Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 37)

1.2. QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị hưởng thụ NSNN. Từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán.

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Tiết kiệm, hiệu quản là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhung nhu cầu thì không có giới hạn. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhung phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất.

Mặt khác, do đặc thù của hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thuờng xuyên của NSNN.

- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN: Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, lại phải có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thuờng xuyên. Để tăng cuờng vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thuờng xuyên của NSNN, hiện nay ở nuớc ta đã và đang thực hiện việc chi trực tiếp qua KBNN nhu là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.

Để thực hiện đuợc nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyết tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải đuợc kiểm tra, kiểm soát truớc, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đuợc duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền quy định hoặc đuợc thủ truởng ĐVSD ngân sách hoặc nguời đuợc ủy quyền quyết định.

Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án... sử dụng kinh phí NSNN (gọi chung là ĐVSD ngân sách nhà nuớc) phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nuớc, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nuớc trong quá trình lập dự toán, giao dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.

Thứ ba, Bộ tài chính, Sở tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng, Phòng tài chính quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là CQTC) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo dự toán cho các đơn vị sử dụng kinh

phí ngân sách; kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN.

Thứ tu, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; tham gia với các CQTC, cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác định số thực chi NSNN.

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w