- Những khó khăn, vướng mắc trong phát hiện đảng viên vi phạm: (1) Vi phạm
17. THAM LUẬN CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Đảng bộ Thành phố Hải Phòng thành lập vào tháng 4 năm 1930, trải qua hơn 91 năm hoạt động với truyền thống "Trung dũng - Quyết thắng", đoàn kết, chủ
động, năng động, sáng tạo; từ 14 chi bộ và hơn 100 đảng viên ban đầu, đến nay,
Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã có 35 đảng bộ trực thuộc Thành ủy, hơn 1.200 tổ chức cơ sở đảng và trên 125.000 đảng viên.
Phát huy truyền thống đó, trong các nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ thành phố đã nỗ lực đổi mới; dám nghĩ, dám làm, khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Trung ương và Thành ủy mà nổi bật nhất là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố, từng bước đưa thành phố Hải Phòng phát triển, đổi mới với những dấu ấn mới. Năm 2021, Thành ủy và các cấp ủy đã huy động được sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và toàn dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả, duy trì và phát triển kinh tế ở tốp đầu cả nước, GRDP ước tăng 12,5%, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, vận động Nhân dân đạt nhiều kết quả tích cực.
Có được những thành tựu và kết quả khá toàn diện bước đầu nêu trên là sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, có định hướng khoa học của Thành ủy và các cấp ủy; đồng thời với việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và các quy định của Trung
ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp bảo đảm nghiêm túc, kịp thời, sát hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng địa phương, cơ quan, đơn vị; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố ngang tầm yêu cầu thực tiễn song song với nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt và tăng cường đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý, giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của các tầng lớp nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt.
Đại hội XVI Đảng bộ thành phố đã rút ra bài học kinh nghiệm là: "Phải luôn
chú trọng tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định của Đảng; bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng; duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Thành ủy, trước hết là Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu có bản lĩnh vững vàng, có đạo đức trong sáng, có
trình độ năng lực nổi trội, luôn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực sự tiền phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết vì sự nghiệp chung…"
là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng bộ thành phố Hải Phòng nghiêm túc quán triệt và thực hiện các Kết luận và Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Chính vì vậy, Hội nghị toàn quốc hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng hiểu rõ, hiểu toàn diện và thấm nhuần sâu sắc hơn chủ trương của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh mà Đại hội XIII đã đề ra. Từ đó, cần nhận thức đúng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ, nắm vững mục tiêu, tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với Nhân dân, ngày càng được Nhân dân tin tưởng.
Ngay sau Hội nghị hôm nay, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng sẽ xây dựng Kế hoạch tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các Kết luận và Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, sát thực tiễn, đồng bộ; làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, lộ trình và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị và của từng đảng viên. Cụ thể là:
Về mục tiêu: Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục dứt
điểm những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ vừa qua; đổi mới mạnh mẽ một cách khoa học, hiệu quả phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của toàn Đảng bộ trong tổ chức thực hiện. Đoàn kết, xây dựng Đảng bộ thành phố thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện; tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng nổ lực, phấn đấu để trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, mong muốn trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới vào năm 2045 theo đúng tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị.
Về các nhiệm vụ và giải pháp: Tinh thần chung là phải cụ thể hóa, vận dụng
nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn của thành phố Hải Phòng và có tính khả thi cao từ 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, chỉ đạo quán triệt thực hiện nghiêm túc Quy định số 37 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm đến từng đảng viên theo quy định.
Theo đó, Thành ủy Hải Phòng sẽ tập trung tám nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về đổi mới và nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng bộ thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao nhận thức, hành động đáp ứng với yêu cầu thực tế phát triển một cách biện chứng.
Thứ hai, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chuyên đề "Đẩy mạnh học tập, làm theo lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đảng bộ và Nhân dân thành phố Hải Phòng" và các
Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là của đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
Thứ ba, tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức
đảng với chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, của dân, do dân, vì dân, là cầu nối vững chắc mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; thường xuyên thực hiện đối thoại với Nhân dân theo đúng quy định.
Thứ tư, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ thành
phố đáp ứng yêu cầu phát triển, người đứng đầu phải nhận thức, nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình một cách kịp thời.
Thứ năm, duy trì nền nếp, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy,
sinh hoạt chi bộ, bảo đảm rõ tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch kịp thời, đúng lúc, hiệu quả.
Thứ sáu, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng,
nhất là vai trò của chi bộ; đồng thời đề cao ý thức tự kiểm tra, tự giám sát của cá nhân và tập thể. Chú trọng siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, công khai minh bạch trong công vụ, công việc.
Thứ bảy, kiên quyết, kiên trì, chủ động phòng ngừa, phát hiện, tấn công và xử
lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Phát huy đầy đủ vai trò và tiếp tục nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội.