Phân tích nội bộ doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam ( 2013 ) (Trang 34 - 37)

Phân tích môi trường bên trong là nghiên cứu những gì thuộc về bản thân doanh nghiệp, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, mà những đặc trưng do nó tạo ra thường được gọi là những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Cũng vẫn với mục đích là tạo thông tin cơ sở cho việc hình thành chiến lược nhưng đối tượng xem xét ở đây nằm trong tầm hoạt động, kiểm soát của doanh nghiệp.

Phân tích nội bộ doanh nghiệp được tiến hành theo nhiều cách tiếp cận: theo các nguồn lực cơ bản, theo chuỗi giá trị, theo chức năng quản trị của doanh nghiệp... Sau đây là cách phân tích nội bộ doanh nghiệp theo các lĩnh vực quản trị:

Công tác sản xuất và tác nghiệp:

Hoạt động sản xuất và tác nghiệp là toàn bộ những hoạt động nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Những thông tin cần thu thập để đánh giá hoạt động sản xuất và tác nghiệp gồm:

- Những thông tin về các quy trình liên quan đến việc thiết kế hệ thống sản xuất tác nghiệp: Các quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp; những công nghệ được lựa chọn để sử dụng trong từng quy trình hoạt động; cách thức bố trí các phương tiện và các điều kiện làm việc trên các quy trình theo không gian; sắp xếp và định vị các thiết bị, câ đối các dây truyền hoạt động; chính sách kiểm tra các quy trình và phân tích việc lưu chuyển giữa các khâu công việc; chính sách an toàn lao động trên các quy trình.

- Những thông tin về công xuất, năng xuất, chi phí trong các quy trình hoạt động: Công xuất sử dụng máy móc thiết bị; năng xuất lao động bình quân; chi phí sử dụng máy móc thiết bị trong các quá trình.

- Những thông tin về hàng tồn kho: Tỷ lệ hàng hoá tồn kho; mức tồn đọng công việc trên các dây truyền, các quá trình; loại sản phẩm, dịch vụ cần sản xuất, cung cấp cho khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Những thông tin về lực lượng lao động trên các quy trình: Cơ cấu và nội dung các loại công việc; tiêu chuẩn đánh giá công việc, khả năng nâng cao chất lượng công việc; khả năng nâng cao tay nghề cho người lao động; khả năng ổn định lao động trên các dây truyền sản xuất.

- Những thông số về chất lượng sản phẩm: Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm tra chất lượng, kiểm soát các chi phí phát sinh.

- Những thông tin về các yếu tố đầu vào: Đặc điểm nhu cầu về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp; Mối quan hệ giữa từng nhà cung cấp với doanh nghiệp có chặt chẽ hay không? Khả năng hợp tác lâu đài với nhà cung cấp? Khả năng phát triển nguồn hàng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm? Khả năng mua sắm công nghệ mới? Khả năng chuyển giao công nghệ?

 Công tác marketing:

Những yếu tố cần phân tích trong công tác marketing tại doanh nghiệp bao gồm:

- Phân tích các hoạt động marketing hiện tại của công ty: + Triết lý quản trị marketing của tổ chức là gì?

+ Cơ cấu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho các khu vực thị trường hợp lí chưa? Mức độ đa dạng của sản phẩm? Sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh? Những sản phẩm hiện tại đang ở giai đoạn nào trong chu kì sống sản phẩm?

+ Chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp, mạng lưới phân phối hiện tại của doanh nghiệp có cần mở rộng hay thu hẹp hay không?

+ Các trương trình khuyến mại và chăm sóc khách hàng có mang lại hiệu quả kích cầu không?

- Phân tích kết quả thực hiện các hoạt động marketing theo khu vực thị trường và dự báo diễn biến trong tương lai:

+ Doanh số thị phần của từng nhãn hiệu và xu hướng biến động theo khu vực thị trường? Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp?

+ Khả năng mở rộng mặt hàng trong từng chủng loại sản phẩm? Mức thời gian trung bình của từng giai đoạn trong chu kì đời sống của sản phẩm?

+ Phản ứng của khách hàng đối với chính sách giá của doanh nghiệp trong từng thời kì? Tính linh hoạt trong chiến lược giá cả sản phẩm?

+ Mức độ hợp lý của mạng lưới bán hàng ở các khu vực thị trường? Mức độ ổn định của khách hàng hiện tại, phát triển khách hàng mới, hỗ trợ khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng…

+ Khả năng thu thập thông tin môi trường marketing? Khả năng hợp tác với các phương tiện truyền thông đại chúng ở mỗi khu vực thị trường?

Công tác quản trị nguồn nhân lực:

Khi phân tích hoạt động nhân sự cần thu thập các thông tin chủ yếu sau: - Quy mô và cơ cấu nhân sự hiện tại có phù hợp nhu cầu của các khâu công việc hay không? Nguồn nhân lực hiện tại đã được phân bố hợp lý hay chưa?

- Trình độ chuyên môn của nhân viên? Khả năng hoàn thành công việc của các thành viên trong tổ chức như thế nào? Năng suất lao động? Khả năng thích ứng với công nghệ mới?

- Các chính sách tuyển mộ huấn luyện có phục vụ tốt nhu cầu hay không?

- Chính sách tiền lương, tiền thưởng thăng tiến học hành… có giữ và thu hút được lao động có tay nghề cao hay không?

- Triển vọng về nhân sự trong tương lai, các nguồn cung ứng lao động nào có chất lượng cao?

Công tác tài chính, kế toán:

Các thông tin cần thu thập khi phân tích và đánh giá hoạt động tài chính - kế toán:

- Những hoạt động tài chính kế toán trong doanh nghiệp: Chiến lược và chính sách tài chính hiện tại của doanh nghiệp có thích nghi với môi trường không? Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn trong các dự án, các trương trình hoạt động diễn ra như thế nào? Chi phí sử dụng vốn như thế nào? Các kế

hoạch thu chi được hình thành như thế nào? Tổ chức hạch toán kế toán thực hiện ra sao?

- Những kết quả về hoạt động tài chính - kế toán định kỳ và các xu hướng: Cân đối tổng kết tài sản, cân đối thu chi tài chính, doanh số của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, vòng quay vốn lưu động, tỷ xuất lợi nhuận bình quân, khả năng bảo tồn vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, các loại thuế và mức thuế phải nộp, những xu hướng mới trong hoạt động tài chính- kế toán trong doanh nghiệp, khả năng quay vòng vốn lưu động.

Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D):

Những nội dung cần xem xét trong công tác nghiên cứu và phát triển: - Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu và phát triển hiện tại của doanh nghiệp là gì? Có phù hợp với môi trường kinh doanh theo khu vực hay không?

- Những hình thức nghiên cứu và phát triển hiện tại của doanh nghiệp? - Mối quan hệ giữa chi phí đầu tư thiết bị mới với kết quả đạt được trong từng thời kì như thế nào?

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam ( 2013 ) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w