I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ
3.1.3. So sánh đặc điểm đa dạng thành phần loài quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu với các vùng liên quan
giáp ở vùng nghiên cứu với các vùng liên quan
Hơn nửa thế kỉ nghiên cứu về Ve giáp đất tại Việt Nam, những tổng kết về tính chất địa lý động vật của chúng thường có vai trò rất quan trọng, góp phần đánh giá tiến trình lịch sử, nguồn gốc phát sinh, của nhóm này. Nổi bật lên là những kết luận của tác giả Vũ Quang Mạnh (2009) [17], “quần xã Ve giáp Việt Nam mang rõ tính chất của vùng địa động vật Đông Phương, khu hệ có nhiều thành phần chung với một số nước thuộc vùng Đông Nam Á”. Ngoài ra ở các khu vực núi cao có sự xuất hiện của một số đại diện mang yếu tố ôn đới, đáng chú ý trong khu hệ Ve giáp thuộc vùng núi cao phía bắc, phát hiện thấy sự đan xen của một số yếu tố địa động vật Cổ Bắc, nhận xét này cũng tương tự phân tích rút ra từ kết quả điều tra của Mahunka (1987) về vùng lãnh thổ phía bắc có thể được xem như phần chuyển tiếp của vùng địa động vật miền Nam Trung Hoa, nơi có sự pha trộn một số yếu tố địa động vật Cổ Bắc [114].
Với thực tế vùng nghiên cứu cao nguyên Mộc Châu có độ cao gần 1000m so với mực nước biển, theo Vũ Tự Lập khu vực này sẽ nằm ở đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi, mang nhiều tính chuyển tiếp từ nhiệt đới sang á nhiệt đới, đặc điểm địa mạo phức tạp với phần cao nguyên rộng lớn xen kẽ địa hình đồi núi cắt xẻ mạnh [7], thuộc khu vực đồi núi Tây Bắc Việt Nam, với những đặc điểm điều kiện tự nhiên có nhiều nét đặc trưng so với khu vực Tây Bắc nói chung như vậy có thể có những ý nghĩa nhất định đến tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp, đặt ra giải thiết sự hình thành của cấu trúc quần xã Ve giáp nơi đây, và mối liên quan hay tách biệt của chúng với các khu vực còn lại ở phía bắc Việt Nam như thế nào, trong khuôn khổ nội dung luận án tác giả tiến hành so sánh cấu trúc các bậc phân loại và cấu trúc định tính về mức độ đa dạng thành phần loài giữa vùng nghiên cứu với một số khu vực thuộc miền bắc Việt Nam: khu vực Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Vì vùng cao nguyên Mộc Châu, nằm trong khu vực Tây Bắc, mang nhiều nét đặc trưng điển hình cho khu vực vùng núi cao phía Tây Bắc Việt Nam, nên số lượng các bậc taxon của vùng nghiên cứu sẽ được gộp vào số liệu của khu
vực Tây Bắc để tiến hành so sánh với ba khu vực còn lại. Sử dụng hệ số tương đồng Bray - Curtis để so sánh mức độ tương đồng thành phần loài giữa các khu vực.
Số liệu về đa dạng thành phần loài của các khu vực tổng kết theo cập nhật mới nhất hiện nay của Vũ Quang Mạnh, 2020, trình bày cụ thể tại phụ lục bảng.
* Cấu trúc bậc phân loại giữa các khu vực, trình bày tại bảng 3.3 và hình 3.4.
Bảng 3.3. Số lượng các taxon của bốn khu vực
Khu vực Họ Bậc phân loạiGiống Loài Tỉ lệ % số loài
Tây Bắc 60 123 230 35,06 Đông Bắc 61 121 278 42,38 Đông bằng sông Hồng 64 139 343 52,28 Bắc Trung Bộ 39 68 127 19,36 Tổng số taxon cả bốn khu vực 85 217 656
Từ số liệu bảng 3.3 và hình 3.4 cho thấy:
Ở mức họ, số lượng các họ giảm dần theo thứ tự: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (64 họ, chiếm 75,29% tổng số họ) Đông Bắc (ĐB) (61 họ, chiếm 71,76%) Tây Bắc (TB) (60 họ, chiếm 70,59%) Bắc Trung Bộ (BTB) (39 họ, chiếm 45,88%).
Ở mức giống, số lượng giống giảm dần từ ĐBSH (139 giống, chiếm 64,06% tổng số giống) TB (123 giống, chiếm 56,68%) ĐB (121 giống, 55,76%) BTB (68 giống, chiếm 31,34%).
Ở mức loài, số lượng loài giảm theo thứ tự: ĐBSH (343 loài, chiếm 52,29% tống số loài) ĐB (278 loài, chiếm 42,38%) TB (230 loài, chiếm 35,06%) BTB (127 loài, chiếm 19,36%).
Như vậy, nhìn tổng quát trong bốn khu vực, khu vực Đồng bằng sông Hồng có mức độ phong phú nhất về số lượng các taxon bậc họ, giống, loài, trong khi đó ghi nhận các bậc taxon thấp nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đối với vùng nghiên cứu thuộc khu vực Tây Bắc, nhìn chung có sự phong phú ở số lượng các taxon bậc cao
như họ và giống lần lượt chiếm tới 70% tổng số họ; 56,68% tổng số giống; số lượng các taxon bậc loài ở mức trung bình so với ba khu vực còn lại chiếm 35,06% tổng số loài. So với khu vực Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc có số lượng taxon thấp hơn 15 họ, 16 giống và 131 loài và cao hơn so với khu vực Bắc Trung Bộ 21 họ, 55 giống, 103 loài.
Hình 3.4. So sánh cấu trúc các bậc phân loại của bốn khu vực
* Cấu trúc thành phần loài giữa các khu vực trình bày cụ thể tại bảng 3.4 và hình 3.5.
Bảng 3.4. Tỉ lệ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa bốn khu vực
Khu vực Tây Bắc Đông Bắc ĐB sông Hồng Bắc Trung Bộ
Tây Bắc
Đông Bắc 43,85
Đồng bằng sông Hồng 42,79 60,22
Từ số liệu bảng 3.4 và hình 3.5 thấy rằng:
Mức độ tương đồng thành phần loài giữa bốn khu vực dao động từ 31,79% - 60,23%. Trong đó, mức độ tương đồng thành phần loài cao nhất giữa khu vực Đông Bắc (ĐB) và khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có mức độ tương đồng thành phần loài cao nhất đạt 60,23% (xác định có tới 187 loài chung giữa hai khu vực).
Khu vực Tây Bắc (TB) có mức độ tương đồng thành phần loài với hai khu vực ĐB và khu vực ĐBSH ở mức dưới 50% đạt 43,32%.
Khu vực Bắc Trung Bộ (BTB) bắt đầu có sự tách biệt về thành phần loài, mức độ tương đồng thành phần loài trung bình chỉ đạt 35,68% với ba khu vực còn lại.
Như vậy, số liệu cho thấy khu vực TB (gồm cả vùng nghiên cứu) có mức tương đồng thành phần loài không cao với các khu vực ĐB, ĐBSH và BTB, đạt trung bình 39,48%, ghi nhận 53/656 loài chung cho cả bốn khu vực, có 97/230 loài chỉ bắt gặp ở khu vực TB, chiếm 42,17% tổng số loài của khu vực TB và 14,79% tổng số loài của cả bốn khu vực.