Tài nguyên độn g thực vật và yếu tố nhân tác

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 40 - 41)

Tài nguyên động - thực vật:

Mộc Châu có diện tích rừng đặc dụng 2.338,112 ha; rừng phòng hộ 27.690,867 ha; rừng sản xuất 23.052,472 ha. Độ che phủ của rừng 47% tổng diện tích tự nhiên. Có khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loại gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như pơ mu, bách xanh, thông, trò chỉ, nghiến... Có 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như gấu, hổ, hoẵng, lợn rừng[180]. Hiện nay tại huyện Mộc Châu, những loại hình như rừng tự nhiên đang bị suy giảm diện tích rất lớn, hiện trạng đa dạng rừng nghèo nàn, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế, nhiều diện tích rừng đặc biệt những khu vực gần khu dân cư có xu hướng bị ảnh hưởng tác động nhiều, chuyển đổi thành các dạng rừng nhân tác hoặc những khu vực có lịch sử khai hoang lâu năm từ khoảng những năm 1970 đến nay đã chuyển thành những khu vực đất canh tác, trồng trọt.

Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế:

Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn là thị trấn Nông trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu. Trong đó: Thị trấn Nông trường có diện tích 97,93 km2, dân số 25.849 người, mật độ dân cư 264 người/km2, gồm 37 bản, tiểu khu; Thị trấn Mộc Châu: có diện tích 11,13 km2, dân số 10.682 người, mật độ dân cư 960 người/km2, gồm 15 bản, tiểu khu [180].

Do điều kiện tự nhiên ở đây là đồi núi, vì thế nông nghiệp ở đây phát triển gắn liền với các mô hình canh tác trên đất dốc như mô hình canh tác chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó phổ biến ở đây là trồng chè và các mô hình cây ăn quả dài ngày trồng xen với cây ăn quả ngắn ngày và các mô hình nông lâm kết hợp khác. Điều kiện khí hậu ở đây cũng chính là một lợi thế để người dân phát triển kinh tế với các cây hoa, quả, rau nhiệt đới. Ở đây còn nổi tiếng với việc chăn nuôi bò sữa, cho sản phẩm sữa đạt năng suất và chất lượng tốt. Đặc biệt phát triển du lịch là một trong những mục tiêu phát triển nòng cốt của Huyện [180].

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w