Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 45)

1.2. QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân

ngân sách nhà nước tại kho bạc Nhà nước

Nội dung, công tác quản lý chi thường xuyên của NSNN tại KBNN là sự phản ánh những nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử và luôn biến động theo tình hình kinh tế xã hội, chính trị. Vì thế cần đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN.

1.2.6.1. Nhân tố khách quan Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngân sách nhà nước là tổng hòa các mối quan hệ KT-XH, do đó nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố, cũng như các chính sách KT-XH và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

về kinh tế: Kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở bảo đảm vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, nền tài chính ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa; thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữa cơ.

về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế, tạo ra nguồn chi thường xuyên NSNN cho đất nước; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội là nhân tố tác động tích cực để nền kinh tế vượt qua những khủng hoảng kinh tế ; mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Chính sách và thể chế kinh tế

Chính sách KT-XH là tổng thể các quan điểm, tư tưởng giải pháp và công cụ Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT-XH nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của Nhà nước.

Mỗi chính sách được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định được rút ra từ những giá trị xã hội cơ bản. Thông qua công cụ này, Nhà nước định hướng hành vi của các chủ thể KT-XH để cùng hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định của các chủ thể KT-XH, vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép các quyết định, nhắc nhở các chủ thể những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Qua đó hướng suy nghĩ hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

Chính sách được Nhà nước ban hành để giải quyết những vấn đề bức xúc phát sinh trong đời sống KT-XH, điều tiết những mất cân đối, những hành vi không phù hợp,

nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội theo các mục tiêu đề ra. Chính sách có vai trò kích thích, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển KT- XH; là tiền đề để xây dựng nâng cao các yếu tố quyết định đến sự phát triển như; giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ... bản thân mỗi chính sách khi hướng vào việc giải quyết một vấn đề bức xúc đã làm cho sự vật phát triển thêm một bước. Đồng thời khi giải quyết một vấn đề thì chính sách đó lại tác động lên các vấn đề khác làm nảy sinh những nhu cầu phát triển.

Chính sách KT-XH và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Việc đổi mới chính sách kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần,; thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa diện hóa “đi đôi với với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc.Theo đó nguồn lực

gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Trong những năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NS không ngừng tăng lên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập thế giới.

Nhiệm vụ được giao hàng năm của cơ quan hành chính nhà nước

Các nguồn kinh phí giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển đối với các hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính nà nước, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế, để duy trì cho bộ máy hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, là bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Xuất phát từ yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các kế hoạch dự kiến thu chi nguồn kinh phí từ đó có cơ chế quản lý chi thường xuyên phù hợp cho từng năm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đồng thời mở rộng tính độc lập, tự chủ của các cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình do đó có thể nói nhiệm vụ được giao hàng năm của các cơ quan hành chính nhà nước gắn liền với cơ chế quản lý chi thường xuyên ở những mức độ khác nhau.

Dự toán NSNN

NSNN. Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên tại KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi

Bộ máy chi phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lập chức năng, phù hợp quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản, minh bạch nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý chi

NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán

Con người là gốc rễ của mọi sự thành công, con người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy để nâng cao phát huy hiệu quả cơ chế quản lý chi thường xuyên thì trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán, phẩm chất đạo đức là nhân tố cần thiết để củng cố vai trò quản lý chi thường xuyên.

Việc đội ngũ cán bộ tài chính kế toán có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng tiếp thu những khoa học công nghệ tài chính hiện đại sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý tài chính vì họ là những người tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan hành chính những đề xuất, ý kiến phù hợp với hoạt động đặc thù của cơ quan dựa trên những chính sách, văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định. Đồng thời họ là người trực tiếp thực hiện các cơ chế, chính sách đó giúp cho việc sử dụng các nguồn tài chính tiết kiệm, cơ chế quản lý chi thường xuyên có hiệu quả.

1.2.6.2. Nhân tố chủ quan

Năng lực tổ chức quản lý chi NSNN của KBNN

Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách; hạn chế những sai sót, nhầm lẫn trong quản lý, kiểm soát chi thường xuyên. Quy trình quản lý khoa học rõ ràng sẽ góp phần quan trọng làm chất lượng công tác

kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN trên địa bàn địa phương.

Chức năng, nhiệm vụ của KBNN: việc quản lý chi NSNN tại KBNN đòi hỏi phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN, đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác quản lý chi NSNN tại KBNN.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: việc quản lý chi NSNN tại KBNN cũng đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của KBNN.

Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp,... Từ đó giúp cho việc quản lý chi thường xuyên NSNN của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát,.. .gây lãng phí thời gian và công sức. Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN, người thực hiện ngân sách thường xuyên.

+ Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các KBNN, bao gồm các nội dung sau: đề ra chiến lược hoạt động ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện các công việc khoa học, hợp lý.. .từ đó xây dựng lên một cơ cấu tổ chức khoa học và làm việc có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các khâu, các bộ phận và từng cá nhân trong tổ chức đó. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN từ trung ương đến địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù

hợp với thực tế thì việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN sẽ không đạt mục tiêu đề ra.

Năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi thường xuyên ngân sách khi thanh toán tại KBNN tuân thủ đúng các nguyên tắc, điều kiện chi NSNN, đúng quy trình thủ tục, phương thức cấp phát, hình thức thanh toán đối với từng khoản chi,

+ Năng lực, trình độ của người thực hiện ngân sách

Chủ tài khoản, kế toán trưởng của các đơn vị sử dụng NSNN là những người thực hiện dự toán ngân sách, năng lực trình độ của chủ tài khoản hoặc kế toán trưởng của ĐVSD ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN. Chủ tài khoản cần thường xuyên cập nhật các cơ chế, chính sách có liên quan đến quản lý chi ngân sách; nắm vững các nguyên tắc, điều kiện chi thường xuyên NSNN tại KBNN, nguyên tắc lập, luân chuyển và sử dụng chứng từ, biểu mẫu trong thanh toán chi ngân sách. Từ việc nắm vững các chế độ, chính sách thì chủ tài khoản sẽ chủ động chấp hành đúng các quy định về quản lý tài chính, ngân sách trong thanh toán chi thường xuyên NSNN tại KBNN.

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w