Diễn đạt mơ hồ trong văn học-nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 4 DIỄN ĐẠT

4.3. Diễn đạt mơ hồ trong văn học-nghệ thuật

Những hiện tượng mơ hồ ngữ dụng thường được tận dụng để gây cười. Ví dụ. Mẩu chuyện cười dưới đây dựa trên hai cách hiểu khác nhau về câu hỏi ‘có... không...?’:

Đại tá, sĩ quan tuyển quân, hỏi nguyện vọng tân binh. Đại Tá: John, anh muốn vào binh chủng nào?

John: Tôi muốn vào hải quân.

Đại Tá: Được, tôi chấp nhận. Jacques, anh có nguyện vọng gì? Jacques: Tôi muốn vào pháo binh.

Đại Tá: Được. Còn Bill, anh muốn vào binh chủng nào? Bill: Tôi muốn làm tham mưu trưởng khối NATO. Đại Tá: Bill, anh có điên không đấy?

Bill: Lại cần điều kiện ấy nữa à?

Đại tá đã hỏi một câu mơ hồ. Ông ta dùng cách hỏi ‘có... không...’ để phê phán Bill là điên khùng. Nhưng Bill láu cá lại cố tình hiểu thành câu hỏi về điều kiện, kiểu câu hay dùng để hỏi người đi xin việc: ‘Chị có bằng C tiếng Anh không?’, ‘Anh có bằng trung cấp tin học không?’, ‘Anh có bằng lái ô tô không?’...

Những cách gây cười dựa trên hiện tượng mơ hồ ngữ dụng thường có tính trí tuệ, hóm hỉnh và sâu sắc.

Giai thoại về Pushkin:

Hồi trẻ một lần dự dạ hội, anh mời một quý bà ăn mặc sang trọng khiêu vũ. - Quý bà: Tôi không thể khiêu vũ với một đứa trẻ.

- Pushkin nhanh trí: Xin lỗi, tôi không biết bà đang mang bầu!

Trong câu trên, quý bà nọ dùng từ với theo nghĩa ‘Tôi không thể khiêu vũ cùng anh - một đứa trẻ’, còn Pushkin lại hiểu theo một nghĩa khác.

Những ví dụ tương tự:

- Xuất giá xin đừng giữ chữ trinh. (Khuyên xuất giá hay khuyên giữ chữ trinh?)

- Phó hồi cải giá bất đắc phu cựu. (Cho phép hay cấm đi bước nữa?)

- Ngưu canh tác bất đắc thực nhục. (Cấm hay cho phép mổ trâu đánh chén?)

Tận dụng mơ hồ ngữ dụng để gây cười

Cán bộ thanh tra xuống một trường học và thăm lớp. Thấy trong lớp có một quả địa cầu liền hỏi học sinh: ‘Tại sao quả địa cầu lệch một góc 23,50?’ Học sinh A: Thưa thầy em không làm hỏng. Học sinh B: Thưa thầy em mới vào lớp, các bạn đều biết.

Giáo viên địa lý đứng lớp: Lớp này các em nghịch quá, tôi vừa mới quay đi mà đã như vậy.

Thầy hiệu trưởng: Báo cáo Đoàn thanh tra, kinh phí Sở rót xuống trường eo hẹp quá nên đành phải mua những thứ như vậy (!)

Vì sao gây cười? Câu ‘tại sao A?’ có hai cách hiểu: 1. Lý do (/nguyên nhân) dẫn tới điều A.

2. Chất vấn với hàm ý: ‘Để xảy ra A là một điều đáng tiếc.’

Thầy trò trường nọ, kể từ hiệu trưởng đã hiểu câu hỏi kiểm tra kiến thức địa lý thành câu chất vấn phê phán đã xảy ra một sự việc xấu: làm lệch quả cầu đi. Đây là tiếng cười về năng lực, trình độ thầy trò trường nọ.

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)