Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 85)

Một là, tiếp tục hoàn thiện phương thức cấp phát, thanh toán NSNN.

Hạn chế tối đa các khoản cấp bằng lệnh chi tiền, chỉ trừ các khoản chi mang tính cấp thiết, bí mật quốc gia. Điều này yêu cầu nâng cao chât lượng công tác lập, duyệt, phân bổ và quyết định giao dự toán NSNN, bảo đảm chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời mang tính khoa học.

Tiến tới quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra thay cho quản lý cho NSNN theo chi phí đầu vào. Do phương thức quản lý ngân sách truyền thống tuy tương đối đơn giản và dễ thực hiện song chương trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm soát chi phí đầu vào, nên cơ quan quản lý ngân sách theo các khoản mục chi ( chi bao nhiêu, chế độ, chính sách chi...) nên không tạo được tính chủ động, linh hoạt trong sử dụng NSNN và vấn đề quan trọng hơn là khối lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho xã hội, so với chi phí chi ra hay hiệu quả chưa được đánh giá một cách chính xác.

Việc áp dụng phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra đòi hỏi những thay đổi trong khuôn khổ pháp luật, thể chế cách thức xây dựng và điều hành kế hoạch ngân sách cũng như văn hóa quản lý theo hướng đảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động. Các công cụ quản lý cần được chú trọng bao gồm: Hệ thống chỉ số, chỉ số đo lường và đánh giá kết quả đầu ra; Cơ chế thực hiện cam kết chi, đấu thầu chặt chẽ và khách quan; Hệ thống theo dõi và đánh giá theo kết quả.

Việc quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra cũng góp phần loại bỏ hiện tượng lãng phí, tham ô, biển thủ công quỹ cũng như việc sử dụng NSNN sai mục đích, sai chế độ đặc biệt trong lĩnh vực XDCB.

Hai là, tiếp tục thực hiện chi NSNN theo đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bản có liên quan cũng như các nguyên tắc nhất định.

NSNN đã quy định trong Luật NSNN và các văn bản huớng dẫn.

Đối với chi đầu tu XDCB, trong khi nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, việc lựa chọn đối tuợng đầu tu phải mang lại lợi ích cụ thể cho đại đa số dân chúng với những chi phí tối thiểu. Do đó, trong giai đoạn lựa chọn đối tuợng đầu tu, tất cả các cơ quan, tổ chức liên quan tham gia đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nhu: nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc đầy đủ và trọn vẹn, nguyên tắc cân đối, nguyên tắc rõ ràng xuyên suốt quá trình. Trong quá trình đua ra quyết định đầu tu cần xem xét các yếu tố khác nhu: môi truờng kinh tế, chính trị, văn hóa và khả năng đáp ứng về mặt tài chính.

Để đạt hiệu quả cao nhất trong đầu tu XDCB, cần phải có một cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát vốn một cách chặt chẽ đảm bảo các yêu cầu:

Đảm bảo vốn đầu tu thực hiện không vuợt quá giới hạn của tổng mức vốn đầu tu đuợc duyệt. Một thực tế xảy ra không ít của các dự án là khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã bằng mọi cách hạ thấp tổng mức vốn đầu tu xuống để dự án đuợc thông qua, khi dự án đi vào hoạt động mới xin điều chỉnh, bổ sung dự toán. Do đó đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tu không chỉ xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch đô thị, nông thôn, chế độ khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia, phuơng án thực hiện cụ thể mà cần phải xem xét các điều kiện về tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tu của dự án. Đảm bảo có sự phù hợp giữa thanh toán vốn với giá trị khối luợng đầu tu xây dựng cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tu chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối luợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất luợng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tu.

Ba là, hoàn thiện hệ thống thanh toán theo hướng hiện đại, an toàn, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Từng buớc kết nối và trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng ngân sách và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ nhằm tăng cuờng quản lý chi NSNN và tăng tỷ trọng chi NSNN theo

phương thưc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thực hiện giảm dần về cơ bản đến năm 2020 không giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN, góp phần nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân.

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh kiểm tra trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát thích hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hiện đại hóa hệ thống KBNN. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát và quản lý rủi ro nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm.

Tăng cường hơn công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và ngăn ngừa các sai phạm trong từng lĩnh vực nghiệp vụ tại KBNN Mỹ Hào. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, công tác giám sát từ xa, công tác xử lý sau kiểm tra, đảm bảo các kết luận, kiến nghị phải được các đơn vị khắc phục, chấn chỉnh một cách nghiêm túc, kịp thời.

Năm là, KBNN huyện Mỹ Hào phải đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ trong thời gian tới, hoàn thiện các hệ thống hiện đại như Tabmis, Chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng, Chương trình thanh toán song phương tập trung và thực hiện các nghiệp vụ theo chức năng mới như quản lý và đầu tư ngân quỹ, tổng kế toán nhà nước... Có thể nói công tác cán bộ phải đi trước một bước để có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vững về phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai.

Sáu là, tăng cường chỉ đạo và thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính Phủ, trong đó tập trung vào việc rà soát, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản trị hệ thống, lấy khách hàng và người dân là đối tượng trung tâm để phục vụ. Cải cách hành chính phải được thực hiện đồng thời với cải cách tài chính công. Cải cách tài chính công tác động tới cải cách hành chính nhà nước cả ở phạm vi rộng và phạm vi hẹp. Xét trên phạm vi rộng, cải cách tài chính

công là cải cách các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, thông qua đó tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công trên các lĩnh vực. Trên phạm vi hẹp, vai trò của tài chính công đối với cải cách hành chính được xem xét thông qua các tác động trực tiếp của tài chính công tới bản thân bộ máy hành chính nhà nước, cụ thể tới cách thức tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức, quan hệ phân cấp trong bộ máy, cơ chế tài chính bên trong bộ máy, tiền lương công chức,...Theo đó, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi theo hướng một cửa, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát. Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử.

Bảy là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của KBNN huyện Mỹ Hào đảm bảo đủ nguồn lực tài chính cho việc thực hiện Chiến lược phát triển KBNN. Tăng cường quản lý chu trình ngân sách. Quản lý tốt hơn chu trình ngân sách giúp cho các cơ quan, đơn vị khớp nối giữa kế hoạch hoạt động với kế hoạch tài chính, từ đó có đầy đủ và kịp thời các nguồn lực tài chính để chủ động thực thi các nhiệm vụ. Cần đổi mới các hoạt động từ lập dự toán ngân sách cho đến chấp hành và quyết toán ngân sách có tính khoa học và phù hợp với thực tế. Cụ thể là cần tiếp tục đổi mới các căn cứ và quy trình lập dự toán ngân sách, hoàn thiện thủ tục và cơ chế chấp hành ngân sách, cũng như đổi mới phương thức quyết toán ngân sách. Đặc biệt, cần chuyển các định mức phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực dựa trên đầu vào sang căn cứ vào kết quả đầu ra.

Tám là, thường xuyên giữ mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng với chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan để làm nòng cốt tuyên truyền vận động, giáo dục CBCC, qua đó mỗi CBCC của KBNN huyện Mỹ Hào phải rèn luyện, xây dựng tinh thần ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, chấp hành kỷ cương, kỷ luật của ngành; giữ gìn mối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, ra sức chăm lo xây dựng cơ quan, hăng hái thi đua hoàn thành xuất săc nhiệm vụ. Đồng thời cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể để thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MỸ HÀO

Trong những năm qua, công tác quản lý, điều hành chi NSNN đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Hào. Hoạt động quản lý chi ngân sách đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy đuợc thế mạnh của địa phuơng, tạo đà cho sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

3.2.1. Xây dựng phần mềm tin học quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chi ngân sách tại Kho bạc Nhà nước huyện Mỹ Hào

Xây dựng một chuơng trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa” trên máy tính. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi đuợc các thông tin về khách hàng, số bộ chứng từ, ngày giải quyết, luu hết đuợc các buớc xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định đuợc trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc. Chuơng trình này cho phép kết xuất các báo cáo để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ bổ sung, sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán đúng hạn. Hàng ngày kế toán truởng sẽ vào chuơng trình in báo cáo kết quả kiểm soát chi để theo dõi, kiểm tra các hồ sơ kiểm soát chi chua đuợc giải quyết, xử lý, những hồ sơ đã quá hạn xử lý, đồng thời nhắc nhở cán bộ kiểm soát chi thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đúng quy định.

3.2.2. Tập trung kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước có mức độ rủi ro cao

Với nguồn lực có hạn nên KBNN huyện Mỹ Hào cần phải chuyển từ cơ chế kiểm soát chi toàn bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát theo mức độ rủi ro trong chi thuờng xuyên NSNN (rủi ro ở đây là mức độ thất thoát, lãng phí NSNN). Việc kiểm soát nhu trên sẽ tạo điều kiện kiểm soát, thanh toán nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho ĐVSD ngân sách. Đồng thời tránh sự kiểm soát trùng lặp của nguời chuẩn chi và cán bộ kiểm soát chi KBNN.

Để thực hiện việc kiểm soát theo mức độ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi thường xuyên NSNN và xếp thứ tự từ cao xuống thấp và có thể phân nhóm như sau:

- Rủi ro cao: các khoản chi có giá trị lớn như xây trụ sở, mua sắm hàng hóa, tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định,...

- Ít rủi ro: các khoản chi như chi công tác chuyên môn, chi hội nghị, chi khác, chi mua sắm dụng cụ, văn phòng phẩm, tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí.

Khi đã xác định được mức độ rủi ro, cần có các cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi NSNN rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi NSNN ít rủi ro cần kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau.

3.2.3. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những tồn tại hình thức kiểm soát chi theo dự toán

Quản lý, kiểm soát ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý chi tiêu công mới dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tư sang khu vực công. Hay nói cách khác kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra là việc nhà nước bỏ ra một số khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung cấp cho xã hội về các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục.. .theo số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cung cấp đã được ấn định trước.

Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, mới được áp dụng ở một số nước, hoặc một số khoản chi đặc biệt. Theo đó, nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, muốn có một cơ chế kiểm soát như thế, trước hết Nhà nước cần phải ban hành được quy định các tiêu chuẩn tính toán chi phí và hiệu quả đối với từng loại đơn vị sử dụng NSNN.

3.2.4. Quy định lại trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong quản lý, kiểm soát ngân sách nhà nước trong đó có Kho bạc Nhà nước

Cần có quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSD ngân sách đến đâu trong quá trình quản lý, kiểm soát các khoản chi NSNN. Đặc biệt là khi các cơ quan có thẩm quyền như: công an, kiểm toán nhà nước, thanh tra.. .phát hiện có vi phạm pháp luật tại ĐVSD ngân sách trong quản lý, chi tiêu NSNN mà các khoản đó được KBNN kiểm soát.

3.2.5. Xây dựng, thực hiện cơ chế kiểm soát chi cam kết chi trong điều kiện triển khai hệ thống TABMIS

Xây dựng cơ chế. quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: thực hiện triệt để thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Chính phủ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô (Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước). Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách nhà nước. Thực hiện phân loại các khoản chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ và cấp mã cho các đơn vị có quan hệ với NSNN phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN.

Hệ thống TABMIS được xây dựng các chức năng theo các phân hệ sau: phân bổ ngân sách, sổ cái, quản lý chi, quản lý cam kết chi, quản lý thu, quản lý ngân

Một phần của tài liệu 0038 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w