Các mục tiêu chiến lược của PVPower giai đoạn 2011-2015:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam ( 2013 ) (Trang 55 - 57)

V Các công ty cổ phần góp vốn dưới chi phối 1Dự án Thủy điện Nậm

b, Các mục tiêu chiến lược của PVPower giai đoạn 2011-2015:

Phát triển công nghiệp điện: Phát triển sản xuất kinh doanh điện là mục tiêu quan trọng và xuyên suốt trong hoạt động của PVPower. Giai đoạn 2011- 2015, PVPower có những mục tiêu sau đây:

- Tổng sản lượng điện của Tổng Công ty đứng thứ hai toàn quốc, đạt 107,48 tỷ kWh, tương đương 15% nhu cầu toàn hệ thống

- Công suất xây mới trong giai đoạn 2011-2015 là 7.220 MW;

- Tổng công suất vào năm 2015 đạt 9.182 MW, chiếm khoảng 22% tổng công suất các nhà máy điện cả nước. Sản lượng điện của Tổng Công ty đến năm 2015 sẽ chiếm khoảng 20 – 25% thị trường điện năng toàn quốc;

- Đứng đầu toàn quốc về nhiệt điện khí với sản lượng là 5.100 MW; - Đứng đầu toàn quốc về đầu tư thủy điện ra nước ngoài (tập trung ở thị trường Lào, Campuchia…);

- Đứng thứ hai toàn quốc về tổng sản lượng thuỷ điện và tổng sản lượng điện (sau EVN);

- Tham gia kinh doanh mua bán điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh ngay từ khi thị trường điện được thiết lập.

Kinh doanh lĩnh vực dịch vụ:

- Cung cấp dịch vụ kỹ thuật điện: Phát triển Công ty PVPS trở thành một đơn vị mạnh, có tính đặc thù cao. Hướng tới đảm nhiệm được 60-80% dịch vụ

kỹ thuật O&M của toàn Tổng công ty vào cuối giai đoạn (năm 2015). Tổng doanh thu dự kiến tới năm 2015 là: 5.467 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 9%/năm.

- Cung cấp dịch vụ Tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu tư XDCB: Trong giai đoạn 2011-2015, hướng tới mục tiêu trở thành một Công ty tư vấn mạnh trong lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình dân dụng; tạo dựng uy tín với các đối tác trong nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Phấn đấu doanh thu từ năm 2011 đạt từ 25- 40 tỷ đồng/năm.Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân: 20%/năm.

- Sản xuất kinh doanh thiết bị điện: Trong giai đoạn 2011-2015, tìm kiếm đối tác nước ngoài đủ mạnh để thành lập Công ty chuyên sản xuất thiết bị phong điện và thiết bị cơ khí thủy công. Tiến tới chế tạo và sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn của các nhà máy nhiệt điện khí, nhiệt điện than.

Trên đây là những định hướng chính và các mục tiêu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của PVPower trong điều kiện hội nhập. Những định hướng và những mục tiêu nêu trên là một trong những căn cứ để xây dựng chiến lược của PVPower giai đoạn 2011-2015.

2.2.2.2. Phân tích và đánh giá tác động của môi trường bên ngoài

Trong năm 2010, PVPower đã thực hiện phân tích môi trường vĩ mô và vi mô để đưa ra các dự báo nhằm nhận diện những cơ hội kinh doanh mà Tổng công ty có thể theo đuổi và những mối đe dọa mà Tổng công ty cần tránh né trong giai đoạn 2011-2015. Khi tiến hành phân tích, Tổng công ty chủ yếu sử dụng các thông tin chính thống do các cơ quan chủ quản, cơ quan nhà nước cung cấp. Trong đó, các chủ trưởng, chinh sách được coi là cơ sở quan trọng nhất đối với việc xây dựng chiến lược của PVPower bao gồm:

- Luật Điện lực số 24/2004/L-CTN ngày 14/12/2004.

- Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

- Quyết định số 386/2006/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 phê duyệt chiến lược phát triển Ngành Dầu Khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2025.

- Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025.

- Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí khu vực Nam Bộ giai đoạn 2006-2015 & định hướng đến 2025.

Mặc khác, PVPower cũng khai thác những nhận định, dự báo của các chuyên gia, tổ chức có uy tín (World Bank, IMF… ) phục vụ cho công tác phân tích môi trường bên ngoài.

a, Phân tích môi trường vĩ mô:

Môi trường chính trị - luật pháp: Xét về môi trường chính - luật pháp, trong thời điểm hoạch định chiến lược cho giai đoạn 2011-2015, PVPower nhận định như sau:

- Việt Nam được đánh giá là nước có chính trị ổn định, không có những bất ổn về tôn giáo, sắc tộc hay chiến tranh như các nước khác. Chính trịViệt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơhội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ởViệt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. Chính phủ cũng đang từng bước đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc quản lý sản xuất kinh doanh điện, triển khai thị trường điện cạnh tranh, tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp tham gia bình đẳng và phát triển mạnh mẽ.

- Tuy nhiên, hiện tại, môi trường pháp lý liên quan đến sản xuất kinh doanh điện còn nhiều bất cập. Nhà nước vẫn can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh điện và chưa tạo ra được một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện. Sản xuất kinh doanh điện chủ yếu vẫn do Tập đoàn điện lực (EVN) chi phối.

- Công nghiệp điện lực là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Do vậy, quá trình phát triển của PVPower luôn được quan tâm kịp thời của Đảng và nhà nước. Chính phủ ủng hộ và hỗ trợ PVPower trở thành nhà sản xuất điện lớn thứ hai (sau EVN) ở Việt Nam.

Môi trường kinh tế: Đối với môi trường kinh tế, PVPower chủ yếu quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và dự báo sau giai đoạn suy thoái kinh tế 2008- 2010, nền kinh tế sẽ hồi phục và tăng trưởng vào năm 2011.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam ( 2013 ) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w