Đặc điểm phân bố của Vegiáp theo năm sinh cảnh

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 84 - 90)

I: Kí hiệu cho số thứ tự của liên họ, i: Kí hiệu cho số thứ tự của họ

3.2.1. Đặc điểm phân bố của Vegiáp theo năm sinh cảnh

Kết quả phân tích 1325 cá thể Ve giáp thu được theo năm sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, ghi nhận được 108 loài thuộc 73 giống, 41 họ và 25 liên họ, trình bày cụ thể tại bảng 3.1.

Số loài ghi nhận được theo năm dạng sinh cảnh đạt 108/151 loài chiếm tới 71,52% tổng số loài ghi nhận được của cả vùng nghiên cứu, và đạt tỉ lệ cao nhất trong ba trục khảo sát của đề tài (nghiên cứu theo sinh cảnh - mùa - chu kỳ ngày đêm). Trong tổng số 108 loài, có 14 loài mới xác định đến sp. (chiếm 12,96% tổng số loài trong năm sinh cảnh). Kết quả 108 loài, đóng góp 35 loài mới (chiếm 32,41% tổng số loài) cho khu hệ Ve giáp Việt Nam và 50 loài mới cho vùng nghiên cứu (chiếm 46,29% tổng số loài) (so sánh với Vũ Quang Mạnh, 2020).

Đặc điểm phân bố các bậc taxon theo năm sinh cảnh của Ve giáp được thể hiện cụ thể ở bảng 3.1, bảng 3.5 và hình 3.6, các số liệu cho thấy:

Bảng 3.5. Đặc điểm phân bố các bậc taxon của Ve giáp trong năm sinh cảnh Sinh cảnh Taxon RTN RNT TC CLN CNN Tổng số Liên họ 19 13 17 14 11 25 Họ 27 19 20 18 15 41 Giống 43 31 39 30 20 73 Loài 57 39 52 36 22 108

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày.

Số lượng liên họ, họ, giống, loài thường tập trung cao nhất ở sinh cảnh RTN và có xu hướng giảm dần theo trật tự: RTN > TC > RNT > CLN > CNN.

- Số liên họ của cả năm sinh cảnh dao động từ 11 – 19 liên họ, số liên họ cao nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên (RTN) với 19 liên họ (chiếm 76% tổng số liên họ), tiếp đến là trảng cỏ, cây bụi (TC) có 17 liên họ (chiếm 68% tổng số liên họ), cây lâu năm (CLN) với 14 liên họ (chiếm 56% tổng số liên họ), rừng nhân tác (RNT) có 13 liên họ (chiếm 52% tổng số liên họ), thấp nhất là sinh cảnh cây ngắn ngày (CNN) có 11 liên họ (chiếm 44% tổng số liên họ). Trong tổng số 25 liên họ ghi nhận có:

+ 6 liên họ ở cả năm sinh cảnh (chiếm 24% tổng số liên họ trong năm sinh cảnh): Nanhermannioidea Sellnick, 1928; Ameroidea Bulanova-Zachvatkina, 1957; Oppioidea Sellnick, 1937; Tectocepheoidea Grandjean, 1954; Oripodoidea Jacot, 1925; Galumnoidea Jacot, 1925.

+ 5 liên họ phân bố ở bốn sinh cảnh (chiếm 20% tổng số liên họ): Hypochthonioidea Berlese, 1910; Lohmannioidea Berlese, 1916; Gustavioidea Oudemans, 1900; Trizetoidea Ewing, 1917; Microzetoidea Grandjean, 1936.

+ 3 liên họ ở ba sinh cảnh (chiếm 12% tổng số liên họ): Epilohmannioidea Oudemans, 1923; Crotonioidea Thorell, 1876; Oribatelloidea Jacot, 1925.

+ 2 liên họ ghi nhận ở hai sinh cảnh (chiếm 8% tổng số liên họ): Mesoplophoroidea Ewing, 1917; Zetomotrichoidea Grandjean, 1934.

+ 7 liên họ ghi nhận ở một sinh cảnh (chiếm 28% tổng số liên họ): Cosmochthonioidea Grandjean, 1947; Protoplophoroidea Ewing, 1917; Euphthiracaroidea Jacot, 1930; Phthiracaroidea Perty, 1841; Otocepheoidea Balogh, 1961; Cymbaeremaeoidea Sellnick, 1928; Caloppiidae Balogh, 1960.

Hình 3.6. Đặc điểm phân bố các bậc taxon của Ve giáp trong năm sinh cảnh

- Số họ của năm sinh cảnh dao động từ 15 – 27 họ, trong đó cao nhất ở sinh cảnh RTN với 27 họ (chiếm 65,85% tổng số họ), số họ giảm dần theo thứ tự RTN> TC với 20 họ (chiếm 48,78% tổng số họ) > RNT, CLN với lần lượt 19 và 18 họ (chiếm 46,34% và 43,90% tổng số họ) > CNN với 15 họ (chiếm 36,58% tổng số họ). Trong 41 họ ghi nhận được, có:

+ 8 họ phân bố ở cả năm sinh cảnh (chiếm 19,51% tổng số họ trong năm sinh cảnh): Nanhermanniidae Sellnick, 1928; Eremulidae Grandjean, 1965; Damaeolidae Grandjean, 1965; Oppiidae Sellnick, 1937; Tectocepheidae Grandjean, 1954; Scheloribatidae Grandjean, 1933; Protoribatidae J. et P. Balogh, 1984; Galumnidae Jacot, 1925.

+ 5 họ ở cả bốn sinh cảnh (chiếm 12,19% tổng số họ): Hypochthoniidae Berlese, 1910; Lohmanniidae Berlese, 1916; Astegistidae Balogh, 1961; Suctobelbidae Jacot, 1938; Microzetidae Grandjean, 1936.

+ 3 họ phân bố ở ba sinh cảnh (chiếm 7,31% tổng số họ): Epilohmanniidae Oudemans, 1923; Nothridae Berlese, 1896; Oribatellidae Jacot, 1925.

+ 6 họ ghi nhận ở cả hai sinh cảnh (chiếm 14,63% tổng số họ): Mesoplophoridae Ewing, 1917; Machuellidae Balogh, 1983; Zetomotrichidae Grandjean, 1934; Liebstadiidae J. et P. Balogh, 1984; Haplozetidae Grandjean, 1936; Galumnellidae Balogh, 1960.

+ 13 họ chỉ ghi nhận có mặt ở một sinh cảnh (chiếm 31,70% tổng số họ):. Cosmochthoniidae Grandjean, 1947; Protoplophoridae Ewing, 1917; Euphthiracaridae Jacot, 1930; Phthiracaridae Perty, 1841; Malaconothridae Berlese, 1916; Gustaviidae Oudemans, 1900; Eremobelbidae Balogh, 1961; Staurobatidae Grandjean, 1966; Tetracondylidae Aoki, 1961; Otocepheidae Balogh, 1961; Cymbaeremaeidae Sellnick, 1928; Hemileiidae J. et P. Balogh, 1984; Oripodidae Jacot, 1925.

- Số giống của năm sinh cảnh dao động từ 20 – 43 giống, số giống giảm dần theo thứ tự RTN (43 giống chiếm 58,90% tổng số giống) > TC (39 giống chiếm 53,42% tổng số giống) > RNT (31 giống chiếm 42,46% tổng số giống) > CLN (30 giống chiếm 41,09% tổng số giống) > CNN (20 giống chiếm 27,39% tổng số giống). Trong 73 giống xác định được theo năm sinh cảnh của VNC có:

+ 8 giống phân bố ở cả năm sinh cảnh (chiếm 10,96% tổng số giống trong năm sinh cảnh): Masthermannia, Eremulus, Fosseremus, Multioppia, Tectocepheus, Scheloribates (Bischeloribates), Perxylobates, Galumna.

+ 11 giống ở cả bốn sinh cảnh (chiếm 15,06% tổng số giống): Malacoangelia, Javacarus, Papillacarus (Vepracarus), Cultroribula, Microppia, Oppiella, Suctobelbella (Ussuribata), Suctobelbella (Ussuribata), Berlesezetes, Cosmobates, Scheloribates.

+ 6 giống phân bố ở ba sinh cảnh (chiếm 8,22% tổng số giống):

Epilohmannia, Graptoppia, Arcoppia, Striatoppia, Lamellobates, Trichogalumna.

+ 11 giống ghi nhận ở cả hai sinh cảnh (chiếm 15,06% tổng số liên giống):

Apoplophora, Epilohmannoides, Machuella, Suctobelbella (Discosuctobelba); Suctobelbila, Pallidacarus, Liebstadia, Euscheloribates, Rostrozetes, Pergalumna, Galumnopsis.

+ 29 giống chỉ ghi nhận có mặt ở một sinh cảnh (chiếm 39,73% tổng số giống): Cosmochthonius, Prototritia, Acrotritia, Hoplophorella, Malaconothrus, Nothrus, Furcoppia, Gustavia, Eremobelba, Stauroma, Oppia, Pulchroppia, Brassoppia, Lauroppia, Subiasella, Karenella, Novosuctobelba (Leptosuctobelba), Suctobelba, Suctobelbella, Dolicheremaeus, Megalotocepheus, Scapheremaeus, Lamellobates (Paralamellobates), Zetorchella, Hemileius, Poroscheloribates, Oripoda, Indoribates, Peloribates.

- Số loài trong năm sinh cảnh dao động từ 22 – 57 loài, cao nhất ở sinh cảnh RTN và thấp nhất ở sinh cảnh CNN, trong đó:

+ Có 8 loài phân bố ở cả năm sinh cảnh (chiếm 7,41% tổng số loài trong năm sinh cảnh): M. mammillaris (Berlese, 1904); E. avenifer Berlese, 1913; F. laciniatus

(Berlese, 1905); M. tamdao Mahunka, 1988; T. minor Berlese, 1903; S. mahunkai

Subias, 2010; P. brevisetus Mahunka, 1988; G. flabellifera orientalis Aoki, 1965. + Có 14 loài phân bố ở bốn sinh cảnh (chiếm 12,96% tổng số loài trong năm sinh cảnh): J. kuehnelti Balogh, 1961; M. remigera Berlese, 1913; P. hirsutus (Aoki, 1961); C. lata Aoki, 1961; M. minus minus (Paoli, 1908); O. nova (Oudemans, 1902); S. magnifera (Mahunka, 1978); S. variosetosa (Hammer, 1961); B. ornatissimus (Berlese, 1913); C. nobitis Golosova, 1984; S. africanus (Wallwork, 1964); S. fimbriatus Thor, 1930; S. perisi Pérez-Íñigo, 1982; P. vietnamensis (Jeleva & Vũ, 1987).

+ Có 8 loài phân bố ở ba sinh cảnh (chiếm 7,41% tổng số loài trong năm sinh cảnh): Epilohmannia sp.; N. silvestris Nicolet, 1855; G. arenaria Ohkubo, 1993; A. arcualis (Berlese, 1913); S. opuntiseta Balogh & Mahunka, 1968; S. semiplumosa

(Balogh et Mahunka, 1967); L. ocularis Jeleva et Vu, 1987; T. vietnamica Mahunka, 1987.

+ Có 18 loài phân bố ở hai sinh cảnh (chiếm 16,67% tổng số loài trong năm sinh cảnh): A. pantotrema (Berlese, 1913); E. minuta aegyptica Bayoumi et Mahunka, 1976; E. xena (Mahunka, 1983); Eremulus sp.; M. ventrisetosa Hammer, 1961; S. ruzsinszkyi Mahunka, 1983; S. similidentata Mahunka, 1983; Suctobelbella

sp.; S. sexnodosa Balogh, 1968; Pallidacarus sp.; L. humerata Sellnick, 1928; E. samsinaki Kunst, 1958; P. paracapucinus (Mahunka, 1988); Protoribates sp1; G. aba Mahunka, 1989; P. margaritata Mahunka, 1989; Galumnopsis sp, R. ovulum ovulum (Berlese, 1908).

Có tới 50 loài chỉ phân bố ở một sinh cảnh (chiếm 46,29% tổng số loài trong năm sinh cảnh), cụ thể:

+ RTN có 16 loài: Apoplophora sp.; A. hyeroglyphica (Berlese, 1916) ; A. sinensis Jacot, 1923; Malaconothrus sp.; G. aethiopica Mahunka, 1982;

Eremobelba sp.; S. sexnodosa (Balogh, 1968); S. subcornigera subcornigera

(Forsslund, 1941); Megalotocepheus sp.; S. humeratus Balogh & Mahunka, 1967;

L. molecula molecula (Berlese, 1916); P. incertus (Balogh, 1970); S. praeincisus

(Berlese, 1910); P. taidinchani Mahunka, 1976; P. capucinus Berlese, 1908 ; P. kaszabi Mahunka, 1988.

+ RNT có 8 loài: C. sublanatus Mahunka, 1977; E. japonica Aoki, 1959; P. Mahunkarum Balogh et Balogh, 2002; S. exigua (Hammer, 1971); S. quadrilineata Hammer, 1982; T. velatus (Michael, 1880); Z. rugosa (Mahunka, 1992); H. tenuis Aoki, 1982.

+ TC có 16 loài: C. reticulatus Grandjean, 1947; P. aciculatus (Berlese, 1905);

P. undirostratus Aoki, 1965; H. hamata (Ewing, 1909); N. pulchellus (Berlese, 1910); O. sigmella Golosova, 1970; L. neerlandica (Oudemans, 1984); N. crisposetosa (Hammer, 1979); S. pseudoornatissima (Balogh et Mahunka, 1981); S. kaliurangensis Hammer, 1979; S. baliensis Hammer, 1982; S. minima Hammer, 1979; S. quinquenodosa Balogh, 1968; L. misella (Berlese, 1910); O. excavata Mahunka, 1988; G. incisa Mahunka, 1982.

+ CLN có 6 loài: Prototritia sp.; Stauroma sp.; B. peullaensis (Hammer, 1962); M. minus (Paoli, 1908); D. montanus Krivolutsky, 1971; Protoribates sp2.

+ CNN có 4 loài: K. pluripectinata (Balogh, 1961); T. velatus elegans

Ohkubo, 1981; I. microsetosus Errmilov & Anichkin, 2011, F. parva Balogh et Mahunka, 1967.

Như vậy, trong năm sinh cảnh được khảo sát, các taxon có xu hướng tập trung cao hơn ở các sinh cảnh mang tính tự nhiên cao như RTN, hay TC và RNT, càng theo xu hướng giảm tính tự nhiên và tăng tác động của con người số lượng các taxon ghi nhận càng ít đi, và thấp nhất ở sinh cảnh CNN. Đồng thời, số liệu cũng cho thấy, số lượng các bậc taxon liên họ, họ, giống, loài thường có xu hướng tập trung cao ở một dạng sinh cảnh nhất định, ít có bậc taxon phân bố ở cả năm, bốn hay ba sinh cảnh, điều này thể hiện rõ rệt nhất với các taxon bậc loài với 46,29% số loài chỉ tập trung ở một dạng sinh cảnh nhất định như RTN hoặc TC.

Một phần của tài liệu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w