Kinh tế thế giới đang trải qua thời kì khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào suy thoái Tuy nhiên, Chính phủ đang áp dụng những biện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam ( 2013 ) (Trang 57 - 59)

pháp kích cầu để ngăn chặn suy thoái kinh tế sâu hơn. Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục và tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2015. Kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng cao tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Thêm nữa, xu thế đô thị hóa và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng làm cho nhu cầu về điện năng gia tăng.

- Ngày 18/07/2007, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015. Dự kiến với mức tăng trưởng GDP khoảng 8,5 - 9%/năm và cao hơn, dự báo nhu cầu điện của cả nước tăng ở mức 17%/ năm (phương án cơ sở) và 20% /năm (phương án cao). Chính phủ cũng xác định phương án cao là phương án điều hành và chuẩn bị phương án 22%/ năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến. Như vậy, nhu cầu điện ngày càng tăng cao. Giai đoạn 2011-2015, phải bổ sung công suất nguôn hàng năm từ 6,000MW- 11,000MW.

- Những yếu tố như lạm phát và tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh điện năng. Các máy móc thiết bị và công nghệ sử dụng trong nhà máy điện đều nhập khẩu. Lạm phát có xu hướng tăng và đồng tiền Việt Nam mất giá làm cho những yếu tố đầu vào nhập khẩu trở nên “đắt hơn”, do đó chi phí đầu tư xây dựng các nhà máy điện của PVPower trở nên cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.

Môi trường văn hóa - xã hội: Xét về môi trường văn hóa - xã hội, PVPower nhận định:

- Việt Nam là nước có văn hóa Á Đông, sống tiết kiệm và có xu hướng để dành tiền. Tuy nhiên, sau khi mở cửa người Việt Nam đã có những thay đổi về quan niệm và lối sống. Người dân ngày càng chú trọng hơn đến tiêu dùng và nhanh chóng chấp nhận các thiết bị hiện đại và lối sống công nghiệp đang dần được hình thành. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và xu hướng di chuyển dân số cơ học ra thành thị đang ngày càng phổ biến. Những thay đổi này làm tăng nhu cầu về điện phục vụ tiêu dùng.

Môi trường dân số và lao động: Xét về yếu tố dân số và lao động, PVPower xác định trong giai đoạn 2011-2015, Tổng công ty sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Việt Nam có khoảng 87 triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 35 - 40%. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục và đào tạo còn tồn tại nhiều vấn đề, chất lượng của nguồn lao động chưa cao.

PVPower sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp điện lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Từ đó cũng nảy sinh những thách thức lớn về thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, để góp phần giúp PVPower thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.

Môi trường công nghệ: Đối với môi trường công nghệ, PVPower đánh giá công nghệ mới ra đời cùng xu hướng hội nhập quốc tế là cơ hội cho PVPower phát triển sản xuất điện.

- Ngày nay công nghệ phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện. Công nghệ mới cho phép doanh nghiệp sản xuất nhiều nguồn điện với chi phí thấp hơn, thân thiện với môi trường hơn và hiệu quả cao hơn.

- Ngoài ra, Việt Nam mở cửa thị trường với bên ngoài và việc tiếp cận, chuyển giao những công nghệ mới trong sản xuất điện của nước ngòai vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. PVPower có thể dễ dàng có được những công nghệ tiên tiến từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữ vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam ( 2013 ) (Trang 57 - 59)