- Những khó khăn, vướng mắc trong phát hiện đảng viên vi phạm: (1) Vi phạm
13. THAM LUẬN CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tham luận về việc triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đa ngành, bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ được Chính phủ quy định tại Nghị định 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017.
Tổ chức đảng của Bộ gồm 02 Đảng bộ: Ở phía Bắc là Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; ở phía Nam là Đảng bộ Khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Thành ủy TP. Hồ Chí Minh- là những đảng bộ tương đương cấp quận huyện.
Đảng bộ Bộ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; có 59 tổ chức đảng trực thuộc với 3.969 đảng viên, sinh hoạt ở 03 loại hình tổ chức là quản lý nhà nước, sự nghiệp, doanh nghiệp. Đảng bộ Khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và PTNT (Đảng bộ khối cơ sở Bộ) chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; có 57 tổ chức đảng trực thuộc với 1.703 đảng viên, sinh hoạt ở 03 loại hình tổ chức là quản lý nhà nước, sự nghiệp, doanh nghiệp. Ngoài ra còn có 48 đơn vị trực thuộc Bộ: 04 đơn vị (Học viện, trường đại học) có tổ chức đảng thuộc Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội (trực thuộc Thành ủy Hà Nội); các đơn vị còn lại có tổ chức đẳng thuộc tổ chức đảng cấp quận, huyện, thành phố (trực thuộc các Thành ủy, Tinh ủy địa phương quản lý).
Được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương; sự ủng hộ của hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, của các cơ quan thông tấn, báo chí; cùng sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo, cắn bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; sự quyết tâm chính trị
của tập thể Ban cán sự đảng Bộ, những năm qua đã thực hiện cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân, với mục tiêu tư duy kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đã thu được kết quả đáng khích lệ.
Tuy vậy, những năm qua ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng gặp không ít khó khăn, sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với sự bất thường, khắc nghiệt của thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, diễn biến bất lợi của thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp quốc tế, đại dịch Covid-19 diễn biến khắc nghiệt, khó lường; số lượng đầu mối tổ chức đảng, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhiều, phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý gặp nhiều khó khăn.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị, thời gian qua Ban cán sự đảng Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Bộ, Đảng ủy khối cơ sở, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW và cấp ủy đảng các địa phương để lãnh đạo tổ chức học tập, nghiên cứu, cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính và Chỉ 27-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm lớn của Bộ, Ngành liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn để các Đảng bộ, chi bộ, đơn vị cụ thể hóa thành Chương trình/Kế hoạch hành động của cấp mình, tập trung thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch gắn với tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Bộ, Ngành, cơ quan, đơn vị. Cụ thể như sau:
1. Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình
Ban cán sự đảng Bộ đã phối hợp với Đảng uỷ Bộ và Đảng uỷ khối cơ sở Bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện các nhóm nội dung nhiệm vụ theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII. Trong đó, chú trọng xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức lại
sản xuất nông nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của nông dân; thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Bộ, ngành và của từng cơ quan, đơn vị gắn với công tác tổ chức xây dựng Đảng. Đặc biệt làm tốt việc tự nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên - coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả, cũng như lấy kết quả kiểm điểm, đánh giá, nhận xét của từng cán bộ, đảng viên làm căn cứ ra soát, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền, trách nhiệm đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tăng cường lãnh đạo, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, định hướng tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và đấu tranh kiên quyết, kịp thời với mọi biểu hiện phai nhạt lý tưởng, chệch hướng, tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; tiếp tục xây dựng, thực hiện chuẩn mực, đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng “làm theo” để đưa vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, cơ quan, đoàn thể; nghiêm túc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong công tác, gắn với kiểm điểm công tác hàng tháng, quý, 6 tháng và tổng kết hằng năm của tập thể và cá nhân Ban cán sự đảng, Ban Thường vụ Đảng ỷ Bộ, Ban Thường vụ Đảng uỷ khối cơ sở Bộ, cấp uỷ đảng, đảng viên theo đúng quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, từ việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định.
Ban cán sự, Đảng uỷ Bộ, Đảng uỷ khối cơ sở Bộ đã chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện: (1) Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là người đứng đầu, trọng tâm vào việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhất là tệ nhũng nhiễu, tham nhũng vặt; (2) Đổi mới phong cách, tác phong công tác, nhất là phong cách, tác phong gần dân, sát dân, lắng nghe, vì nhân dân; (3) Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Từ nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên của Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thông qua nghiên cứu, học tập Nghị quyết và thực hiện kiểm
điểm tự phê bình, phê bình tập thể và cá nhân, gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân theo đúng Nghị quyết số 04-NQ/TW với sinh hoạt hằng tháng, sơ tổng kết hằng năm (dịp kiểm điểm cuối năm) với phương châm trên trước, dưới sau. Trước hết, Ban cán sự đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ sở Bộ và cấp ủy cơ sở tự kiểm điểm sâu sắc, phê bình và góp ý với tập thể cấp ủy, với từng đồng chí Ban cán sự đảng, ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, từng cấp ủy viên cơ sở đảng trên cơ sở đối chiếu 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" mà Nghị quyết đã chỉ ra, 82 dấu hiệu cụ thể theo hướng dẫn của Trung ương để kiểm điểm sau, kỹ các mặt công tác của tập thể, cá nhân theo nội dung Nghị quyết Trung ương 4, nhất là trách nhiệm cá nhân đơn vị phụ trách có vấn đề phức tạp; về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, trong công tác cán bộ, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị về đoàn kết nội bộ, trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, trước hết là người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đặc biệt làm tốt việc tự nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên - coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả, cũng như lấy kết quả kiểm điểm, đánh giá, nhận xét của từng cán bộ, đảng viên làm căn cứ rà soát, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền, trách nhiệm đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu trong việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết, Quy định, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong Đảng bộ Bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp ủy các cấp thể hiện vai trò là người lãnh đạo bằng hoạt động của mình thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", từ lời nói và hành động của mình để thực hiện vai trò dẫn dắt, thuyết phục, thúc đẩy và đoàn kết các đảng viên, quần chúng trong các cơ quan, đơn vị. Thực hiện nêu gương trong những việc làm cụ thể, hàng ngày; tinh thần trách nhiệm trên lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; ý thức phục vụ nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.... Đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức cho cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng đăng ký, thực hiện nêu gương. Qua đó, góp phần tích cực xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
2. Tăng cường kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý cán bộ vi phạm
Hàng năm, Bộ đều xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có lồng ghép các nội dung liên quan đến văn hoá công vụ như: công tác sử dụng và đánh giá cán bộ thực hiện công khai, minh bạch trong quy trình bổ nhiệm cán bộ; việc xử lý kỷ luật khi công chức, viên chức có biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công vụ, chậm trễ trong thực hiện công vụ, được thực hiện theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước. Kết quả cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, đảng viên đã thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương; nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ đễ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, Ban cán sự đã rà soát và xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng với Đảng uỷ Bộ và Đảng uỷ khối cơ sở Bộ, Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự với lãnh đạo Bộ, Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Bộ…, xây dựng chương trình làm việc hàng năm của Ban cán sự; chỉ đạo các tổ chức đảng của các Tổng cục, Cục, Vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phát huy vai trò và hiệu lực pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế- xã hội, xây dựng Đảng, cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh, đồng thời làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát…
Bộ đã ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội quy, các quy chế, quy trình giải quyết công việc để phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ trong tình hình mới và phù hợp với quy định về văn hóa công vụ, nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thuận lợi cho việc triển khai và phối hợp công tác; việc quản lý cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm và góp phần vào phòng chống tham nhũng, lãng phí; đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo theo chỉ đạo của Chính phủ; tạo thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời trong việc phát hành văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Đáp ứng được các quy định mới về văn hóa công vụ theo Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ; xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc nêu gương và tạo sự chuẩn mực trong đạo đức, lối sống và tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức. Xây dựng quy định về phân cấp tổ chức cán bộ. gần trách nhiệm với quyền hạn được phân cấp và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các quy định về công tác cán bộ.
Bộ cũng đã thực hiện phân cấp một số nội dung trong công tác quản lý cán bộ đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc