- Những khó khăn, vướng mắc trong phát hiện đảng viên vi phạm: (1) Vi phạm
19. THAM LUẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Đảng ta xác định là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định quan trọng về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhất là: Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các chủ trương, nghị quyết được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Quá trình thực hiện được các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương triển khai nghiêm túc, đạt kết quả quan trọng. Phương thức lãnh đạo của Đảng có nhiều đổi mới. Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị bước đầu sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng không chỉ là công việc nội bộ, quyết tâm chính trị cao của Đảng, mà còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.
Khi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII được ban hành, không ít ý kiến băn khoăn, lo lắng về tính hiệu quả do một số khuyết điểm, hạn chế trong Đảng chưa được khắc phục triệt để, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng; những khó khăn nội tại của nền kinh tế, xã hội và cả yếu tố bên ngoài từ tình hình thế giới, khu vực, cũng như sự chống phá của các thế lực thù địch... Nhưng với phương châm kiên quyết, kiên trì, tổ chức thực hiện bài bản, chặt chẽ, khoa học, đề cao vai trò nêu gương của các đồng chí Trung ương, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã tạo chuyển biến tích cực. Đặc biệt, nhờ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh trong “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng, tiêu cực, kể cả cán bộ cao cấp, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân, thể hiện trên các nội dung:
- Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã tạo cơ sở quan trọng để các tổ chức
cơ sở đảng, cán bộ nhận diện, xử lý, khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
- Khẳng định quyết tâm chính trị cao của Đảng ta trong việc tự chỉnh đốn, tự
- Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã tạo sự đột phá trong giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; đưa ra tiêu chí cụ thể trong đánh giá tổ chức cơ sở đảng cũng như đối với cán bộ, đảng viên (27 biểu hiện), nhất là người đứng đầu. Tạo cơ sở cho việc đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên đảm bảo tính khách quan, chính xác; khắc phục tình trạng bình quân chủ nghĩa, cảm tính, chung chung, nể nang, né tránh trong đánh giá cán bộ, đảng viên.
- Tiếp tục củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trên thế giới.
Đối với Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh: Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII và các quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ, cụ thể hóa bằng các chủ trương phù hợp với thực tiễn địa phương, đạt được kết quả bước đầu quan trọng:
Thứ nhất: Các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản; tổ chức hội thảo, tọa đàm gắn với công tác kiểm tra, giám sát, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ để đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Thứ hai: Chủ động đề ra các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống
suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, gắn với thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quy định về trách nhiệm nêu gương và những điều đảng viên không được làm.
Trên cơ sở các quy định của Trung ương, từ yêu cầu thực tiễn địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định về phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Kết luận về tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, trong đó quy định rõ nhóm việc cán bộ, đảng viên phải thực hiện thường xuyên; nhóm việc không được làm; nhóm việc gắn với trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; đồng thời đề ra yêu cầu tiếp tục cải cách hành chính trong Đảng, nâng cao chất lượng hội họp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Các văn bản của tỉnh đã quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ từng nhóm đối tượng, vị trí công tác của cán bộ. Đặc biệt chú trọng xây dựng tác phong công tác, lề lối làm việc; tập trung ba mối quan hệ của cán bộ: đối với bản thân, đối với công việc, đối với Nhân dân; nhất là trong tiếp xúc, làm việc, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Thứ ba: Quan tâm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, luân chuyển cán bộ, nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường. Đặc biệt, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nhất là người đứng đầu đủ tâm, đủ tầm, “dám nghĩ, biết làm, dám
chịu trách nhiệm” vì sự nghiệp chung; cán bộ thực sự lắng nghe, thấu hiểu, trăn trở,
chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, những đối tượng yếu thế trong xã hội…
Việc đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc, công tâm, khách quan, đúng quy định, theo hướng xuyên suốt, nhiều chiều, chú trọng đánh giá cán bộ bằng sản phẩm, việc làm cụ thể. Hằng năm, lấy phiếu nhận xét của nhân dân nơi cư trú đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Cách làm này tạo điều kiện để nhân dân giám sát cán bộ; giúp cán bộ và gia đình tự giác thực hiện trách nhiệm nêu gương ở nơi cư trú; đồng thời giúp cấp ủy có thêm cơ sở trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ. Trong luân chuyển cán bộ, chú trọng hơn việc đào tạo, rèn luyện cán bộ qua môi trường thực tiễn; hết thời hạn luân chuyển có thể vẫn bố trí giữ nguyên vị trí công tác trước đây hoặc tương đương, không nhất thiết bố trí chức vụ cao hơn.
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức tọa đàm về vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối công tác, như việc tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, biết lắng nghe ý kiến của đảng viên, của Nhân dân, biết động viên, khuyến khích cán bộ mạnh dạn đề xuất, tích cực đổi mới, sáng tạo để kịp thời điều chỉnh trong chỉ đạo, điều hành.
Thứ tư: Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp, kiện
toàn, gắn với bổ sung, sửa đổi, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác, thực hiện thí điểm sắp xếp những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, tinh giản biên chế3. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Hà Tĩnh đã sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, hình thành 34 xã mới, giảm 46 xã (từ 262 xuống còn 216).
Thứ năm: Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Nhiệm kỳ 2015-2020,
cấp ủy các cấp đã kiểm tra gần 6.000 lượt tổ chức đảng và gần 4.500 lượt đảng viên; giám sát chuyên đề trên 4.200 lượt đảng viên và trên 4.200 lượt tổ chức đảng; ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 779 đảng viên và trên 150 tổ chức đảng khi có dấu
3Nhiệm kỳ 2015-2020, Khối cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội giảm 103 biênchế (chiếm 13,06%); khối cơ quan Nhà nước giảm 224 biên chế (chiếm 8,7%); các đơn vị sự nghiệp công lập chế (chiếm 13,06%); khối cơ quan Nhà nước giảm 224 biên chế (chiếm 8,7%); các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 2.362 biên chế (chiếm 8%). Đối với cấp xã: Tổng số biên chế cán bộ, công chức giảm 1.268 biên chế (chiếm 22,3%), số người hoạt động chuyên trách, giảm 1.488 biên chế (chiếm 46,1%); giảm 15.071 cán bộ thôn, tổ dân phố.
hiệu vi phạm; giám sát theo chuyên đề trên 2.800 lượt đảng viên và trên 3.000 lượt tổ chức đảng; tập trung kiểm tra, kết luận các vụ việc phức tạp; xử lý nghiêm các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật (47 tổ chức đảng và 3.066 đảng viên với
các hình thức: khiển trách 2.439, cảnh cáo 403, cách chức 73, khai trừ 151).
Từ năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập các Đoàn công tác do đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, thành viên là cấp trưởng, phó sở, ban ngành cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, đối ngoại, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn các xã, phường, thị trấn được phân công. Các đơn vị cấp huyện, cấp xã cử cán bộ tham gia đoàn công tác trực tiếp sinh hoạt chi bộ tại các thôn, tổ dân phố; trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ địa phương và Nhân dân thực hiện các chủ trương về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh..., được cán bộ, đảng viên, Nhân dân đánh giá cao. Qua đó giúp cán bộ sâu sát thực tiễn, gần gũi nhân dân, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, cơ sở, khắc phục bệnh quan liêu, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ.
Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, thời gian qua Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, nhưng có 10/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; kinh tế tăng trưởng ước đạt trên 5,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Khu vực công nghiệp - xây dựng 42,09%, dịch vụ 41,93%; nông nghiệp giảm còn 15,98%; thu ngân sách vượt kế hoạch, ước đạt trên 15.400 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đạt 91%; thu hút 52 dự án đầu tư, trong đó 51 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 14.600 tỷ đồng; 01 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 2,5 tỷ đô la. Tập trung triển khai Đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; toàn tỉnh đã có 171 xã/182 xã đạt chuẩn, 8/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm. Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội được chú trọng. Từ đầu năm 2021 đến nay, đã kêu gọi xã hội hóa được trên 220 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 32 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão lũ và trên 2.500 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, bị ảnh hưởng do thiên tai. Chỉ đạo thành lập Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao hoàn cảnh khó khăn vào đại học; đã có 101 học sinh được Quỹ tài trợ với số tiền 15 tỷ đồng. Chủ động phòng, chống và kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dạy và học diễn ra bình thường. Hỗ trợ đón hàng ngàn phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, học sinh và hàng ngàn người lao động Hà Tĩnh tại các tỉnh, thành phía Nam về quê, là tỉnh đi đầu trong tổ chức cách ly F1, điều trị F0 tại nhà. Mặc dù là tỉnh có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh do có Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quốc lộ 1A, Khu Kinh tế Vũng Áng, gần 37 ngàn người về quê tránh dịch, nhưng đến ngày 30/11 chỉ
có hơn 1.100 ca, điều trị khỏi 756 ca, tử vong 5 ca (tại Bệnh viện Trung ương). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo.
Để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh xin đề xuất một số nội dung sau:
- Trong nhiều văn kiện, nghị quyết, Đảng ta đã nhấn mạnh xây dựng Đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ. Từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng và nội dung Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vừa qua, đề nghị Trung ương xem xét bổ sung nội dung xây dựng Đảng về văn hóa. Bởi Đảng ta là Đảng cầm quyền; muốn xây dựng văn hóa, phát triển con người trước hết phải xây dựng văn hóa trong Đảng, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thực hành tốt đạo đức cách mạng, nói đi đôi với làm, chống chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại, tiếp dân để cán bộ gần dân, sát dân, trọng dân, lắng nghe Nhân dân; không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh.
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
của Đảng. Tăng cường phối hợp giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác giám sát của hội đồng nhân dân, hoạt động của các cơ quan thanh tra và các cơ quan tư pháp. Nghiên cứu bố trí thành viên ủy ban kiểm tra chuyên trách ở đảng ủy xã, phường, thị trấn; những tổ chức đảng trong cơ quan và doanh nghiệp có từ 300 đảng viên trở lên.
- Các chủ trương, nghị quyết sau khi ban hành cần kịp thời thể chế hóa thành các quy định cụ thể của cơ quan nhà nước, đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện hiệu quả trong thực tiễn.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18, 19 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, nhất là việc thực hiện các mô hình thí điểm, mô hình nào tốt triển khai, mô hình nào chưa hiệu quả rút kinh nghiệm.
- Tổ chức điều tra, nắm bắt dư luận trong cán bộ, đảng viên và xã hội về các