Bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44 - 48)

6. Kết cấu luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng trong nước

Trong những năm gần đây, hệ thống các DNNVV đang trở thành mục tiêu trọng tâm của các chính sách hộ trợ phát triển của nhiều Ngân hàng trên cả nước. Nhiều chương trình và chính sách đã được triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV.

Dưới đây là tổng hợp các kinh nghiệm của một số Ngân hàng tại Việt Nam.

1.4.2.1 Kinh nghiệm của Techcombank (Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam)

Techcombank đã tập trung vào phân khúc này ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động thông qua việc cung cấp ”Siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” cho các DNNVV.

Mục tiêu dài hạn cụ thể tới cuối năm 2018 của Techcombank là tăng gần 75% tổng tài sản lên 275 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần dư nợ và tăng gấp đôi huy động, đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm tăng cơ cấu doanh thu từ dịch vụ, đảm bảo nợ xấu duy trì ở dưới mức 3%.

Techcombank cũng chủ động tham gia làm đầu mối giải ngân cho nhiều dự án của chính phủ nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ cấp vốn ưu đãi với mục đích hỗ trợ DNNVV, phát triển sản xuất, hỗ trợ công nghệ sản xuất sạch và tiết kiệm năng lượng như Dự án SMEDF do Ủy ban Châu Âu tài trợ để hỗ trợ DNNVV phát triển sản xuất, kinh doanh; và Chương trình hỗ trợ cho các DNNVV giai đoạn 2 (SMEFP2) do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBJC) tài trợ thông qua Ngân hàng Nhà nước.

1.4.1.3 Kinh nghiệp của VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng)

VPBank đã khởi động quá trình chuyển đổi mảng kinh doanh phục vụ khách hàng DNNVV từ cuối năm 2012 nhằm 3 mục tiêu chính: (i) Đưa VPBank thành một trong năm NHTMCP hàng đầu Việt Nam; (ii) Đưa VPBank thành NH được lựa chọn đầu tiên của các DNNVV; (iii) Xây dựng mô hình kinh doanh nhất quán để mang lại lợi nhận và hiệu suất bền vững.

Theo công bố trong báo cáo thường niên của VPBank thì tới cuối năm 2013, Ngân hàng này đã có 63 trung tâm SME (Trung tâm khách hàng DNNVV). Kết quả trong năm 2013, tín dụng cho các DNNVV tăng trưởng 40%, huy động tăng 72%, số lượng khách hàng DNNVV tăng 20% so với

cuối năm 2012.

Với sự tư vấn của chuyên gia quốc tế, VPBank đã lựa chọn một nhóm ngành kinh doanh mũi nhọn để tập trung hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp như: Bán buôn, bán lẻ, vận tải, năng lượng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế và dịch vụ xã hội... với 10 sản phẩm cốt lõi dành cho các DN thuộc các nhóm: tiền gửi, cho vay, quản lý dòng tiền và tài trợ thương mại.

Gần đây nhất, VPBank đã tung ra thị trường hai chương trình ưu đã lãi suất cho đối tượng khách hàng DNNVV. Ngoài ra để giúp các DNNVV quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, VPBank triển khai dịch vụ VPBiz Card dành cho đối tượng này. VPBiz Card giúp doanh nghiệp tách bạch chỉ tiêu cá nhân với chỉ tiêu doanh nghiệp, qua đó có thể theo dõi các chi phí kinh doanh, kiểm soát và làm các báo cáo tài chính rõ ràng hơn.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV, đã cho ta thấy những bài học quý giá về vấn đề phát triển DNNVV đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng.

Thứ nhất, tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây

dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm

tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá

trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

Thứ tư, các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu

như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

Thứ năm, phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay

vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

Thứ sáu, phân loại nợ chính xác để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng

rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ

tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Thứ bảy, xây dựng chính sách cho vay có đa dạng các ngành hàng, lĩnh

vực, các khu vực của nền kinh tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.

Thứ tám, xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho

công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

Thứ chín, bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao

khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cho vay là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lượng cho vay trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM.

Nội dung của chương này đã đề cập một số lý luận cơ bản về chất lượng cho vay của NHTM, đồng thời cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay và các nhân tố tác động đến chất lượng cho vay của NHTM. Tham khảo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho MB Trần Duy Hưng nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay KHNVV.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN

Một phần của tài liệu 0160 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w