Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Vegiáp giữa các sinh cảnh

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 96 - 102)

I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ

3.2.4. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Vegiáp giữa các sinh cảnh

giữa các sinh cảnh

Phân tích số liệu bằng ANOSIM (Analysis of similarites) thấy rằng, giữa các sinh cảnh trong hệ sinh thái (R = 0,61; P = 0,001 <0,05) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), giữa các lần lặp lại trong một sinh cảnh (R = -0,067; P = 0,85 > 0,05) sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vậy giữa các tầng đất trong một sinh cảnh

nghiên cứu và giữa các sinh cảnh trong hệ sinh thái đều có sự sai khác có ý nghĩa, còn giữa các lần lặp lại trong một tầng đất của các sinh cảnh không có sự sai khác, điều này cho thấy mẫu đất được thu trong một sinh cảnh khá đồng nhất, và có sự khác biệt trong thành phần loài giữa các tầng đất và các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu.

Sử dụng hệ số tương đồng Bray - Curtis (Sjk) để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Ve giáp giữa các sinh cảnh. Số liệu được thể hiện theo dạng phân nhánh CLUSTER. Các số liệu về sự phong phú loài được được chuyển đổi sang dạng (square root) trước khi thực hiện các ma trận tương đồng.

Bảng 3.8. Tỉ lệ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa năm sinh cảnh

RTN RNT TC CLN CNN RTN RNT 48,31 TC 48,24 43,78 CLN 52,59 45,83 54,23 CNN 28,58 37,86 38,34 43,62

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên, RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày

Bảng 3.8 và hình 3.10, cho thấy nhìn chung mức độ tương đồng thành phần loài giữa năm sinh cảnh không cao, dao động trong khoảng 28,58% - 54,23%, cụ thể sự phân hoá mức tương đồng thành phần loài thành ba nhóm:

- Nhóm thứ nhất, trung bình >50%: trong đó, mức độ tương đồng thành phần loài đạt cao nhất giữa sinh cảnh trảng cỏ (TC) và cây lâu năm (CLN) với 54,23%. Tiếp đến sinh cảnh rừng tự nhiên (RTN) tương đồng với hai sinh cảnh TC, CLN, ở mức 50,41%.

- Nhóm thứ hai, mức độ tương đồng thành phần loài dao động >40% - 50%, là sự tương đồng của sinh cảnh rừng nhân tác (RNT) với ba sinh cảnh RTN, TC, CLN trung bình đạt 45,98%.

- Nhóm thứ ba, mức độ tương đồng thành phần loài từ <40%, chính là sự tương đồng thành phần loài thấp nhất của sinh cảnh cây ngắn ngày (CNN) với bốn sinh cảnh còn lại (RTN, RNT, TC, CLN) chỉ đạt 37,1%.

Hình 3.10. CLUSTER độ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Vậy mức độ tương đồng thành phần loài giữa các sinh cảnh của vùng nghiên cứu nhìn chung không cao. Trong đó trung bình ở mức tương đồng trên 50% xuất hiện chủ yếu các sinh cảnh ổn định gần gũi với tự nhiên hơn như sinh cảnh RTN, TC và CLN, còn ở mức dưới 50% ghi nhận sự có mặt chủ yếu của nhóm sinh cảnh chịu sự ảnh hưởng của yếu tố nhân tác nhiều hơn như RNT và CNN, đặc biệt sinh cảnh CNN có sự tách biệt rõ rệt trong nhóm năm sinh cảnh nghiên cứu với mức tương đồng thấp hơn so với các sinh cảnh còn lại. Những kết quả trên phần nào cho thấy mức độ tách biệt khá rõ về thành phần loài giữa các sinh cảnh khác nhau của vùng nghiên cứu trong sự ảnh hưởng của yếu tố nhân tác và trong xu thế suy giảm thảm rừng tự nhiên.

3.2.5. Bàn luận và nhận xét

Có sự biến động trong cấu trúc quần xã Ve giáp thay đổi theo các dạng sinh cảnh, thể hiện qua sự thay đổi các giá trị đa dạng sinh học như số lượng loài (S), độ

đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) và độ phong phú loài (d), chỉ số (1 - λ), sự xuất hiện một số nhóm loài chiếm ưu thế ở mỗi sinh cảnh khác nhau, có thể được xem xét như một yếu tố chỉ thị liên quan đến sự thay đổi điều kiện ngoại cảnh môi trường (Hình 3.11) kết hợp với số liệu bảng 3.6 và bảng 3.7 (mục 3.2.2, 3.2.3).

Nhìn chung trong cả năm sinh cảnh nghiên cứu của luận án có mức độ đa dạng loài không cao so với thông thường chỉ số H’ chỉ đạt cao nhất 1,88, trong khi thông thường H’ đạt max 6, trung bình cao 2-3. Điều này có thể do điều kiện thổ nhưỡng của hệ sinh thái trên núi đá vôi của vùng nghiên cứu chưa thực sự lý tưởng cho sự phát triển của sinh vật đất nơi đây. Tuy nhiên khi xét trong một diễn thế bao gồm các sinh cảnh RTN → RNT → TC → CLN→ CNN, tác giả vẫn nhận thấy quy luật:

Hình 3.11. Sự thay đổi giá trị các chỉ số S, d, J’, H’, 1- λ, của Ve giáp theo năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Quần xã Ve giáp trong sinh cảnh rừng tự nhiên đạt mức độ đa dạng và phong phú loài cao nhất. Trong sinh cảnh này có sự tập trung cao nhất của các bậc phân loại, mật độ cá thể ở sinh cảnh này cũng chiếm ưu thế hơn hẳn so với các sinh cảnh khác, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các quy luật phân bố loài trong các sinh cảnh tự nhiên đã được ghi nhận theo công bố của một số tác giả (Anderson (1988) [48], Minor et al (2016) [123], Haq (1994) [105]. Với mức độ đa dạng loài cao, sự tương tác qua lại tạo ra nhiều mắc xích mối quan hệ giữa các loài càng chặt chẽ hơn, quần xã càng thêm ổn định bền vững hơn. Sinh cảnh rừng tự nhiên đa dạng loài hơn vì sự ổn định, thuận lợi trong điều kiện môi trường, nhiều mắc xích nên nguồn thức ăn cũng dồi dào hơn các sinh cảnh khác, mối quan hệ giữa các loài cũng bền vững, khăng khít, cấu trúc quần xã khó bị phá vỡ hơn so với các sinh cảnh khác.

Trong trục khảo sát của đề tài, thấy rõ quy luật đã được khái quát bởi Krivolutsky, 1975, các sinh cảnh càng bị tác động khai phá, trồng trọt nhiều bao

nhiêu thì khu hệ động vật càng bị biến đổi bấy nhiêu (Krivolutsky, 1975) [108], sự biến đổi ở đây chính là biến đổi về mức độ đa dạng loài và độ đồng đều của quần xã Ve giáp. Theo công bố của Đào Duy Trinh (2013) đã ghi nhận thấy có sự suy giảm rõ rệt về mức độ đa dạng loài của quần xã Ve giáp khi dịch chuyển từ môi trường tự nhiên sang môi trường gia tăng yếu tố nhân tác, đặc biệt sinh cảnh trảng cỏ có mức độ đa dạng chỉ đứng sau rừng tự nhiên [39], trong nghiên cứu này tác giả cũng nhận thấy xu hướng trên. Xét theo mức độ suy giảm thảm cây, sau sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có sự tập trung của các taxon khá cao, mức độ đa dạng, phong phú loài và mức độ đồng đều của quần xã cũng khá cao gần tương đồng với mức độ đồng đều của quần xã Ve giáp trong sinh cảnh cây ngắn ngày, trong khi đó ở sinh cảnh rừng nhân tác những chỉ số này còn thấp hơn so với sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, kết quả này cũng được ghi nhận bởi Đào Duy Trinh (2013) [39], Vũ Quang Mạnh và cộng sự (2002) [31]. Xu hướng tiếp tục suy giảm các chỉ số đa dạng cho đến sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày, có số lượng các bậc taxon, mức độ đa dạng và phong phú loài thấp nhất trong năm dạng sinh cảnh, mặc dù quan sát thấy độ đồng đều các cá thể phân bổ vào trong các loài cao nhất trong cả năm sinh cảnh, nhưng trong tương quan số lượng loài nghèo nàn và mật độ trung bình cá thể ít ỏi, thấp nhất trong năm sinh cảnh được khảo sát, vì vậy cấu trúc quần xã Ve giáp trong sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày thực sự không ổn định.

Như vậy cũng như ghi nhận của Vũ Quang Mạnh (2002) [31], Haq (1994) [105], khi môi trường có sự chuyển dịch dần theo hướng suy giảm dần thảm cây rừng và gia tăng tốc độ khai phá của con người thì rõ ràng, đã làm ảnh hưởng lên cấu trúc quần xã Ve giáp đất nơi đây. Ở các sinh cảnh càng gần với tự nhiên như rừng tự nhiên, trảng cỏ cây bụi ít bị khai phá, tác động bởi con người thì mức độ đa dạng sinh học của chúng vẫn khá cao, quần xã càng ổn định, ngược lại đến các sinh cảnh chịu sự tác động càng nhiều của con người như sinh cảnh rừng nhân tác, đất canh tác cây lâu năm, đặc biệt là chế độ đất canh tác cây ngắn ngày chịu sự tác động thường xuyên của con người, thấy rõ có sự sụt giảm rõ rệt các chỉ số này, thành phần loài nghèo nàn, lỏng lẻo, quan hệ quần xã ít chặt chẽ hơn và nếu tiếp tục bị tác

động nhiều từ con người rất có thể dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng loài, đồng nghĩa với việc môi trường đất có thể bị ảnh hưởng xấu.

Trong các sinh cảnh rừng tự nhiên có sự xuất hiện của duy nhất loài

Perxylobates vietnamensis mà không gặp ở các sinh cảnh còn lại, đồng thời khi chuyển sang các sinh cảnh chịu sự tác động thường xuyên hơn bởi con người, xuất hiện các nhóm loài ưu thế phát triển mạnh phải kể đến như Scheloribates mahunkai,

Tectocepheus minor, Masthermannia mamillaris, phần nào thể hiện sự chuyển dịch của điều kiện môi trường đang có xu hướng thích hợp cho sự phát triển của một vài loài nhất định mà không phải là phần đa các loài trong quần xã. Đây có thể là những nhóm loài đặc trưng có giới hạn sinh thái rộng, chống chịu thích nghi tốt với các điều kiện thay đổi của môi trường được khảo sát, vì thế chúng có thể có ý nghĩa trong vấn đề chỉ thị cho điều kiện môi trường sinh thái tại đây.

Với cơ sở trên, khi phân tích mức độ tương đồng thành phần loài Ve giáp trong năm sinh cảnh, cũng thấy rõ có sự tách biệt đa dạng loài theo ba dạng sinh cảnh chính, là quần xã Ve giáp ít bị tác động bởi con người - sinh cảnh rừng tự nhiên có sự tách biệt rõ rệt thành một nhóm, nhóm thứ hai là quần xã Ve giáp trong các sinh cảnh đất canh tác, và quần xã Ve giáp trung gian giữa hai nhóm này là nhóm loài Ve giáp trong sinh cảnh trảng cỏ cây bụi. Như vậy, sinh cảnh trảng cỏ và đất canh tác cây lâu năm có mức độ gần gũi với sinh cảnh rừng tự nhiên hơn là sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày đã có sự tách biệt hẳn, điều này có thể có ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, trong quy hoạch phục vụ công tác trồng phục hồi tài nguyên rừng, cần xem xét những sinh cảnh gần gũi với sinh cảnh rừng tự nhiên hơn.

Trong quá trình thực tiễn, khảo sát thu mẫu nghiên cứu cho thấy, về cơ bản điều kiện môi trường đất ở đây đã dần ít chịu sự tác động nói chung của con người, có thể do đã có sự chuyển đổi trong thói quen tập quán canh tác của người dân và sự chuyển đổi trong cơ cấu việc làm, vì vậy người dân bản địa nơi đây đã dần ít canh tác trồng trọt, nhiều bãi nương, đất đồi bị bỏ trống lâu ít có sự tác động thường xuyên của con người, trừ sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày do là đất vườn quanh nhà trồng các loại rau củ quanh năm, nên mức độ tác động của con người là

rõ rệt hơn cả. Với những yếu tố trên có thể phần nào tác đông lên cấu trúc quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu, nổi lên tính đồng đều khá cao, và không có sự chệnh lệch nhiều. Vậy có thể thấy trong trục nghiên cứu theo các dạng sinh cảnh chính ở vùng nghiên cứu, thì các yếu tố nhân tác rõ ràng đã có sự tác động ảnh hưởng rõ rệt lên cấu trúc quần xã Ve giáp, gây ra sự biến đổi trong cấu trúc quần xã Ve giáp đất ở vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w