Diễn đạt đơn giản là diễn đạt hay

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 5 CÂU HAY

5.3. Diễn đạt đơn giản là diễn đạt hay

5.3.1. Có những cách diễn đạt không sai nhưng người đọc khó tiếp nhận vì không đơn giản.

Về từ ‘hai thân’ trong những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin chú thích: ‘Dùng trong những tổ hợp chỉ người trong quan hệ gia đình thân thuộc’. (trang 5) Chỉ cần giải thích: hai thân (hay song thân) là từ chỉ cha và mẹ.

(1) Legend muốn nối mạng cho đông đảo khán giả truyền hình. Nguyên nhân: cho tới nay cứ 175 người trong số 1,2 tỉ dân Trung Quốc thì mới chỉ có một người sở hữu PC, nhưng hầu hết các gia đình đều đã có tivi. (b., 07.10.1999)

Câu (1) khó hiểu vì khá dài và không đưa nguyên nhân lên trước. Nên tách thành 3 câu. Phần nguyên nhân có quan hệ nghịch nhân quả, nên ta dùng cấu trúc ‘tuy... Nhưng’:

(1b) Tuy hầu hết gia đình Trung Quốc đã có tivi nhưng còn rất ít gia đình có PC. Ở đất nước 1,2 tỉ dân này, cứ 175 người thì mới chỉ 1 người có PC.

Vì vậy Legend muốn nối mạng cho đông đảo khán giả truyền hình.

(2) Dường như cái tâm tưởng ấy đơn giản chỉ là sự phản kháng đối với một ông thầy mà họ vốn đã quá chán ghét. (b., 19.06.2012)

Câu trên không sai nhưng dư không cần thiết và do vậy không hay. Chỉ cần nói ‘phản kháng ai’ chứ không nên nói ‘phản kháng đối với ai’. Từ ‘một’ dùng chỉ một đối tượng chưa xác định, nhưng ông thầy ‘mà họ đã quá chán ghét’ đã xác định. Vậy từ một cũng dư. Chúng ta sửa bằng cách bỏ bớt ‘đối với một’:

(2b) Dường như cái tâm tưởng ấy đơn giản chỉ là sự phản kháng ông thầy mà họ vốn đã quá chán ghét.

5.3.2. Câu ngắn thường đơn giản

Người Việt nói ‘mười năm nay’, nó đơn giản hơn ‘mười năm trở lại đây’. Nên viết ‘hạn hán, động vật chết đói’. Không nên viết: ‘hạn hán làm động vật chết vì đói’. Mọi người nhận ra ngay quan hệ nhân quả hạn hán - chết đói nên có thể lược bỏ những từ gây khiến làm cho, khiến cho,... để câu ngắn gọn hơn mà vẫn dễ hiểu. Câu dễ hiểu là câu hay. Cũng không cần nói chết vì đói. ‘Chết rét’, ‘chết khát’, ‘chết bệnh’ là những cách nói đơn giản thường gặp.

Để viết câu ngắn hãy dùng các phép liên kết câu như phép thế đại từ, phép lặp, phép liên kết lô gích ngữ nghĩa để tách câu dài thành những câu ngắn. (x. §9.2.)

Lưu ý: Không phải cứ câu ngắn là dễ hiểu. Nếu viết một câu tương đối ngắn để truyền tải nhiều thông tin và viết theo cách ngược với lối nói thông thường trong tiếng Việt thì vẫn có thể thành câu khó hiểu. Ví dụ: (3) Hitler sau khi tiết lộ với Frank cái bí mật tối cao của mình, đã cử Frank đến Áo để xác minh nguồn gốc của hắn: ai thực sự là cha ruột của người cha ra đời ngoài giá thú của hắn? (b., 10.10.1998)

Phần cuối cùng rất khó hiểu. Bình thường, viết ‘ai thực sự là cha ruột của hắn?’, ai cũng hiểu ngay. Nhưng người viết đã giải thích thêm về cha hắn, một người cha ra đời ngoài giá thú. Cách viết bất bình thường này gây khó hiểu. Người Việt nói ‘đứa con ngoài giá thú’ chứ không bao giờ nói ‘người cha ngoài giá thú’. Có thể sửa câu trên theo cách tách thành hai câu:

(3b) Cha hắn là một đứa con ngoài giá thú, (nhưng) ai thực sự là cha ruột của cha hắn? người Việt không nói ‘cha ruột của cha’ mà nói ‘ông nội’.

Vậy tốt nhất nên nói:

(3c) Cha hắn là một đứa con ngoài giá thú, (nhưng) ai thực sự là ông nội của hắn?

Những từ có nghĩa cụ thể, trừu tượng và khái quát

Khi dịch những tin tức báo nước ngoài nên đặc biệt chú ý tới hiện tượng này. Vì trong những từ điển song ngữ không thể nào giải thích được hết sắc thái của một từ ở ngôn ngữ gốc. Khi dịch sang tiếng Việt, có nhiều trường hợp chúng ta không tìm được từ ngữ tương đương về sắc thái. Câu trong tiếng Anh chấp nhận được, nhưng ở tiếng Việt thì không.

Từ 16 năm trước có những tít báo: ‘Săn đầu người’ ở Việt Nam (b., 23.06.1996), Dịch vụ ‘săn đầu người’. (b., 19.40.1996)

Chắc hẳn những tựa đề này được đặt ra có liên quan tới từ ngữ head- hunters hoặc head-hunting firm trong một bài tin tiếng Anh nào đó. Với tiếng Anh, cách dùng từ ngữ này là bình thường, nhưng trong tiếng Việt đầu người mang ý nghĩa cụ thể. Do vậy, săn đầu người tạo ra một nghĩa cụ thể, người ta nghĩ tới một cuộc chiến giữa các bộ lạc thổ dân thời xa xưa, và một hình ảnh man rợ: tù binh bắt được liền bị chặt đầu. Bởi vậy, dù đã được đặt trong ngoặc kép, những tiêu đề trên vẫn không thể chấp nhận được. Nếu như đầu là một từ mang ý nghĩa cụ thể, thì các từ đầu óc, trí óc, trí tuệ lại mang ý nghĩa khái quát, trừu tượng. Do vậy, trong hai tiêu đề trên nên thay từ đầu bằng một trong 3 từ trên đây, chẳng hạn: ‘Săn đầu óc’ ở Việt Nam, Dịch vụ ‘săn trí tuệ’. Tuy nhiên, nếu thay đầu bằng chất xám thì nghĩa của hai đầu đề trên không hề thay đổi: Săn chất xám ở Việt Nam hoặc dịch vụ săn chất xám. Có điều, những từ ngữ không chuẩn dùng riết rồi quen tai. Cụm từ ‘săn đầu người’ bất hợp lý ngày nào nay đã quen tai. Hội nhập quốc tế dẫn tới hiện tượng nhập vào tiếng Việt những từ ngữ xa lạ với văn hóa Việt.

Cụ thể hóa những từ trừu tượng và trừu tượng hóa những từ cụ thể

Viết một từ mang nghĩa khái quát có thể tạo ra những câu có hàm ý và trở thành câu hay.

Một nghệ thuật nêu những điều hàm ẩn là cách chuyển những từ ngữ cụ thể sang những từ có nghĩa khái quát (thông thường nhất là chuyển từ đơn tiết sang từ ghép đẳng lập chứa từ đơn đó, đồng thời cũng là nghệ thuật chọn các từ ngữ đặt vào những tình huống thích hợp nhằm tạo ra những câu hai

nghĩa. Trong truyện ngắn Đôi giày hạnh phúc, Andersen quan sát hiện

trẻ nhỏ và có cái đầu nhỏ thường dễ chui ra chui vào. Nhưng nếu viết vậy thì chẳng có gì để người lớn phải suy nghĩ. Ông thấy đầu óc là một từ trỏ phẩm chất trí tuệ và từ chui khiến ta liên tưởng tới sự luồn cúi nên tạo ra một câu (được người dịch chuyển tài tình) trên bề mặt là viết cho trẻ em nhưng trong chiều sâu ý tứ lại dành cho người lớn:

(4) Trường hợp này cũng như những trường hợp thường gặp trên đời, chính những cái đầu óc chật hẹp lại thường chiếm ưu thế.

Cũng có những câu sai liên quan đến từ trừu tượng và cụ thể:

(5) Sau đó trở thành một tướng lĩnh nổi tiếng của quân đội’. (Tạp chí X, số 168)

‘Tướng lĩnh’ là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát nên không thể đi với từ một. Một cá nhân thì phải là một vị (/viên) tướng. Chúng ta lưu ý một quy tắc: rất nhiều từ đơn có nghĩa cụ thể nhưng khi chuyển sang từ ghép đẳng lập lại có ý nghĩa khái quát.

So sánh: Nhà/nhà cửa, ruộng/ruộng vườn, áo/quần áo, con/con cái, mặt/mặt mũi... Trong nhiều trường hợp hai từ trong từng cặp nêu trên không thể thay thế cho nhau được.

Những kết hợp bất ngờ, kết hợp lạ thường tạo ra cách viết có hàm ý Viết có hàm ý là viết hay:

(6) Đang nghĩ lang thang thế, bỗng chúng tôi bị một bác cán bộ xã vặn hỏi. (Văn nghệ, 30.05.1992)

(7) Đèn điện ở phố sáng choang, chủ và nhân viên tươi cười chào khách và hớn hở đếm tiền. (TTCN, 19.10.2003)

(8) Năm 1957, mẹ tôi sinh con đầu lòng... Rồi nỗi lo lắng cho bố tôi đã làm mẹ nước mắt nhiều hơn sữa,... (SSTT, 02.06.2010)

‘nghĩ’ là từ trừu tượng còn ‘lang thang’ là từ trỏ hành động cụ thể. Nghĩ lang thang là một kết hợp hay.

(9) Những tay skippơ bắc loa về những chiếc tàu thủy mà gửi sang những

lời nguyền rủa chọn lọc nhất. (Paustovsky, 331, Người kể chuyện cổ tích)

Nếu nói thẳng ‘dùng những lời nguyền rủa ngoa ngắt nhất’ sẽ không còn là ngôn ngữ châm biếm nữa. Cách nói ‘A được chọn lọc’ có tiền giả định: A là một thứ tốt; ‘gửi A đã chọn lọc’ là gửi những cái tốt; cái tích cực. gửi lời nguyền rủa chọn lọc nhất là ‘tốt nhất về phương diện nguyền rủa’.

Một phần của tài liệu Ebook Từ câu sai đến câu hay: Phần 1 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)