I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ
110 100 Species rank
3.4.4. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Vegiáp trong chu kỳ ngày đêm
trong chu kỳ ngày đêm
Khi phân tích số liệu bằng ANOSIM (Analysis of similarites) cho thấy, mức độ tương đồng giữa các thời điểm trong chu kỳ ngày đêm (R = -0,006; P = 0,47 > 0,05) có sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), giữa các lần lặp lại trong một thời điểm (R = 0,45; P = 0,01 < 0,05) sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05), điều này cũng có nghĩa thành phần loài giữa các thời điểm trong chu kỳ ngày đêm sẽ tương đồng nhau hơn, trong khi đó sinh cảnh nghiên cứu có thể có điều kiện môi trường không đồng nhất vì thế ảnh hưởng ít nhiều đến thành phần loài ở các lần lặp lại sẽ có sự khác nhau.
Sử dụng hệ số tương đồng Bray - Curtis (Sjk) để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Ve giáp giữa các thời điểm nghiên cứu khảo sát. Số liệu được thể hiện theo dạng phân tích nhóm CLUSTER. Các số liệu về sự phong phú loài được được chuyển đổi sang dạng (square root) trước khi thực hiện các ma trận tương đồng.
Bảng 3.16. Tỉ lệ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa bốn thời điểm
6h00 12h00 18h00 24h00
6h00
12h00 48,57
18h00 55,26 79,59
24h00 69,80 58,91 64,13
Mức độ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa bốn thời điểm trong chu kỳ ngày đêm dao động khá cao từ 56,72% - 79,59%. Có thể chia mức độ tương đồng thành phần loài Ve giáp trong bốn thời điểm thành ba nhóm quần xã:
Nhóm thứ nhất gồm quần xã Ve giáp trong các thời điểm 12h00 - 18h00 với tỉ lệ tương đồng >70%: cụ thể mức độ tương đồng thành phần loài đạt cao nhất giữa thời điểm 12h00 và 18h00 đạt 79,59%.
Nhóm thứ hai gồm quần xã Ve giáp với tỉ lệ tương đồng thành phần loài (60% -70%): cụ thể là mức tương đồng thành phần loài giữa thời điểm 6h00 và 24h00 với 69,8%.
Nhóm thứ ba gồm quần xã Ve giáp với tỉ lệ tương đồng thành phần loài <60%, với mức tương đồng thành phần loài giữa hai nhóm thời điểm 12h00-18h00 với thời điểm 6h00-24h00 với tỉ lệ 56,72%.
Hình 3.22. CLUSTER tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa bốn thời điểm
Như vậy, số liệu cho thấy dường như yếu tố nhiệt độ, ánh sáng… trong một chu kỳ ngày đêm đã có sự ảnh hưởng gây ra những biến động nhất định tới cấu trúc thành phần loài của quần xã Ve giáp ở sinh cảnh trồng chè của vùng nghiên cứu.
3.4.5. Bàn luận và nhận xét
Qua phân tích các chỉ số sinh học sinh thái của quần xã Ve giáp theo chu kỳ ngày đêm tại sinh cảnh trồng chè của vùng nghiên cứu thấy rằng có sự biến động trong cấu trúc quần xã Ve giáp thay đổi theo các thời điểm trong ngày dẫn đến sự thay đổi các giá trị đa dạng sinh học như số lượng loài (S), độ đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) và độ phong phú loài (d), chỉ số ưu thế ngược (1 - λ), việc xuất hiện một số nhóm loài chiếm ưu thế ở mỗi thời điểm khác nhau, có thể được xem xét như một yếu tố chỉ thị liên quan đến sự thay đổi chu kỳ ngày đêm. Cụ thể được thể hiện ở hình 3.23, kết hợp với số liệu bảng 3.14 và 3.15 (mục 3.4.2, 3.4.3).
Hình 3.23. Sự thay đổi giá trị các chỉ số, S, d, J’, H’, 1- λ, của Ve giáp trong chu kỳ ngày đêm
Từ hình 3.23, cho thấy: mặc dù chỉ trong một chu kỳ ngày đêm, nhưng rõ ràng cấu trúc quần xã Ve giáp đã thể hiện sự nhạy cảm rõ rệt với sự thay đổi của điều kiện môi trường, thông qua sự biến động trong cấu trúc quần xã của chúng. Vào thời điểm 6h00 khi mà điều kiện nhiệt độ còn ở ngưỡng thấp mát mẻ, lượng bức xạ mặt trời chưa lớn, độ ẩm cao, ghi nhận mức độ hoạt động của quần xã ở mức thấp, số loài và mật độ trung bình cá thể thấp nhất trong bốn thời điểm, đồng thời tại thời điểm này cũng ghi nhận mức độ phong phú về số lượng loài và mức độ đa dạng loài thấp nhất trong cả bốn thời điểm khảo sát, mặc dù độ đồng đều của quần xã ở mức cao nhất, nhưng các chỉ số này đã có sự thay đổi đáng kể, khi đến thời điểm 12h trưa, cả lượng nhiệt và bức xạ mặt trời đều lớn nhất trong ngày, thì mật độ cá thể của quần xã tăng vọt lên cao nhất trong bốn thời điểm khảo sát, trong khi đó số liệu cho thấy rõ chỉ số ưu thế ngược ở thời điểm này thấp nhất so với bốn thời điểm hay độ ổn định của quần xã có xu hướng suy giảm đi, khả năng xuất hiện loài ưu thế ở thời điểm này cao nhất trong cả bốn thời điểm, chính vì vậy tỉ lệ phân bổ của các cá thể vào các loài trong quần xã không đồng đều nhau, khi tiến hành phân tích mức độ ưu thế (D), nhận thấy có sự xuất hiện của nhóm loài ưu thế và rất ưu thế đáng kể có loài R. ovulum ovulum chiếm tỉ lệ tới 38,91%, giai đoạn đầu trong điều kiện nắng
nóng gay gắt vẫn phù hợp cho nhiều loài nhưng sau có thể chỉ có một số nhóm loài gia tăng hoạt động nổi trội hơn hẳn, những cá thể không thích ứng điều kiện nhiệt độ cao có thể di chuyển xuống các tầng đất sâu hơn. Xu hướng này tiếp tục cho đến thời điểm 18h00 được đánh giá là lý tưởng nhất cho hoạt động của các nhóm loài, vào thời điểm này lượng nhiệt và bức xạ mặt trời đã giảm đi khá nhiều, mặc dù số lượng loài vào thời điểm 18h00 không chênh lệch nhiều so với thời điểm 12h00, nhưng đến thời điểm này mật độ trung bình của quần xã giảm xuống khoảng 1/3 số lượng cá thể so với thời điểm 12h00, trong tương quan này quần xã đạt được mức độ đa dạng loài và phong phú về số lượng loài cao nhất trong cả bốn thời điểm, chỉ số ưu thế ngược cho thấy khả năng xuất hiện loài ưu thế ở thời điểm này cũng thấp nhất trong cả bốn thời điểm, nhưng xét độ đồng đều của quần xã chỉ ở mức trung bình so với cả bốn thời điểm, nguyên nhân khi xét độ ưu thế (D) thấy có sự xuất hiện của một nhóm loài ưu thế và rất ưu thế trong đó có loài R. ovulum ovulum
chiếm tỉ lệ 45,24%. Đến thời điểm 24h00, quần xã lại có xu hướng suy giảm mức độ đa dạng và phong phú loài, sự ổn định đồng đều của quần xã lại đạt mức cao nhất tương đương thời điểm 6h00, quan sát nhóm loài ưu thế trong thời điểm này có số lượng ít hơn so với các thời điểm khác, tuy nhiên có loài R. ovulum ovulum
chiếm tỉ lệ khá lớn 50.3% tổng số lượng cá thể trong thời điểm này.
Vậy thời điểm 6h00 và 24h00, khi mà lượng nhiệt và lượng bức xạ thấp nhất, quần xã giảm tính đa dạng, giảm mật độ cá thể, tăng độ đồng đều, còn thời điểm 12h00 và 18h00 quần xã tăng tính đa dạng nhanh chóng, tăng mật độ cá thể, nhưng độ đồng đều có xu hướng giảm nhẹ. Như vậy có thể thấy yếu tố nhiệt độ vẫn có một vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài nói chung, trong đó yếu tố nhiệt độ cao trong một chu kỳ ngày đêm vẫn thích hợp cho sự phát triển nói chung của các loài, hơn là yếu tố nhiệt thấp, những nhận định này cũng được ghi nhận trong một số nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh (1989) [9], Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến (1982) [18], Nguyễn Hải Tiến (2012) [35], Đào Duy Trinh và cs (2010) [40], Aoki (1979) [51]. Điều đặc biệt, số liệu cho thấy trong cấu trúc quần xã Ve giáp trong bốn thời điểm có tỉ lệ độ ưu thế khá cao tức có ghi nhận một tập hợp
các nhóm loài ưu thế hoạt động xuyên suốt trong các thời điểm khảo sát, điều này đưa đến hai nhận định một là mỗi một thời điểm đều có một nhóm loài ưu thế xuất hiện, hai là các nhóm loài này có thể là những loài rất đặc trưng cho sinh cảnh chuyên canh chè lâu năm tại vùng nghiên cứu, vì vậy có ý nghĩa nhất định trong vai trò chỉ thị.
Thực tế trong quá trình tiến hành khảo sát trong một chu kỳ ngày đêm tác giả còn nhận thấy mức độ ổn định của quần xã nhìn chung không quá cao, và khả năng xuất hiện loài ưu thế luôn hiện hữu ở bất cứ thời điểm nào, điều này cho thấy bản chất trong quần xã ở sinh cảnh khảo sát vốn dĩ đã có sự bất ổn định, có thể do thời điểm tiến hành thu mẫu vào thời điểm người dân tiến hành cày xới làm đất, diệt trừ cỏ dại, vun gốc cho chè, vì thế đã gây ra sự biến động trên. Vậy có thể yếu tố chu kỳ ngày đêm và cả tác động nhân tác đã có tác động nhất định lên cấu trúc quần xã Ve giáp.
Mức độ tương đồng thành phần loài giữa bốn thời điểm trong chu kỳ ngày đêm khá cao hay nói cách khác, giữa bốn thời điểm trong chu kỳ ngày đêm không có sự tách biệt quá lớn về thành phần loài, như vậy nhịp điệu ngày đêm có thể ảnh hưởng tác động nhiều hơn lên cấu trúc định lượng so với cấu trúc định tính của quần xã Ve giáp.
Tổng kết sự biến động cấu trúc quần xã Ve giáp theo 5 sinh cảnh, chu kỳ ngày đêm và theo mùa tại sinh cảnh trồng chè, nổi bật lên khuynh hướng, ngoài yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thì tác động của yếu tố nhân tác cũng đã có ảnh hưởng nhất định lên cấu trúc quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu. Việc xác định được những nhóm loài ưu thế đặc trưng cho mỗi sinh cảnh, mỗi mùa, chu kỳ ngày đêm: Perxylobates vietnamensis, Scheloribates mahunkai, Masthermannia mamillaris, Tectocepheus minor, Rostrozetes ovulum ovulum, Arcoppia arcualis, có ý nghĩa rất lớn, đóng vai trò như nhân tố chỉ thị cho sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở vùng nghiên cứu lên hệ sinh thái đất nơi đây.