con chào mẹ khi về nhà: Mẹ! Con đi chợ chiều mới về.

Con trả lời bố (hoặc người trên): Mẹ con đi chợ, chiều mới về. Con thông báo cho bố là mẹ đã đi chợ: Mẹ con đi chợ chiều mới về. Bố trả lời con: Mẹ con đi chợ, chiều mới về.

Bố báo cho con: Mẹ con đi chợ chiều mới về.

Người Hàng xóm nói với nhau: Mẹ con (nhà ấy) đi chợ chiều mới về.

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)