Đa dạng sinhhọc theo năm sinh cảnh

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 90 - 93)

I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ

3.2.2. Đa dạng sinhhọc theo năm sinh cảnh

Phân tích số liệu bảng 3.6 và hình 3.7 cho thấy:

Trong năm sinh cảnh của vùng nghiên cứu, số loài dao động khá lớn, từ 22 đến 57 loài, trong đó sinh cảnh RTN có số lượng loài cao nhất với 57 loài, tiếp đến là sinh cảnh TC với 52 loài, sinh cảnh RNT và CLN có số loài lần lượt 39 và 36 loài, cuối cùng thấp nhất là sinh cảnh CNN với 22 loài.

Hình 3.7. Số lượng loài và mật độ trung bình của Ve giáp trong năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Mật độ trung bình (MĐTB) của quần xã Ve giáp khảo sát trong năm sinh cảnh cũng có sự biến động tương ứng, với mật độ cao nhất ở RTN trung bình 15720 (cá thể/m2), tiếp theo lần lượt là sinh cảnh TC, CLN và RNT với trung bình 13040 (cá thể/m2), 11000 (cá thể/m2) và 8200 (cá thể/m2), MĐTB thấp nhất vẫn ở sinh cảnh CNN với 5040 (cá thể/m2).

Như vậy, có sự phân tách số liệu thành hai nhóm rõ rệt, ở sinh cảnh rừng tự nhiên có số lượng loài và mật độ trung bình cá thể chiếm ưu thế hơn hẳn so với các sinh cảnh còn lại, sinh cảnh cây ngắn ngày có sự tách biệt rõ rệt với số lượng loài và mật độ cá thể thấp nhất trong năm sinh cảnh.

Từ số liệu bảng 3.6 và hình 3.8 cho thấy:

Mức độ phong phú loài (d) dao động từ 1,36 ± 0,95 đến 2,89 ± 1,17; cụ thể (d) đạt cao nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên (2,89 ± 1,17) cao nhất 5,05 thấp nhất 1,44; chỉ số này giảm dần  trảng cỏ (2,66 ± 0,96) cao nhất 4,4 thấp nhất 0,96  rừng nhân tác (2,30 ± 1,15) cao nhất 4,81 thấp nhất 0,66  cây lâu năm (2,28 ± 0,60) cao nhất 3,12 thấp nhất là 1,05  cây ngắn ngày (1,36 ± 0,95) cao nhất 3,56 thấp nhất là 0,43. Độ phong phú loài giữa các sinh cảnh sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 3.6. Một số chỉ số định lượng của quần xã Ve giáp trong năm sinh cảnh

Sinh cảnh Chỉ số RTN RNT TC CLN CNN S 57 39 52 36 22 MĐTB (cá thể/m2) 15720 8200 13040 11000 5040 d 2,89 ± 1,17 1,152,30 ± 0,962,66 ± 0,602,28 ± 0,951,36 ± J’ 0,88 ± 0,09 0,87 ± 0,14 0,91 ± 0,06 0,89 ± 0,12 0,92 ± 0,13 H’ 1,88 ± 0,54 0,641,61 ± 0,551,76 ± 0,361,62 ± 0,581,08 ± 1- Lambda' 0,85 ± 0,11 0,81 ± 0,2 0,88 ± 0,1 0,85 ± 0,14 0,71 ± 0,3

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Trung bình độ đồng đều (J’) của quần xã trong năm sinh cảnh nghiên cứu đạt giá trị khá cao, dao động từ 0,87 ± 0,14 đến 0,92 ± 0,13, trong đó giá trị cao nhất ở sinh cảnh cây ngắn và trảng cỏ với giá trị lần lượt 0,92 ± 0,13 (cao nhất 1 thấp nhất 0,88); 0,91 ± 0,06 (cao nhất 1 thấp nhất 0,82); giữa các sinh cảnh còn lại có độ chênh lệch về chỉ số này không lớn, cây lâu năm (0,89 ± 0,12) cao nhất 1 thấp nhất 0,47  rừng tự nhiên (0,88 ± 0,09) cao nhất 1 thấp nhất 0,71  rừng nhân tác (0,87 ± 0,14) cao nhất 1 thấp nhất 0,56. Độ đồng đều giữa các sinh cảnh khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Hình 3.8. Đa dạng của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) trong năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Chỉ số (1- λ) nhìn chung khá cao ở cả năm dạng sinh cảnh, trong đó cao nhất ở trảng cỏ trung bình 0,88 ± 0,1 trong đó cao nhất đạt max 1, thấp nhất 0,61. Chỉ số này giảm dần theo thứ tự trảng cỏ (0,81 ± 0,1) > rừng tự nhiên (0,85 ± 0,11) cao nhất 1 thấp nhất 0,63 và cây lâu năm (0,85 ± 0,14) cao nhất đạt 1 thấp nhất 0,36 > rừng nhân tác (0,81 ± 0,2) cao nhất 1 thấp nhất 0,34 > cây ngắn ngày (0,71 ± 0,3) cao nhất 1 thấp nhất 0,2. Như vậy chỉ số ưu thế sẽ theo chiều ngược lại tức khả năng xuất hiện loài ưu thế cao nhất ở sinh cảnh cây ngắn ngày và thấp nhất ở sinh cảnh trảng cỏ. Sự sai khác chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở các sinh cảnh khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Chỉ số đa dạng Shannon (H’) dao động từ 1,08 ± 0,58 (thấp nhất ở sinh cảnh đất canh tác CNN) đến 1,88 ± 0,54 (cao nhất ở sinh cảnh RTN). Nhìn chung sự đa dạng loài trong năm sinh cảnh nghiên cứu không cao, thông thường chỉ số Shannon thường cao nhất là 6,0. Đường cong K-dominance biểu thị khá rõ xu hướng biến đổi về mức ưu thế của quần xã Ve giáp. Đường cong lên càng cao thể hiện cho sự có mặt của nhiều nhóm ưu thế và quần xã có tính bền vững yếu, ngược lại đường cong càng thấp thì mức độ bền vững trong quần xã càng cao. Như vậy quần xã càng đa dạng khi các giá trị ưu thế ở trục tung càng thấp, đường cong K – dominance càng kéo dài, nằm thấp nhất, và giá trị số lượng loài trên trụng hoành càng cao.

Hình 3.9 cho thấy, kết hợp phân tích đường cong K-dominance với số lượng loài trong quần xã thấy rằng, sinh cảnh RTN có độ đa dạng về loài cao nhất trong năm sinh cảnh, đường đi của sinh cảnh này thể hiện sự biến đổi một cách bền vững càng sau càng có xu hướng tăng số loài, tiếp đến là sinh cảnh TC, cũng có xu hướng biến đổi bền vững. Sinh cảnh RNT ban đầu có sự gia tăng mạnh số loài hơn cả sinh cảnh TC tuy nhiên đường đi của nó cho thấy xu hướng biến đổi không ổn định của quần xã với sự tăng số loài càng về sau càng ít lại. Trên đồ thị cũng cho thấy các sinh cảnh đất canh tác

như sinh cảnh đất canh tác CLN và CNN có tính bền vững và đa dạng của quần xã càng yếu, trong đó độ đa dạng thấp nhất ở sinh cảnh CNN.

1 10 100 Species rank 0 20 40 60 80 100 C um ul at iv e D om in an ce % Sinh cảnh RTN RNT TC CLN CNN

Hình 3.9. Đường cong K-dominance biểu thị tính đa dạng loài trong năm sinh cảnh

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w