Đa dạng sinhhọc trong chu kỳ ngày đêm

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 119 - 125)

I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ

110 100 Species rank

3.4.2. Đa dạng sinhhọc trong chu kỳ ngày đêm

Giữa các thời điểm số loài dao động từ 14 – 25, cao nhất vào thời điểm 16h00 và 18h00 với 25 loài (chiếm 60,97% tổng số loài), đến thời điểm 24h00 giảm còn 20 loài (chiếm 48,78% tổng số loài), giảm thấp nhất vào thời điểm 6h00 chỉ có 14 loài (chiếm 34,14% tổng số loài). Chênh lệch số loài ghi nhận giữa các thời điểm có ý nghĩa thống kê với (P<0,05).

Vậy nhìn chung trong bốn thời điểm khảo sát, số lượng loài thường cao nhất vào giai đoạn 12h00 đến 18h00 và thấp hơn ở hai thời điểm còn lại. Sự biến động này dường như gắn với biến động của chu kỳ ngày đêm với sự thay đổi rõ rệt nhất của yếu tố nhiệt độ, ánh sáng…

Hình 3.19. Số lượng loài và mật độ trung bình của quần xã Ve giáp trong chu kỳ ngày đêm

Mật độ trung bình (MĐTB, cá thể/m2) của bốn thời điểm dao động từ 4560 (cá thể/m2) - 24160 (cá thể/m2). Mật độ trung bình có xu hướng giảm dần từ 12h00 (24160 cá thể/m2) > 18h00 (17240 cá thể/m2) > 24h00 (6760 cá thể/m2) > 6h00 (4560 cá thể/m2).

Như vậy có thể thấy số lượng loài và MĐTB cá thể có biến động tương đồng nhau, với số lượng và MĐTB thường đạt cao nhất vào thời điểm 1200 - 18h00, và thấp nhất vào thời điểm 6h00 sáng.

Từ số liệu bảng 3.14 và hình 3.20 cho thấy:

Độ phong phú loài (d) của quần xã Ve giáp đạt cao nhất vào thời điểm 18h00 trung bình với 3,02 ± 0.29, cao nhất 3,33 và thấp nhất là 2,76. Tiếp đến là thời điểm 12h00 đạt 2,76 ± 0,91, cao nhất 3,48 thấp nhất là 1,74. Thời điểm 24h00 đạt 2,6 ± 1,04, cao nhất là 3,45 thấp nhất 1,44. Độ phong phú loài thấp nhất vào thời điểm 6h00 với 2,1 ± 0,42, cao nhất 2,53 và thấp nhất là 1,7. Chỉ số phong phú loài (d) trung bình ở các thời điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 3.14. Một số chỉ số định lượng của quần xã Ve giáp trong chu kỳ ngày đêm

Chỉ số S 14 25 25 20 MĐTB (cá thể/m2) 4560 24160 17240 6760 d 2,1 ± 0,42 2,76 ± 0,91 3,02 ± 0,29 2,6 ± 1,04 J’ 0,78 ± 0,11 0,65 ± 0,19 0,75 ± 0,19 0,80 ± 0,21 H’ 1,59 ± 0,10 1,75 ± 0,56 2,00 ± 0,33 1,63 ± 0,67 1-Lambda' 0,74 ± 0,08 0,72 ± 0,16 0,80 ± 0,12 0,78 ± 0,16 Độ đồng đều (J’) của quần xã Ve giáp giữa các thời điểm nhìn chung không cao, dao động từ 0,65 ± 0,19 đến 0,80 ± 0,21. (J’) đạt cao nhất vào 24h00 trung bình với 0,80 ± 0,21, cao nhất 0,95 và thấp nhất 0,55, chỉ số này giảm dần theo thứ tự 24h00 (0,80 ± 0,21) > 6h00 (0,78 ± 0,11) > 18h00 (0,75 ± 0,19) > 12h00 (0,65 ± 0,19). Chỉ số đồng đều (J’) trung bình ở các thời điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 3.20. Đa dạng của quần xã Ve giáp trong chu kỳ ngày đêm

Số liệu cho thấy nhìn chung độ ưu thế ngược của quần xã không cao, chứng tỏ đều có khả năng xuất hiện loài ưu thế trong cả bốn thời điểm nghiên cứu, cụ thể:

Độ ưu thế nghịch (1 -λ) của quần xã dao động từ 0,72 ± 0.16 đến 0,80 ± 0,12, trong đó đạt cao nhất vào thời điểm 18h00 trung bình đạt 0,80 ± 0,12, cao nhất là 0,9, thấp nhất là 0,67, chỉ số này giảm dần đến thời điểm 24h00 với 0,78 ± 0,16, cao nhất 0,9, thấp nhất 0,6. Thời điểm 6h00 đạt 0,74 ± 0,08, cao nhất 0,81, thấp nhất 0,66. Chỉ số này thấp nhất ở thời điểm 12h00 với 0,72 ± 0,16, cao nhất 0,9, thấp nhất 0,6. Sự sai khác trung bình giữa các thời điểm có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như vậy, chỉ số ưu thế sẽ ngược lại giá trị này, cao nhất vào thời điểm 12h00, hay khả năng xuất hiện loài ưu thế vào thời điểm này là rất cao, độ ưu thế thấp dần theo thứ tự 12h00  6h00  24h00  18h00, vì chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở các thời điểm sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) suy ra chỉ số ưu thế cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm.

1 10 100Species rank Species rank 0 20 40 60 80 100 C u m u la tiv e D o m in a n ce % Thời điểm 6h00 12h00 18h00 24h00

Hình 3.21. Đường cong K-dominance biểu thị tính đa dạng loài trong chu kỳ ngày đêm

Hình 3.21 cho thấy, đường cong k-dominance ở đồ thị này có ba thời điểm có ba đường cong thấp nhất là 18h00 - 12h00 - 24h00, đây cũng chính là ba thời điểm có độ đa dạng (H’) cao nhất, cụ thể mức độ đa dạng loài (H’) trung bình cao nhất ở thời điểm 18h00 đạt 2,00 ± 0.33, cao nhất 2,26, thấp nhất 1,62. Chỉ số này giảm dần theo thứ tự, thời điểm 12h00 đạt 1,75 ± 0,56 cao nhất 2,39 và thấp nhất 1,37; thời điểm 24h00 trung bình đạt 1,63 ± 0,67 cao nhất 2,35 thấp nhất 1,04, cuối cùng mức độ đa dạng loài (H’) đạt giá trị thấp nhất vào thời điểm 6h00 với trung bình 1,59 ± 0,10, cao nhất 1,67 thấp nhất là 1,48. Chỉ số đa dạng (H’) trung bình giữa các thời điểm khảo sát sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Như vậy thời điểm 18h00 là thời điểm có mức độ đa dạng sinh học loài và mức độ phong phú của quần xã cao nhất, các giá trị này đều thấp nhất vào thời điểm 6h00, trong khi đó mức độ ổn định của quần xã đạt cao nhất vào thời điểm 24h00.

3.4.3. Cấu trúc loài ưu thế

Cấu trúc loài ưu thế của quần xã Ve giáp trong bốn thời điểm được thể hiện trong bảng 3.15, ghi nhận 9 loài Ve giáp ưu thế với tỉ lệ dao động từ 5,26% - 52,63% trong bốn thời điểm, cụ thể:

Thời điểm 6h00 có sáu loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế, chiếm tỉ lệ 5,26% - 52,63% tổng số cá thể, trong đó chỉ có R. ovulum ovulum rất ưu thế với tỉ lệ rất cao 52,63%, còn lại năm loài ưu thế M. tropica, A.arcualis, M. tamdao, S. mahunkai, P. brevisetus, có tỉ lệ dao động 5,26% - 7,89%.

Thời điểm 12h00 có năm loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế, chiếm tỉ lệ 7,12% - 38,91%, trong đó có hai loài ưu thế B. ornatissimus, A. arcualis tỉ lệ dao động 7,12% - 7,78%, và ba loài rất ưu thế M. minus minus, R. pinifera, R. ovulum ovulum

tỉ lệ dao động 10,43% - 38,91%.

Thời điểm 18h00 có năm loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế có tỉ lệ dao động 5,34% - 45,24%, trong đó có hai loài ưu thế M. tamdao, R. pinifera, đều chiếm tỉ lệ 5,34%, và ba loài rất ưu thế B. ornatissimus, A. arcualis, R. ovulum ovulum, chiếm tỉ lệ từ 11,14% - 45,24%.

Thời điểm 24h00 có bốn loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế chiếm tỉ lệ 5,92% - 50.3%, trong đó có hai loài ưu thế A. arcualis, S. mahunkai, đều chiếm tỉ lệ 5,92% và hai loài rất ưu thế B. ornatissimus, R. ovulum ovulum, chiếm tỉ lệ 10.65% - 50,3%.

Như vậy: có hai loài A. arcualis, R. ovulum ovulum, ưu thế hoặc rất ưu thế liên tiếp trong cả bốn thời điểm khảo sát, đặc biệt loài R. ovulum ovulum có tỉ lệ rất cao có thể chiếm tới nửa số cá thể ghi nhận ở một thời điểm (hình 3.28).

Loài B. ornatissimus ưu thế hoặc rất ưu thế trong ba thời điểm khảo sát 12h00 - 18h00 - 24h00.

Có ba loài ưu thế hoặc rất ưu thế trong hai thời điểm, M. tamdao ưu thế vào 6h00 và 18h00 với tỉ lệ 5,34% - 6,14%, S. mahunkai ưu thế 6h00 và 24h00 với tỉ lệ 5,92% - 7,89%, R. pinifera ưu thế từ thời điểm 12h00 và 18h00 với tỉ lệ 5,34% - 15,73%.

Còn lại ba loài chỉ ưu thế ở một thời điểm, M. tropicaP. brevisetus ưu thế vào 6h00 với tỉ lệ 5,26% và 7,89%. M. minus minus rất ưu thế vào 12h00 với tỉ lệ 10,43%.

Như vậy, mỗi thời điểm có tập hợp và số lượng loài ưu thế không giống nhau. Trong bốn thời điểm, khả năng xuất hiện nhóm loài ưu thế khá cao, tuy nhiên mức độ ưu thế ở thời điểm 12h00 có xu hướng ổn định hơn với tỉ lệ giữa các nhóm loài có sự chênh lệch không lớn. Còn lại ba thời điểm khảo sát đều có sự chệnh lệch lớn hơn trong tỉ lệ ưu thế gây ra bởi một vài loài chiếm số lượng rất ưu thế trong quần xã. Vậy có thể giai đoạn 12h00 có tiềm năng cho sự sinh trưởng của loài, nhưng lưu ý đây không phải là yếu tố thuận lợi thực sự vì trong điều kiện thời điểm này cũng phần nào tạo ra tính chọn lọc lớn hơn, cũng có những loài không thích ứng với thời điểm này, và cũng có những loài mới xuất hiện hoạt động mạnh mẽ hơn, cụ thể số liệu cho thấy từ giai đoạn 6h00 sáng sang thời điểm 12h00 trưa không gặp lại hai loài E. japonicaP. kaszabi và có sự xuất hiện tập hợp các nhóm loài mới bao gồm 13 loài (E. crassisetiger, C. lata, A. cocuyana, M. minus, O. minutissima, O. nova, Q. quadricarinata, N. crisposetosa, S. ruzsinszkyi, S. minima, S. ornata, T. minor, U. clavatus).

Xuyên suốt bốn thời điểm khảo sát, điểm đáng chú ý có hai loài liên tục ưu thế và rất ưu thế là Arcoppia arcualis Rostrozetes ovulum ovulum, đặc biệt loài R. ovulum ovulum, có mức độ ưu thế rất cao thậm chí như thời điểm 6h00 và 24h00

chúng chiếm tới một nửa số lượng cá thể của quần xã. Trong quá trình nghiên cứu, số liệu ghi nhận loài R. ovulum ovulum cũng là loài rất ưu thế liên tục trong cả bốn mùa cũng tại sinh cảnh chuyên canh chè, ngoài ra loài A. arcualis ưu thế liên tiếp trong bốn thời điểm cũng bắt gặp ở trong bốn mùa và loài S. mahunkai ưu thế trong bốn mùa cũng bắt gặp tại sinh cảnh canh tác này với số lượng khá cao. Như vậy, việc gia tăng nổi trội và chiếm ưu thế của những loài này rất có ý nghĩa, chúng có thể được xem xét như một yếu tố chỉ thị liên quan đến chế độc canh cây chè lâu năm của vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w