THAM LUẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu baocaothamluanquantriethntw4_0 (Trang 31 - 35)

Được sự cho phép của Chủ trị Hội nghị, thay mặt Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, tôi xin phát biểu một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Kết luận số 21- KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm gắn với tình hình thực tế của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp.

Với tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật; kết hợp giữa “xây và chống”, xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách; đảng viên, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trên địa bàn Tỉnh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp quan trọng, cách làm hiệu quả; xem đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ vừa có tính chiến lược, vừa có tính đột phá trong củng cố, xây dựng Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong sạch, vững mạnh. Kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 đã cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của đảng viên, cán bộ tỉnh Đồng Tháp trong tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, từng bước hạn chế và đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Với cách làm nghiêm túc, chặt chẽ, chủ động, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã nhận diện, phát hiện và xử lý 352 trường hợp có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; rà soát, sàng lọc, đưa 441 đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; kỷ luật 12 tổ chức đảng và 1.152 đảng viên. Bên cạnh các trường hợp vi phạm, đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện tốt việc nêu gương theo quy định, thực hiện nghiêm những điều đảng viên không được làm; ý thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân được cải thiện, góp phần nâng cao niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn Tỉnh.

Từ những thành công, hạn chế, kinh nghiệm trong quá trình triển khai các Nghị quyết, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về công tác xây dựng Đảng thời gian qua, để thực hiện Kết luận 21-KL/TW và Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng trong Tỉnh chủ động nghiên cứu, quán triệt, xây dựng Chương trình, Kế hoạch cụ thể, sát thực tiễn, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị; qua đó, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chấn chỉnh tác

phong, lề lối làm việc; ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết đấu tranh, xử lý thật nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong toàn Đảng bộ Tỉnh. Trong đó, xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt, tự phê bình và phê bình

trong từng cấp uỷ, tổ chức đảng. Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác tự phê bình và phê bình, với tinh thần “tự soi - tự sửa”, xem đây là việc làm thường xuyên, là giải pháp tự rèn luyện của từng cá nhân, là trách nhiệm chia sẻ để đồng chí, đồng đội, tập thể cùng tiến bộ, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, không suy thoái. Chú trọng đến việc giới thiệu kiểm điểm sâu tập thể và cá nhân các cấp uỷ, tổ chức đảng, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những việc làm hình thức, qua loa và tiến hành kiểm điểm, đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng tập thể, cá nhân. Khắc phục triệt để tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong phê bình, kiểm điểm. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, nâng cao tính chủ động, tích cực của đảng viên trong các nội dung sinh hoạt chi bộ, gắn với đăng ký học tập và làm theo lời Bác. Triển khai thực hiện tốt hướng dẫn 22 và 29 về Chương trình sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng bộ về nội dung sinh hoạt, nâng cao sức chiến đấu của từng tổ chức cơ sở đảng. Duy trì phân công cấp uỷ viên từ huyện đến Tỉnh tham dự sinh hoạt chi bộ ấp, khóm hoặc đảng uỷ xã, phường, thị trấn ít nhất 02 lần trong năm. Tiếp tục duy trì chế độ đảng viên kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hàng tháng ở các chi bộ, đảng bộ nhằm chấn chỉnh những biểu hiện, tư tưởng lệch lạc, tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao. Tiếp tục phát huy mô hình sinh hoạt chuyên đề định kỳ hàng tháng, phân công nhiệm vụ đảng viên, tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trên địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị. Tổ chức các chuyên đề, lớp bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ hàng quý cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên địa bàn Tỉnh.

Thứ hai, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ

lãnh đạo quản lý và người đứng đầu các cấp trong Tỉnh. Mỗi đảng viên, cán bộ phải nắm vững và thực hiện nghiêm Quy định về những điều đảng viên không được làm. Kịp thời điều chỉnh, chấn chỉnh những biểu hiện chưa chuẩn mực trong đời sống, công việc. Mỗi cán bộ, đảng viên phải phấn đấu là tấm gương tiêu biểu cho quần chúng nhân dân noi theo, đi đầu trong việc xây dựng "Nền văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình - năng động - sáng tạo". Khuyến khích, xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ trong tỉnh nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, ưu tiên chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ

đạo thực hiện, trong đó, xác định rõ những việc cần làm ngay, làm thường xuyên và những việc làm theo lộ trình, phân công trách nhiệm, quyền hạn, cách thức tiến hành.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Đồng Tháp, nhất là người đứng đầu đủ

chuẩn, đủ chất, đáp ứng tốt cầu công tác trong từng tình hình và nhu cầu phát triển nhanh của Tỉnh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ ngay từ đầu nhiệm kỳ, khắc phục những hạn chế của công tác quy hoạch nhiệm kỳ qua, chú trọng công tác theo dõi, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quy hoạch. Đổi mới công tác đánh giá, bố trí cán bộ, chú trọng cán bộ kinh qua thực tiễn cơ sở, khối đoàn thể, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tốt. Đặc biệt quan tâm đến công tác luân chuyển cán bộ, thường xuyên thông báo phân công nhiệm vụ, yêu cầu cán bộ luân chuyển xây dựng chương trình hành động và có cơ chế giám sát, hỗ trợ, đánh giá kết quả thực hiện. Tiếp tục chủ trương bố trí bí thư cấp uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không là người địa phương. Từng cán bộ, đảng viên và nhất là người đứng đầu phải thật sự thấm nhuần phương châm làm việc "gần dân, sát

dân, hiểu dân, trọng dân ". Duy trì chương trình đối thoại chính sách "Xuống phố, về làng", "Lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền đối thoại với người dân", "Chính quyền đối thoại với dân qua sóng phát thanh" và các hoạt động “Cà phê với doanh nhân”... để tăng cường kênh tiếp cận, lắng nghe và kịp thời hành động, giải quyết

đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, nâng cao mức độ hài lòng, năng lực cạnh tranh của Tỉnh. Duy trì tốt việc người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn Tỉnh tiếp dân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức

chính trị - xã hội Tỉnh tham gia công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, tổ chức Đảng về vai trò của công tác dân vận, triển khai hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Củng cố, phát huy các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư như “Hội quán”, “Tổ nhân dân tự quản”, “Hộ gia đình thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới” tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Chủ động thông tin, mời đại diện Mặt trận Tổ quốc, cơ quan dân cử tham gia các chương trình, nội dung có liên quan đến người dân, đặc biệt là các công trình, dự án trọng điểm của Tỉnh, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và tăng cường cơ chế giám sát chất lượng, hiệu quả điều hành, tiến độ thực hiện. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động, đi đến thuyết phục, tham gia giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài trên địa bàn Tỉnh.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Xây dựng Đề án quản lý đảng viên đi làm ăn xa, nhanh chóng có biện pháp quản lý, hạn chế xoá tên vì lý do công việc làm ăn xa. Tăng cường số lượng chuyên đề kiểm tra liên quan đến

việc triển khai, thực hiện Kết luận 21-KL/TW, Quy định 37-QĐ/TW, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm. Nhanh chóng rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng, làm cơ sở kiểm tra, đánh giá hàng năm. Kịp thời chỉ đạo kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, cá nhân qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá. Quan tâm nhiều hơn đến công tác hậu kiểm tra, giám sát.

Trong nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thiết yếu này, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp sẽ tập trung tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nước ta.

Một phần của tài liệu baocaothamluanquantriethntw4_0 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w