Hoàn thiện luật ngân sách nhà nước và các chính sách.
Luật NSNN là luật rất quan trọng trong hệ thống pháp luật, tuy nhiên về chi NSNN mới chỉ thể hiện rất chung trong Luật NSNN. Trong khi đó thu NSNN được cụ thể hóa thành các luật thuế và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi bởi cơ quan lập pháp tối cao là Quốc hội thì chi NSNN chỉ được quy định chung trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn nên tính chất pháp lý chưa cao.
Việc phân bổ ngân sách, định mức chi cũng như kế hoạch chi NSNN được quy định phải công khai, song vấn đề này chỉ thực hiện ở đơn vị thụ hưởng NSNN. Chính vì vậy việc phân bổ quản lý chi NSNN còn thiếu mặt kiểm tra, kiểm soát và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin - cho” làm cho việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm và sử dụng Ngân sách kém hiệu quả. Do vậy cùng với việc hoàn thiện hệ thống các luật về thu NSNN. Cần phải nghiên cứu hoàn thiện các Luật về chi NSNN, cần cụ thể hóa các nội dung chi hiện đã được quy định chung trong luật NSNN thành các Luật chuyên về từng nội dung chi, thậm chí về những khoản chi quan trọng.
Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi NSNN.
Một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng xét về tổng thể thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN chưa đồng bộ,
nhiều định mức đã lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực chi chua đuợc xác định đuợc mức chi tiêu. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn; tình trạng chi ngoài dự toán diễn ra phổ biến; KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi, đơn vị dự toán thuờng tìm cách để hợp pháp hóa các khoản chi cho phù hợp với những tiêu chuẩn, định mức lạc hậu, nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính. Mặt khác một số chế độ, chính sách của Nhà nuớc về chi NSNN còn chua phù hợp, đặc biệt đối với các chính sách đầu tu cho các đối tuợng vùng sâu, vùng xa và nơi khó khăn nghèo đói. Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong hệ thống kho bạc nhà nuớc. Hiện đại hóa quy trình công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất luợng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng. Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng đuợc hệ thống mạng luới thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung uơng đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cần phải xây dựng và hoàn thiện các chuơng trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chuơng trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán. đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Cùng với việc kết nối mạng thông tin, thanh toán trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong toàn ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS), thông qua chuơng trình này, nâng cao chất luợng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN, truớc mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.
Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển công nghệ thanh toán của thế giới và nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có công nghệ thanh toán của KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là cần phải hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, vì gây nhiều lãng phí cho xã hội và là mầm mống của nhiều hiện tuợng tiêu cực. Nhà nuớc cần kiên
quyết chấn chỉnh và ban hành các văn bản quy định có tính pháp lý cao về chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tuợng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí luu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cần xây dựng Luật thanh toán, theo đó có chế tài đủ mạnh bắt buộc các đơn vị và mọi đối tuợng sử dụng NSNN có điều kiện phải mở tài khoản và nhận luơng qua tài khoản mở tại các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng chi bằng tiền mặt từ NSNN, kiểm soát đuợc thu nhập để hạn chế tiêu cực và là cơ sở để tính toán thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời có chế tài bắt buộc các đơn vị phải thanh toán chuyển khoản chi tiêu thuờng xuyên NSNN, hạn chế và tiến tới chấm dứt thanh toán bằng tiền mặt.
3.3.2. Đối với Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Hoàn thiện cơ chế quản lý của Kho bạc Nhà nước về chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Cùng với chuơng trình cải cách hành chính của Chính phủ và những đòi hỏi không ngừng quản lý hành chính của đất nuớc hiện nay, hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN nói chung và quản lý chi thuờng xuyên NSNN qua KBNN luôn đuợc đổi mới, hoàn thiện để đạt đuợc các mục tiêu nhu:
- Đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN đều đuợc kiếm soát chặt chẽ thông qua KBNN.
- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí NSNN. Cơ chế cấp phát và quản lý chi phải đạt mục tiêu chi tiêu đúng, chi đủ và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN đuợc giao.
- Quy trình, thủ tục quản lý chi thuờng xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học đơn giản, công khai, minh bạch, đảm bảo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN cũng nhu đảm bảo đuợc các yêu cầu về quản lý NSNN.
- Làm cho các đơn vị sử dụng NSNN thấy đuợc quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng NSNN, qua đó nâng cao ý thức chấp hành các chế độ chi tiêu NSNN, sử
dụng kinh phí đúng đối tượng, định mức và đảm bảo hiệu quả cao.
Do đó, đổi mới quản lý NSNN nói chung và đổi mới kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng phải đảm bảo các phương hướng chủ yếu sau:
- NSNN phải động viên hợp lý ở mức cao nhất các nguồn lực của nền kinh tế - xã hội và các nguồn lực bên ngoài để phục vụ các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, cần kiệm trong tiêu dùng, ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với chiến lược con người, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và quản lý Nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước.
- Đảm bảo sự ổn định của NSNN, đây là một chỉ tiêu vĩ mô quan trọng đảm bảo ổn định KT- XH, do vậy NSNN phải được thực hiện một cách cân dối vững chắc và tích cực. Phải đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung, giữa vốn trong và ngoài nước. NSNN phải có dự trữ , dự phòng để từng bước tạo thế chủ động cho NSNN trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.
- NSNN phải từng bước xóa bỏ những bao cấp còn lại, chuyển sang hình thức tài trợ cho một số lĩnh vực, khu vực cần thiết. Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa ngân sách Trung ương và địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ. NSTW phải đủ mạnh để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của đất nước.
Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi thường xuyên NSNN là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý chi. Để làm tốt công tác quản lý chi thường xuyên, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý chi phải đạt được các yêu cầu sau: có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc lĩnh vực chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng, có khả năng làm chủ được công nghệ hiện đại trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, có đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóa nghề Kho bạc. Để có đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần phải tiếp tục đổi mới nội dung, chuơng trình và phuơng pháp đào tạo, bồi duỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN. Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi duỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức KBNN và đặc biệt là công chức đuợc giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát chi thuờng xuyên NSNN. Trong đó tập trung đào tạo theo huớng: chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KBNN, công chức KBNN cần nắm rõ tình hình KT - XH của địa phuơng và các chính sách chế độ của nhà nuớc, công chức KBNN phải hiểu rõ nội dung, tính chất của từng khoản chi, nắm rõ định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề, các quy định về đấu thầu.để cấp phát thanh toán đuợc chặt chẽ không để thất thoát tài sản của Nhà nuớc. Vì vậy cán bộ công chức KBNN phải thuờng xuyên học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và của công tác quản lý chi NSNN.
Thuờng xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ, rèn luyện tu cách, đạo đức và đề cao trách nhiệm trong công tác của công chức. Tại KBNN đều phải có hòm thu góp ý. Hòm thu phải đuợc đặt nơi khách giao dịch dễ dàng nhìn thấy. Đồng thời thông báo các số điện thoại lãnh đạo KBNN để các đơn vị biết để có thể phản ánh về các vấn đề liên quan đến chất luợng công tác giáo dịch của KBNN. Cần có cơ chế thuởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thuởng hợp lý, linh hoạt, duới nhiều hình thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ tích cực làm việc, phát huy tối đa trình độ năng lực của mỗi nguời, mặt khác bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất, góp phần giúp cán bộ yên tâm công tác. Bên cạnh đó cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây phiền hà khó khăn cho khách hàng.
Cán bộ KBNN cần phải nâng cao nhận thức và coi việc thực hiện chiến luợc của KBNN là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của cả hệ thống KBNN. Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp sát sao của BTC, các cấp ủy, chính quyền địa
phương và tăng cường sự ủng hộ, sự phối kết hợp chặt chẽ với các bộ, nghành, đơn vị có liên quan để thực hiện tốt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin Kho bạc Nhà nước hiện đại; tiếp cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động của KBNN; hình thành Kho bạc điện tử. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu - chi NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu - chi NSNN theo thời gian thực. Tăng cường sử dụng hình thức quản lý, chỉ đạo điều hành công việc, trao đổi thông tin, báo cáo trên mạng internet và intranet trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc xử lý các giao dịch; đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Xây dựng hệ thống thanh toán tập trung trong nội bộ Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai TABMIS. Hoàn thiện công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống KBNN; tham gia thanh toán điện tử song phương giữa KBNN với các đơn vị thanh toán.
Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.
3.3.3. Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng
Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi
Chất lượng dự toán chi NSNN là tiền đề để nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên nên cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
> Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để KBNN kiểm soát chi NSNN. Để quá trình kiểm soát chi được thuận lợi thì việc
lập, duyệt và phân bổ dự toán phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm. Cùng với việc chấp hành về trình tự và thời gian thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung, tính chính xác của dự toán phải được đặt lên hành đầu.
> Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao cho đơn vị sử dụng ngân sách và nó phải được xem như “cái giá” mà Nhà nước đã chấp nhận mua các dịch vụ do đơn vị ấy cung cấp cho xã hội. Và cũng chính vì vậy mà “cái giá” ấy không được thay đổi tùy tiện, có nghĩa là sau khi dự toán đã giao, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không có sự thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.
> Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị hành chính thực hiện cơ chế tự chủ khi lập dự toán phải tách biệt những nội dung chi từ nguồn kinh phí không thực hiện cơ chế khoán. Đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho đơn vị cũng phải tách biệt phần kinh phí giao tự chủ và phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ để Kho bạc có cơ sở kiểm soát chi.
> Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho ĐVSD ngân sách không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để Kho bạc có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán được giao hay không.
Hoàn thiện hình thức cấp phát ngân sách nhà nước
Hình thức cấp phát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Tương ứng với mỗi hình thức cấp phát khác nhau, cần có cơ chế kiểm soát chi khác nhau. Việc hoàn thiện và áp dụng các hình thức cấp phát phù hợp sẽ nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi, hạn chế tiêu cực trong