Đa dạng sinhhọc theo mùa

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 106 - 109)

I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ

3.3.2. Đa dạng sinhhọc theo mùa

Số liệu từ hình 3.13 và bảng 3.10 cho thấy:

Số lượng loài trong bốn mùa dao động từ 21 loài (thấp nhất ở giai đoạn mùa hè) đến 35 loài (cao nhất ở giai đoạn mùa xuân). Số lượng loài giảm dần theo trật tự: xuân > đông > thu > hè (số loài tương ứng là 35, 32, 31, 21).

Hình 3.13. Số lượng loài và mật độ trung bình của quần xã Ve giáp trong bốn mùa

Ghi chú: X-mùa xuân, H-mùa hè, T-mùa thu, Đ-mùa đông

Mật độ cá thể trung bình (MĐTB) (cá thể/m2) có sự biến động trong bốn mùa như sau: đạt cao nhất vào mùa đông (16840 cá thể/m2), giá trị này giảm dần đến mùa xuân (15800 cá thể/m2) > mùa thu (9560 cá thể/m2) > mùa hè (1200 cá thể/m2).

Vậy có thể thấy sự biến động của giá trị số lượng loài và MĐTB trong bốn mùa khá tương đồng nhau, trong đó hai giá trị này thường cao nhất ở mùa xuân - đông, và thấp nhất vào mùa hè, mùa thu có giá trị trung gian chuyển tiếp.

Độ phong phú loài (d) đạt cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu, cụ thể chỉ số này giảm dần theo thứ tự: xuân (4,21 ± 1,12) > đông (4,15 ± 0,20) > hè (3,35 ± 0,17) > thu (3,25 ± 0,79). Chỉ số phong phú loài (d) trung bình ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 3.10. Một số chỉ số định lượng của quần xã Ve giáp trong bốn mùa Mùa

Chỉ số Xuân Thu Đông

S 35 21 31 32 MĐTB (cá thể/m2) 15800 1200 9560 16840 d 4,21 ± 1,12 3,35 ± 0,17 3,25 ± 0,79 4,15 ± 0,20 J’ 0,73 ± 0,04 0,99 ± 0,01 0,75 ± 0,17 0,67 ± 0,14 H’ 2,23 ± 0,24 2,12 ± 0,11 1,85 ± 0,08 2,04 ± 0,42 1-Lambda' 0,84 ± 0,04 0,98 ± 0,02 0,78 ± 0,11 0,74 ± 0,13

Độ đồng đều (J’) lại cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào mùa đông, giá trị này giảm dần theo thứ tự: hè (0,99 ± 0,01) > thu (0,75 ± 0,17) > xuân (0,73 ± 0,04) > đông (0,67 ± 0,14). Sự sai khác độ đồng đều giữa các mùa đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05), giữa mùa thu và xuân sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), điều này chỉ ra rằng độ đồng đều của quần xã trong hai mùa xuân - thu khá tương đồng nhau.

Hình 3.14. Đa dạng của quần xã Ve giáp trong bốn mùa

Chỉ số ưu thế nghịch 1- λ trung bình dao động từ 0,74 đến 0,98, cao nhất vào mùa hè, thấp nhất vào mùa đông cụ thể chỉ số này giảm theo thứ tự: hè > xuân > thu > đông với lần lượt các chỉ số 0,98 ± 0.02; 0,84 ± 0,04; 0,78 ± 0,1; 0,74 ± 0,13. Chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05), suy ra chỉ số ưu thế ở các mùa cũng có sai khác có ý nghĩa thống kê.

Độ đa dạng loài H’ trong bốn mùa không cao, trung bình dao động từ 1,85 ± 0,08 đến 2,23 ± 0,24. Cụ thể độ đa dạng loài H’ cao nhất vào mùa xuân (2,23 ± 0,24) và thấp nhất vào thời điểm mùa thu (1,85 ± 0,08), chỉ số này giảm dần theo thứ tự: xuân (2,23 ± 0,24) > hè (2,12 ± 0,11) > đông (2,04 ± 0,42) > thu (1,85 ± 0,08). Chỉ số đa dạng loài H’ trung bình ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,0.5).

Đường cong k-dominance (hình 3.15) cho thấy xu hướng biến đổi của quần xã Ve giáp trong bốn mùa. Qua đồ thị cho thấy rõ giai đoạn mùa xuân sẽ là thời điểm quần xã đa dạng và bền vững nhất với vị trí đường cong thấp nhất. Giai đoạn mùa đông mặc dù tỉ lệ tồn tại các nhóm ưu thế cao, nhưng đường đi của đồ thị khá ổn định ở giai đoạn sau quan sát có sự tăng lên của số loài. Giai đoạn hè mặc dù mức ưu thế không cao bằng giai đoạn đông, nhưng đường đi của đồ thị cho thấy rõ sự không bền vững của quần xã càng về sau số loài càng giảm mạnh, đường cong lên rất cao. Mùa thu là thời điểm không bền vững nhất của quần xã trong bốn mùa, mức ưu thế cao nhất kết hợp sự suy giảm về số loài cũng rất cao, nên giai đoạn này mức độ đa dạng của quần xã là thấp nhất trong bốn mùa.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w