- Nước ta hình chữ S trải dài và nhiều vùng có địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt (Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên), do đó chi phí phân phối, truyền
c, Nhận diện cơhội và thách thức:
Các cơ hội và nguy cơ từ môi trường kinh doanh bên ngoài trong giai đoạn 2011-2015:
Các cơ hội chính:
- Chính trị ổn định và nhà nước đang từng bước đổi mới việc quản lý sản xuất kinh doanh điện theo hướng dần dần xóa bỏ độc quyền của EVN.
- Chính phủ ưu tiên phát triển nguồn điện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. An ninh năng lượng được đặt lên hàng đầu.
- Kinh tế phát triển, nhu cầu về điện tăng nhanh và chưa được đáp ứng. - Mối quan hệ anh em giữa Việt Nam - Lào - Campuchia.
- Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển phong điện và nguồn điện năng lượng mặt trời.
- Chính phủ ủng hộ và hỗ trợ PVPower trở thành nhà sản xuất điện lớn thứ hai (sau EVN) ở Việt Nam.
- Công nghệ mới ra đời và hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho PVPower ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất điện.
- Sự hỗ trợ tích cực từ PVN và các đơn vị thành viên trong tập đoàn.
Những nguy cơ chính:
- Đầu tư phát triển nguồn điện giá rẻ (thủy điện) ở trong nước bị hạn chế. Hầu hết các thác nước lớn, ở vị trí thuận lợi đã được EVN đầu tư.
- Giá nhiên liệu đầu vào có thể tăng trong tương lai, nhất là khi PVGas phải nhập khẩu một lượng lớn gas từ bên ngoài.
- Nguồn cung về nhân lực cao cấp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện hạn chế. Cạnh tranh gay gắt trong thu hút và giữ người giỏi.
- PVPower bán điện cho một khách hàng duy nhất, EVN. Do đó, nguy cơ gặp phải các hạn chế trong việc đàm phán giá điện có thể xảy ra.
- Cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng.
- Chi phí thuê ngoài cao, nhất là các nhà thầu và chuyên gia nước ngoài. - Nhà nước vẫn can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh điện và trực tiếp quản lý giá điện trong những năm tới.
2.2.2.3. Phân tích và đánh giá môi trường bên trong
a, Phân tích nội bộ doanh nghiệp:
Tổng công ty Điện lực Dầu khí đã xem trọng việc phân tích và đánh giá khả năng nội lực của mình trong hoạch định chiến lược, coi đây là căn cứ để đề ra các phương án chiến lược.
Sản xuất: Đánh giá về công tác sản xuất, PVPower thừa nhận kinh nghiệm còn hạn chế là điểm yếu của Tổng công ty trong lĩnh vực sản xuất điện.
- PVPower mới tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm để góp phần nâng
cao năng suất do đó PVPower chưa khai thác được lợi thế về quy mô để giảm chi phí trong sản xuất và vận hành.
- Về cơ cấu nguồn điện, PVPower hiện tại chỉ có các nhà máy nhiệt điện nên giá thành sản phẩm điện sản xuất ra cao so với nguồn điện của EVN. Quản trị nguồn nhân lực: Phân tích về công tác quản trị nguồn nhân lực,
PVPower nhận định:
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của PVPower trẻ, nhiệt huyết. Họ là những người có tiềm năng và được đánh giá cao. Tuy nhiên, năng lực của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là khả năng làm chủ công nghệ hiện đại trong sản xuất điện.
- Tổng Công ty ngày càng chú trọng hơn về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu dài hạn. Tổng công ty chủ trương thu hút người giỏi về làm việc cho PVPower. Thực tế, một số nhân viên giỏi của EVN và của các doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển sang làm việc cho PVPower. Bên cạnh đó, PVPower cũng đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo nhân viên.
Tài chính: Vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng để đầu tư phát triển các nhà máy điện. Vì vậy, để hoạch định chiến lược, PVPower cần phân tích đánh giá kĩ về năng lực tài chính.
- Giai đoạn 2007-2010, những dự án điện của PVPower chủ yếu đang trong giai đoạn xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng. Thời gian qua và trong nhiều năm tới, PVPower đầu tư là chính và tốn nhiều chi phí. Do đó, việc sản xuất kinh doanh điện chưa mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo PVPower, từ năm 2010, hai nhà máy nhiệt điện Cà Mau và nhiệt điện Nhơn Trạch sẽ có đóng góp đáng kể vào dòng tiền và lợi nhuận của Tổng công ty trong giai đọan 2011-2015.
- Về khả năng huy động vốn để phát triển các nhà máy điện, PVPower có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết, nguồn vốn tự có đến từ dòng tiền (khấu hao và lợi nhuận của những nhà máy đã đưa vào hoạt động). PVN cũng sẵn sàng hỗ trợ về nguồn vốn cho PVPower đầu tư các nhà máy điện. Thêm nữa, Tổng Công ty có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Ngoài ra, PVPower có thể vay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Chính phủ cũng tích cực hỗ trợ PVPower về nguồn vốn để đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Cuối cùng, PVPower còn có thể hợp tác với các đối tác để góp vốn xây dựng các nhà máy điện. Tóm lại, với uy tín và tiềm lực
của PVPower và sự hỗ trợ của Chính phủ và PVN, PVPower có thể huy động được nguồn vốn dồi dào vào phát triển sản xuất kinh doanh điện.
Marketing:
- Về sản phẩm, do tính đặc thù của sản phẩm “điện”, nên dù là thủy điện, nhiệt điện hay phong điện thì đều giống nhau (không có sự khác biệt).
- Về giá cả và kênh phân phối, do PVPower có một khách hàng duy nhất là EVN, nên giá cả chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, không phải là giá thị trường. Nhìn chung, PVPower ở vào thế bất lợi trong đàm phán về giá bán điện. PVPower chưa thể phát triển hệ thống truyền tải điện vì chi phí đầu tư rất cao. Thêm nữa, Chính phủ và cộng đồng sẽ không ủng hộ PVPower đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện riêng vì sẽ gây ra sự lãng phí lớn cho đất nước.
- Về hoạt động quảng bá, do mới thành lập và tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện nên PVPower chưa chú trọng các họat động quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
- Tuy nhiên, PVN (công ty chủ quản của PVPower) là doanh nghiệp hàng đầu và là thương hiệu rất nổi tiếng. Đây là một lợi thế lớn đối với PVPower khi tìm kiếm và thực hiện các dự án điện ở Việt Nam cũng như ở Lào và Campuchia. Ngoài ra, lợi thế này còn giúp PVPower thu hút các đối tác hợp tác và giúp cho quá trình làm việc với chính quyền địa phương thuận lợi hơn.
Lãnh đạo và quản lý: Đánh giá về công tác lãnh đạo và quản lý, PVPower tự hào có được ban lãnh đạo nhiệt huyết và mối quan hệ sâu rộng.
- Lãnh đạo PVPower có tầm nhìn và nhiệt huyết. Nhiều cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo của PVPower được đạo tạo ở Pháp, Đức, Nhật và Mỹ. Họ cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý điều hành doanh nghiệp. Thêm nữa, lãnh đạo PVPower có mối quan hệ tốt với lãnh đạo của PVN và các đơn vị thành viên, với cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương. Đây là một thuận lợi lớn, giúp cho PVPower tìm kiếm sự hỗ trợ và phối hợp của những bên liên quan này.
Nghiên cứu và phát triển (R&D):
- Hiện tại, PVPower chưa có những hoạt động nghiên cứu về ứng dụng công nghệ mới vào các dự án điện của PVPower. Đội ngũ cán bộ R&D và ngân sách dành cho R&D của PVPower không đáng kể.