Margalef index Chỉ số phong phú (d): d =

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 50 - 52)

tương đồng Bray-Curtis và đường cong ưu thế K-dominance [88], cụ thể:

- Mật độ cá thể trung bình (MĐTB): Mật độ cá thể trung bình của quần xã động vật đất được hiểu là số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích bề mặt tính đến độ sâu không còn loài, nhóm loài và được tính bằng công thức:

MĐTB (cá thể/m2)

Trong đó:

MĐTB: mật độ cá thể trung bình của quần xã N: tổng số lượng cá thể của tất cả các loài thu được S: tổng diện tích bề mặt của vị trí thu mẫu đất - Simpson Species dominance Index- Độ ưu thế (D):

D = x 100

Trong đó

na: số lượng cá thể của loài A

n: tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh / địa điểm nghiên cứu Độ ưu thế được phân ra bốn mức sau:

+ Rất ưu thế: > 10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. + Ưu thế: 5,1 - 10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. + Ưu thế tiềm tàng: 2,0 - 5,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. + Không ưu thế: < 2,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. Khi một tập hợp loài ưu thế xuất hiện, phản ánh điều kiện môi trường thời điểm đó đang có sự thích hợp với chúng và sự thay đổi các tập hợp loài ưu thế trong các tầng/mùa/sinh cảnh phần nào cho thấy sự thay đổi của điều kiện môi trường sống. Chỉ số này tỉ lệ nghịch với độ đa dạng loài.

- Margalef index - Chỉ số phong phú (d): d = d =

N: tổng số cá thể thu được (theo sinh cảnh / mùa / tầng đất).

Chỉ số phong phú (d) sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài như mức độ nhiều hay ít về số lượng loài trong quần xã.

-Pielou's Evenness index- Độ đồng đều hay chỉ số Pielou (J’):

SH H J ln ' '= Trong đó H’: độ đa dạng loài.

S: số loài có trong sinh cảnh / mùa / tầng đất .... Giá trị J’ dao động từ 0 đến 1.

Chỉ số J’ càng tiến gần đến 1 thì quần xã càng ổn định và ngược lại.

Độ đồng đều thể hiện mối quan hệ về phân bố cá thể giữa các loài trong quần xã như thế nào. Một quần xã sinh vật có độ đồng đều cao, độ ưu thế thấp thì tính đa dạng cao hơn. Chỉ số đồng đều J’ càng tiến gần đến 1 thì quần xã sinh vật càng ổn định. - Chỉ số ưu thế nghịch Simpson (1- λ): chỉ số càng cao thì thể hiện khả năng xuất hiện loài ưu thế của quần xã càng thấp và ngược lại.

1- λ = 1 –

- Shannon-Weiner species diversity index- Chỉ số H’:

H’ = -

Trong đó

s: số lượng loài.

ni: số lượng cá thể của loài thứ i.

N: tổng số lượng cá thể (theo sinh cảnh / mùa / tầng đất ...). Giá trị H’ dao động từ 0 đến ∞

Chỉ số đa dạng H’ vừa thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài có mặt trong quần xã và sự phân bổ của cá thể trong mỗi loài, tức khi số loài (S) càng cao, xác xuất xuất hiện của cá thể giữa các loài càng đồng đều thì chỉ số H’ càng cao. Nếu như tính đồng đều suy giảm, khả năng xuất hiện loài ưu thế càng cao thì chỉ số đa dạng Shannon H’càng thấp. Thông thường trong một quần xã, chỉ số H’ dao động từ 1.0 đến 6.0. 1 ln s i i i n n N N =    ÷   ∑

- Hệ số tương đồng Bray-Curtis (BCjk):

Sử dụng hệ số tương đồng Bray-Curtis (BCjk) khi muốn so sánh mức độ tương đồng hay tách biệt về thành phần loài giữa các sinh cảnh, khu vực hoặc địa điểm thu mẫu, từ đó phần nào đưa ra dự đoán nguyên nhân của sự giống hay khác nhau ấy. Công thức tính như sau:

ij ik jk ij ik n n BC (n n ) − = + ∑ Trong đó

BCjk là biểu hiện mức tương đồng

nik là số lượng loài k trong tập hợp mẫu i nij là số lượng loài j trong tập hợp mẫu i. - Biểu đồ tương đồng

Độ tương đồng được biểu diễn bằng biểu đồ tương đồng, xây dựng trên hệ số tương đồng. Các số liệu xử lý bằng phần mềm Primer - E (V6.1.6) [88].

Trên cơ sở chỉ số Bray-Curtis, sẽ tiến hành lập biểu đồ cụm CLUSTER hoặc đa chiều MDS về mức độ tương đồng thành phần loài giữa các khu vực so sánh (Sinh cảnh/ Mùa/ Tầng đất). Khi phân tích số liệu cần chú ý là:

- Độ thường gặp của tổng các loài, ghi nhận được trong mẫu luôn đạt là 100% - Sau đó, tìm độ thường gặp của mỗi loài so với tổng độ thường gặp của tổng các loài.

- So sánh hai đối tượng nghiên cứu, chỉ sử dụng tần số tương đối nhỏ nhất của mỗi loài. Hệ số tương đồng giữa hai đối tượng nghiên cứu, bằng tổng tần số tương đối nhỏ nhất của mỗi loài.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w