Cấu trúc loài ưu thế

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 93 - 96)

I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ

3.2.3. Cấu trúc loài ưu thế

Trong năm sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, đã thống kê có tổng số 16 loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế với tỉ lệ dao động từ 5,21% - 32,36% (bảng 3.7) cụ thể:

Sinh cảnh RTN: có hai loài Ve giáp ưu thế P. brevisetus, M. tamdao (tỉ lệ phần trăm dao động 6,11% - 8,65%), và một loài rất ưu thế P. vietnamensis (chiếm 14,25%).

Sinh cảnh RNT: có hai loài Ve giáp ưu thế P. margaritata, T. minor (tỉ lệ phần trăm dao động từ 5,85% - 8,29%) và có một loài Ve giáp rất ưu thế M. tamdao

(chiếm 11,22%).

Sinh cảnh TC: có bảy loài ưu thế P. aciculatus, P. hirsutus, G. arenaria, S. fimbriatus, M. tamdao, P. brevisetus, S. mahunkai (tỉ lệ phần trăm dao động từ 5,21% - 9,20%) và một loài rất ưu thế M. mamillaris (chiếm 10,12%).

Sinh cảnh CLN: có bốn loài ưu thế S. africanus, J. kuhnelti, M. tamdao, T. minor

(tỉ lệ dao động từ 5,45% - 8,73%) và một loài rất ưu thế S. mahunkai chiếm tỉ lệ 32,36%. Sinh cảnh CNN: có bốn loài Ve giáp ưu thế N. silvestris, S. mahunkai, J. kuhnelti, M. remigera (tỉ lệ dao động từ 5,56% - 7,14%) và ba loài rất ưu thế T.velatus elegans, T. minor, M. mamillaris (tỉ lệ dao động từ 12,7% - 19,05%).

Bảng 3.7. Tập hợp các loài Ve giáp ưu thế trong năm sinh cảnh S TT Loài Độ ưu thế (%) R TN R NT T C C LN C NN

1 Multioppia tamdao Mahunka, 1988 8 ,65 1 1,12 7 ,98 8 ,73 2 Perxylobates brevisetus Mahunka,

1988

6 ,11

7 ,98 3 Perxylobates vietnamensis (Jeleva &

Vũ, 1987)

1 4,25

4 Tectocepheus minor Berlese, 1903 8

,29

8 ,73

1 5,08 5 Pergalumna margaritata Mahunka,

1989

5 ,85 6 Scheloribates fimbriatus Thor,

1930

6 ,75

7 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) 5

,21 8 Scheloribates mahunkai Subias,

2010 9 ,2 3 2,36 5 ,56 9 Masthermannia mamillaris (Berlese, 1904) 1 0,12 1 9,05 1 0

Graptoppia arenaria Ohkubo, 1993 5

,83 1

1

Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905)

5 ,21 1

2

Scheloribates africanus (Wallwork, 1964)

5 ,45

1 3

Javacarus kuhnelti Balogh, 1961 6

,18

6 ,35 1

4

Malacoangelia remigera Berlese, 1913

7 ,14 1

5

Nothrus silvestris Nicolet, 1855 5

,56 1

6

Tectocepheus velatus elegans

Ohkubo, 1981

1 2,07

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Số liệu cho thấy không có loài nào ưu thế trong cả năm sinh cảnh của vùng nghiên cứu. Có duy nhất một loài ưu thế trong bốn sinh cảnh là M. tamdao ưu thế trong bốn sinh cảnh (RTN, RNT, TC, CLN) với tỉ lệ dao động (7,98% - 11,12%).

Có bốn loài ưu thế trong hai và ba sinh cảnh: T. minor ưu thế trong ba sinh cảnh (RNT, CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (8,29% - 15,08%). S. mahunkai ưu thế trong ba sinh cảnh (TC, CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (9,2% - 32,36%), P. brevisetus ưu thế trong hai sinh cảnh (RTN, TC), M. mamillaris ưu thế trong hai sinh cảnh (TC, CNN) với tỉ lệ dao động (10,12% - 19,05%). J. kuhnelti ưu thế trong hai sinh cảnh (CLN, CNN) với tỉ lệ dao động (6,18% - 6,35%). Còn lại các loài chỉ ưu thế trong một dạng sinh cảnh: P. vietnamensis rất ưu thế trong sinh cảnh RTN (14,25%). P. margaritata ưu thế trong sinh cảnh RNT với 5,85%. S. fimbriatus, G. arenaria, P. hirsutusP. aciculatus chiếm ưu thế trong sinh cảnh TC với tỉ lệ phần trăm 6,75 %; 5,83 %; 5,21%; 5,21%. S. africanus chiếm 5,45% ưu thế trong sinh cảnh CLN. T. velatus elegans, M. remigera, N. silvestris rất ưu thế và ưu thế trong sinh cảnh CNN với tỉ lệ phần trăm lần lượt 12,07%; 7,14% và 5,56%. Đây đều là những tập hợp loài ưu thế đặc trưng, chỉ bắt gặp ở từng sinh cảnh, vì vậy rất có thể chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ thị điều kiện sinh thái môi trường của vùng nghiên cứu.

Như vậy, mỗi sinh cảnh có một tập hợp loài Ve giáp ưu thế đặc trưng và chúng thay đổi ở các sinh cảnh khác nhau. Sự thay đổi tập hợp các loài ưu thế phản ánh sự

thay đổi các điều kiện của môi trường sống. Trong điều kiện sống tối ưu, thông thường các loài ưu thế có số lượng cá thể không vượt trội so với các loài khác trong quần xã. Ngược lại khi môi trường sống không thuận lợi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống, dẫn đến một số loài không thích nghi được bị diệt vong, một số loài khác lại phát triển làm thay đổi tập hợp ưu thế trong quần xã và do đó, cũng đưa đến sự thay đổi của các giá trị định lượng khác như mật độ, độ đa dạng loài (H’) và độ đồng đều (J’) của quần xã một cách tương ứng.

Đặc biệt số liệu cho thấy khi chuyển từ những điều kiện môi trường đất mang tính tự nhiên hơn sang các môi trường có tính nhân tác nhiều hơn (RTN→RNT→TC→CLN→CNN), nhận thấy có sự xuất hiện một số loài Ve giáp với tỉ lệ ưu thế, đặc trưng, nổi trội ở các sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày và đất canh tác cây lâu năm: Scheloribates mahunkai Subias, 2010; Masthermannia mamillaris (Berlese, 1904) và Tectocepheus minor Berlese, 1903. Đồng thời không còn bắt gặp những nhóm loài rất ưu thế đặc trưng cho môi trường tự nhiên hơn như loài Perxylobates vietnamensis (Jeleva & Vũ, 1987) xuất hiện duy nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên. Những cơ sở số liệu này có thể được xem xét là những nhân tố đóng vai trò chỉ thị cho điều kiện hệ sinh thái đất ở vùng nghiên cứu và có thể phán đoán được quá trình cũng như chiều hướng diễn thế sự thay đổi điều kiện môi trường sống.

Vậy cùng với các giá trị định lượng của cấu trúc quần xã Ve giáp (số loài, độ đa dạng loài H’, độ đồng đều J’, độ phong phú loài d), thì có thể thấy cấu trúc loài ưu thế cũng là một tham số tin cậy, góp phần đánh giá chất lượng môi trường đất của vùng cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w