nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Mỹ Hào
2.2.2.1. Mô hình tổ chức quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Mỹ Hào
Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu của Kho bạc Nhà nước. Trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN, công tác quản lý chi thường xuyên gắn liền với nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN. Vì vậy, bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN gồm các bộ phận có liên quan đến dây chuyền chi thường xuyên NSNN. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ này, KBNN Mỹ Hào đã phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý, đồng thời sắp xếp bố trí cán bộ theo một dây chuyền nhằm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc theo các chế độ, quy trình nghiệp vụ như:
❖Ban giám đốc: Quản lý, chỉ đạo, điều hành kiểm soát, phê duyệt các khoản thu, chi NSNN các đơn vị đến các công chức chuyên môn nghiệp vụ tại các bộ phận chuyên trách.
❖ Bộ phận tổng hợp - hành chính:
+ Tổng hợp theo dõi tình hình phân bổ, bố trí dự toán NSNN, tổng hợp tình hình thực hiện thu, chi NSNN, điều hòa vốn đảm bảo nhu cầu thanh toán của NSNN.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát phân bổ, bố trí NSNN cho các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu, tổng hợp tình hình phân bổ, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tham mưu đề xuất trong lĩnh vực quản lý, điều hành vốn đầu tư xây dựng cơ bản và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát
các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN và vốn nước ngoài.
❖ Bộ phận kế toán:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán NSNN, công tác thanh toán thu, chi NSNN, tổng hợp số liệu thu, chi NSNN phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các khoản chi của NSNN
+ Chịu trách nhiệm về các trang thiết bị, triển khai các chương trình ứng dụng, các quy trình công nghệ, quản lý trung tâm dữ liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành quỹ NSNN các cấp.
Sơ đồ 2.2: Kiểm soát chứng từ giao dịch tại Tổ kế toán
❖ Bộ phận Kho quỹ: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác thu, thanh toán các khoản chi trả của NSNN bằng tiền mặt. Thực hiện theo TT 164/2011/BTC ngày 17/11/2011 về kiểm soát chi ngân sách bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước.
2.2.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên tại KBNN
❖ Lập kế hoạch dự toán chi thường xuyên NSNN
Thực hiện Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 thay thế Thông tư 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp
phát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN các nội dung liên quan đến dự toán quý, nhu cầu chi quý đã đuợc loại bỏ. Dựa trên thực tế, kế hoạch NSNN đuợc huớng dẫn điều hành theo năm của Bộ Tài chính. Dự toán của KBNN dựa trên các dự toán đuợc giao của đơn vị Dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng NSNN cấp II.
Cơ quan giao dự toán NSNN (cấp I): căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm đuợc Quốc hội, HĐND các cấp quyết định dự toán chi tiêu trong đó có chi thuờng xuyên NSNN cho các ngành, các địa phuơng. Bộ Tài chính đối với ngân sách trung uơng, UBND các cấp đối với ngân sách địa phuơng ra quyết định giao dự toán cho các cấp,các ngành. Sau đó các cấp, ngành giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN.
❖ Thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN
Các khoản chi có tính chất thuờng xuyên đuợc chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm nhu đầu tu XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thuờng xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý đuợc đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm.
Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN
Chi NSNN chỉ đuợc thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
Một là, đã có trong dự toán chi NSNN hàng năm đuợc giao. Dự toán chi NSNN của các đơn vị phải phản ảnh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, trong dự toán phải ghi rõ các nguồn thu của đơn vị đuợc sử dụng và phần hỗ trợ của NSNN; các khoản chi phải theo nhóm mục của mục lục NSNN. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra kết quả lập và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị. Nếu có sự sai lệch so với nội dung dự toán đuợc cấp có thẩm quyền giao thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại.
Hai là, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền quy định: Định mức tiêu chuẩn chi do cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền ban
hành là căn cứ quan trọng để lập dự toán chi NSNN hàng năm và là căn cứ để KBNN kiểm soát khi cấp phát thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách. Những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sử dụng ngân sách phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát.
Ba là, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi: Trong quản lý và điều hành ngân sách, chuẩn chi là sự cho phép, đồng ý chi. Thẩm quyền chuẩn chi phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đồng thời là chủ tài khoản, đã được cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền phê duyệt. Chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký mẫu và con dấu của cơ quan, đơn vị tại KBNN nơi giao dịch.
Bốn là, các khoản chi phải có đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ. Mỗi khoản chi đều phải lập theo mẫu chứng từ quy định và được cấp có thẩm quyền duyệt. KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trước khi cấp phát, thanh toán kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng.
Ngoài các điều kiện quy định trên, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Cơ chế quản lý chi thường xuyên
Đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN : khi có dự toán năm được giao, các đơn vị sử dụng NSNN gửi KBNN nơi giao dịch. Căn cứ dự toán được giao, hàng tháng các đơn vị sử dụng ngân sách đến KBNN nơi giao dịch làm thủ tục rút kinh phí để chi tiêu. Việc rút kinh phí phải có đầy đủ hồ sơ chứng từ theo chế độ quy định đồng thời phải chi tiêu theo đúng chế độ chi tiêu của cấp có thẩm quyền quyết định.
❖ Kiểm soát và báo cáo chi thường xuyên NSNN
NSNN: kiểm soát chi NSNN thực hiên theo thông tư hướng dẫn về kiểm soát chi NSNN qua kho bạc (Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước).
Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán chi thường xuyên theo hệ thống kiểm soát TABMIS, nên hệ thống báo cáo được kịp thời. Số liệu trong hệ thống kho bạc nối mạng quốc gia nên giảm được các hình thức báo cáo truyền thống.
Có thế nói việc triển khai dự án TABMIS nói riêng, dự án cải cách quản lý tài chính công nói chung, đến nay đã đạt được mục tiêu quan trọng. Từ cải cách về cơ chế chính sách, hiện đại hóa công nghệ, cũng như nâng cao chất lượng nguồn lực, đồng thời đẩy mạnh cải cách quản lý ngân sách như cải cách qui trình hoạch toán, quyết toán, chuyển nguồn và rút ngắn thời gian chỉnh lý ngân sách cho các cấp ngân sách theo TT 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008; xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS (TT 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009), xây dựng hệ thống kế toán đồ (COA) đảm bảo theo dõi đầy đủ các đối tượng kế toán cần quản lý cũng như đầy đủ thông tin về mục lục NSNN; xây dựng ban hành cơ chế về kiểm soát cam kết chi ngân sách (TT 113/2008TT-BTC ngày 27/11/2008), thực hiện cải cách quản lý vay nợ, từng bước tổ chức thực hiện quản lý ngân quỹ và thực hiện tài khoản thanh toán tập trung của KBNN (TSA).
Dự án TABMIS đã hoàn thành trên cả nước đã vận hành và áp dụng đến nay có thể nói là thành công bước đầu cho ngành tài chính trong việc cải cách tài chính công .các quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo từ khâu phân bổ dự toán, đến thực hiện và quyết toán ngân sách.