Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 3 CÂU MƠ HỒ

3.1. Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

Trong phần này chúng ta chỉ đề cập tới hiện tượng mơ hồ - một câu có ít nhất hai cách hiểu, chứ chưa bàn tới kiểu người khôn ăn nói ‘nửa chừng’, hay làm trai cứ ‘nước hai’ mà nói. Thứ tiếng nào cũng có những câu mơ hồ. Tiếng Việt không là ngoại lệ.

Đã từng có quan niệm ‘tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh - thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp - thứ tiếng của ngoại giao’. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù ‘ý tại ngôn ngoại’ của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.

Ngôn ngữ nào cũng mơ hồ

Hẳn bạn biết không ít chuyện cười do có những câu không biết hiểu thế nào cho đúng. Nghe câu ‘Ba về làng hỏi vợ’ quả là chúng ta không biết Ba về làng để cầu hôn hay xin ý kiến bà xã.

Sự kết hợp các chuỗi mơ hồ làm khả năng mơ hồ tăng lên. Năm 1969, trong một quyển sách nghiên cứu về ngữ pháp tạo sinh trong tiếng Anh, R. Jacobs và P. Rosenbaum đã chỉ ra câu tiếng Anh sau đây có 6 cách hiểu: ‘The seniors were told to stop demonstrating on campus’.

1) On campus có thể làm rõ nghĩa cho 3 hành động tell (nói); stop (dừng lại), demonstrate (biểu tình): Nói ở khu trường, dừng lại ở khu trường, biểu tình ở khu trường;

2) Kết hợp với hai cách hiểu về chủ thể của hành động biểu tình: sinh viên hay những người khác? sẽ thành 6 cách giải thích.

Iu. Aprexjan, nhà ngôn ngữ học Nga, trong quyển sách Những quan niệm và phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc hiện đại xuất bản năm 1966,

đã đưa ra một câu tiếng Nga có tới 32 cách giải thích khác nhau kia đấy. Theo phép chuyển tự chữ Nga sang chữ Latinh câu này như sau: ‘Splochenie rabochikh brigad vyzvalo osuzhdenie tovarishcha ministra’ (sự hợp nhất - của công nhân - của các đội - đã gây ra - sự phán xét - của đồng chí - của bộ trưởng).

1) Đầu tiên, splochenie rabotchikh có hai cách hiểu vì nó đồng thời là kết quả của phép danh ngữ hóa hai câu khác nhau: Nekto splachivaet rabotchikh (có ai đó hợp nhất công nhân lại) và Rabochie splachivajutsija (công nhân tự hợp nhất lại). Tương tự, splochenie brigad cũng có hai cách hiểu. Cho nên hợp hai danh ngữ này lại sẽ tạo thành danh ngữ ‘splochenie rabochikh brigad’ có tới 4 cách hiểu.

2) Lập luận hoàn toàn tương tự, danh ngữ osuzhdenie tovarishcha ministra cũng có 4 cách hiểu.

3) Bốn cách hiểu của danh ngữ thứ nhất kết hợp với 4 cách hiểu của danh ngữ thứ hai tạo ra 16 cách hiểu.

4) Cả hai danh ngữ trên đều là giống trung nên đều có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu đang xem xét. Do vậy thành 16x2 = 32 cách giải thích.

Có sự mơ hồ do những từ đồng âm. Khi ông thầy bói gieo cho bà lão móm tính chuyện đi bước nữa một quẻ ‘Lợi thì có lợi (nhưng răng không còn)’ ấy là ông đã chơi chữ trên hai từ lợi đồng âm. Số lượng từ đồng âm trong nhiều ngôn ngữ lớn gấp nhiều lần so với tiếng Việt. Tiếng Hàn chẳng hạn. Trong tiếng Hàn có rất nhiều từ gốc hán. Tiếng Hán có 4 thanh, còn tiếng àn thì không. Mà chữ àn là thứ chữ ghi âm. Thế là rất nhiều từ án cùng vần khác thanh khi vào tiếng àn liền trở thành những từ đồng âm. Người Hàn đọc chữ Hàn nhiều khi cũng chẳng hiểu đích thực nghĩa. Ví dụ: có nhiều tiếng Hàn phát âm là sung nên khi viết từ Samsung công ty này đã phải

chua chữ Hán tinh vào sau chữ sung để người đọc hiểu rằng Samsung là

tam tinh. Logo trước đây của Samsung là ba ngôi sao.

Giữa các ngôn ngữ tự nhiên có những kiểu mơ hồ giống hệt nhau.

Mơ hồ ở cấp độ cụm từ. Một cụm từ có thể dùng thể hiện nhiều kiểu quan hệ ngữ pháp khác nhau. Đây là hiện tượng mơ hồ ngữ pháp.

Khi viết ‘Sự phê bình truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan’ chúng ta đã tạo ra một cụm từ mơ hồ. Người đọc không biết nên hiểu là ‘Nguyễn Công Hoan viết bài phê bình các truyện ngắn’ hay ‘người ta phê bình các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan’. Tương tự, danh ngữ tiếng Anh the shooting of the hunters, tiếng Pháp le tir des chasseurs hoặc tiếng Nga strel’ba okhotnikov đều có thể hiểu là sự bắn là của người đi săn mà cũng có thể hiểu là sự bắn người đi săn. Mơ hồ ở cấp độ câu. Lấy câu so sánh làm ví dụ.

Khi viết (1) ‘Tôi cũng thích trà như cà phê’, thì trà và cà phê là hai đối tượng mà tôi thích như nhau. Khi viết câu (2) ‘Tôi cũng thích trà như anh’, thì trà là đối tượng mà cả anh và tôi đều thích. Còn câu (3) ‘Tôi cũng thích cô ấy như anh’, chấp nhận cả hai cách giải thích nên nó thành mơ hồ. Hoặc là cô ấy và anh là hai người mà tôi thích như nhau. Hoặc là tôi và anh thích cô ấy như nhau. Trong tiếng Pháp và tiếng Anh, lối so sánh này cũng mơ hồ y hệt như vậy.

Có thể dẫn ra hàng loạt kiểu mơ hồ giống nhau giữa các ngôn ngữ tự nhiên.

Tuy nhiên, ngôn ngữ nào cũng có những kiểu mơ hồ đặc thù.

Cách đây hơn 50 năm, nhà văn hóa Phan Khôi đã ‘kiểm thảo đại danh từ’ tiếng Việt. Theo ông, nó rắc rối quá. Vào một nhà lạ chẳng biết xưng hô thế nào với từng người cho phải phép, cho hợp với quan hệ tôn ty của họ trong gia đình ấy. Nhưng chính vì cách xưng hô khá tinh tế và mang màu sắc tôn ty, trọng-khinh, thân-sơ... Này mà số lượng những câu mơ hồ liên quan đến lớp đại từ sở hữu ở tiếng Việt ít hơn hẳn so với các tiếng Nga, Anh, Pháp - những ngôn ngữ có lớp đại từ trung hòa về sắc thái nghĩa. gặp câu (A) ‘Max told Robert that his wife is beautiful’, (P) ‘Marcel a dit à Robert que sa femme était jolie’, chúng ta không biết Max khoe vợ mình xinh đẹp hay khen vợ Robert hay vợ ai đó xinh đẹp. [Tôi muốn lưu ý là những câu tiếng Anh, Pháp, Nga dẫn trong mục này chỉ là những cách nói có thể chứ không phải là cách nói duy nhất và càng không phải là cách nói hay nhất.]

Vì sao nói tiếng Việt chính xác?

Thực tế, chúng ta đã và đang dùng tiếng Việt để diễn đạt chính xác những văn bản quan trọng về ngoại giao, quân sự, thương mại, luật pháp... Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt chính xác những điều cần bộc lộ.

Nếu thiếu từ ngữ diễn đạt những khái niệm mới thì chúng ta vay mượn. Điều này đã và đang xảy ra với mọi ngôn ngữ.

Vấn đề còn lại chỉ là khả năng diễn đạt chính xác của tiếng Việt.

Tuy có những hiện tượng mơ hồ, nhưng phần lớn khi đặt trong tình huống giao tiếp cụ thể hiện tượng mơ hồ đều mất đi.

Hãy lấy hai câu khác nhau đúng một phụ âm cuối: a) Chú tôi bị Mỹ bắn trong lúc đi càn.

Về lý thuyết hai câu trên đều mơ hồ: Mỹ hay chú tôi đi càn/ đi cày? nhưng trong thực tế không có chuyện ‘Mỹ đi cày’ ở Việt Nam nên câu (b) là rõ ràng.

Tiếng Việt có những phương thức diễn đạt chính xác và rõ ràng nội dung cần thông báo. Đó là phương thức dùng dấu câu, dùng trật tự từ, dùng từ hư, từ đồng nghĩa, thay đổi cấu trúc câu... Một ví dụ:

(1) Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7 quyển sách mới mua hôm qua. Nếu muốn nói rõ ‘7 quyển sách’ chứ không phải là ‘Thầy giáo chủ nhiệm lớp 7’, và đây là ‘sách mới’ chứ không phải là ‘mới mua’ thì chỉ cần thêm hai dấu phẩy:

(1b) Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách mới, mua hôm qua. Nếu muốn nói là ‘biếu hôm qua’ chứ không phải ‘mua hôm qua’ thì chỉ việc đảo trật tự:

(1c) Hôm qua Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách mới mua. Nếu muốn nhấn mạnh tới mới mua thì hãy dùng cách thêm (/thay) từ: (1d) hôm qua Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách vừa mới mua.

Thực tế, chúng ta đã và đang dùng tiếng Việt để diễn đạt chính xác những văn bản quan trọng về ngoại giao, quân sự, thương mại, luật pháp... Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt chính xác những điều cần bộc lộ.

Ở đây chưa bàn đến cách khai thác hiện tượng mơ hồ trong ngôn từ nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)