BRIC: Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ebook Không đến một: Phần 1 (Trang 33 - 37)

Những nhà khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon học được bốn bài học lớn từ cuộc khủng hoảng dot-com và những bài học đó vẫn dẫn dắt tư duy kinh doanh ngày nay:

1. Phát triển gia tăng

Tầm nhìn lớn sẽ thổi phồng bong bóng, do đó đây là điều cần tránh. Bất cứ ai tuyên bố có thể làm điều gì lớn lao đều đáng nghi ngờ, và bất cứ ai muốn thay đổi thế giới cần phải khiêm tốn hơn. Những bước nhỏ, tăng dần lên là con đường an toàn duy nhất để tiến về phía trước. 2. Giữ tinh gọn và linh hoạt

Tất cả các công ty buộc phải “tinh gọn”, đồng nghĩa với “không cần kế hoạch”. Bạn không nên biết công ty mình sẽ làm gì; lên kế hoạch trước sẽ dẫn tới ngạo mạn và kém linh hoạt. Thay vào đó, hãy thử nghiệm mọi thứ, “làm đi làm lại”, và xem khởi nghiệp là một cuộc thử nghiệm may rủi, không biết trước được điều gì cả.

3. Cải thiện khả năng cạnh tranh

Đừng cố gắng tạo ra thị trường mới khi còn quá sớm. Cách duy nhất để biết bạn đang có một doanh nghiệp thực thụ là khởi đầu với những khách hàng sẵn có, để bạn có thể xây dựng cơ

Tiệc tùng thả cửa

nghiệp thành công bằng cách cải thiện những sản phẩm hiện có của các đối thủ.

4. Tập trung vào sản phẩm, chứ không phải bán hàng

Nếu sản phẩm của bạn cần phải quảng cáo hoặc cần có nhân viên bán hàng thì nó chưa đủ tốt: công nghệ chủ yếu liên quan đến phát triển sản phẩm, không phải bán hàng. Chi phí quảng cáo trong thời kỳ bong bóng dot-com rõ ràng là lãng phí, do đó cách tăng trưởng bền vững duy nhất là tăng trưởng tự nhiên với hiệu ứng lan truyền. Những bài học này trở thành giáo lý trong thế giới khởi nghiệp; những ai phớt lờ chúng sẽ đón nhận thất bại như cách mà công nghệ đã sụp đổ kinh hoàng vào năm 2000. Tuy nhiên, những nguyên tắc ngược lại có lẽ còn đúng hơn:

1. Mạo hiểm làm lớn sẽ tốt hơn là những thứ nhỏ nhặt. 2. Một kế hoạch tồi còn tốt hơn là không có kế hoạch. 3. Thị trường cạnh tranh sẽ tàn phá lợi nhuận. 4. Bán hàng cũng quan trọng không kém sản phẩm.

Sự thật là, bong bóng công nghệ đã xảy ra. Cuối thập niên 90 là thời điểm của sự kiêu căng ngạo mạn: người ta tin rằng mình có thể đi từ 0 lên 1. Rất ít công

ty khởi nghiệp đã làm được điều đó, và nhiều công ty chỉ nói mà chưa làm được gì. Nhưng người ta hiểu rằng, không còn cách nào khác phải đạt được nhiều hơn nữa với nguồn lực hạn chế. Thị trường vào tháng 3-2000 rõ ràng là đỉnh điểm sự điên rồ; nhưng quan trọng hơn, nó cũng là đỉnh điểm của sự rõ ràng. Người ta đã nhìn thật xa vào tương lai, nhìn thấy giá trị của công nghệ mới mà chúng ta cần để đến đó an toàn, và tự đánh giá bản thân là có khả năng tạo ra nó.

Chúng ta vẫn sẽ cần công nghệ mới, và thậm chí chúng ta cần cái phong cách hối hả và ngạo mạn của năm 1999 để đạt được nó. Để xây dựng những thế hệ công ty kế tiếp, chúng ta phải loại bỏ những giáo lý đúc kết được từ đợt sụp đổ. Điều đó không có nghĩa những ý kiến đối lập sẽ tự động đúng: bạn không thể chạy thoát khỏi cơn điên rồ của đám đông bằng cách từ chối họ. Thay vào đó hãy tự hỏi: những điều bạn biết về kinh doanh, bao nhiêu trong đó được tạo ra bởi cách bạn phản ứng sai với lỗi lầm trong quá khứ? Cách phản kháng mạnh nhất trên thế gian này không phải là phản đối lại đám đông, mà là phải học cách nghĩ cho chính bản thân mình.

C H Ư Ơ N G 3 3

Một phần của tài liệu Ebook Không đến một: Phần 1 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)