- Những khó khăn, vướng mắc trong phát hiện đảng viên vi phạm: (1) Vi phạm
23. THAM LUẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG
Đảng bộ tỉnh An Giang có 16 đảng bộ trực thuộc, trong đó, có 11 đảng bộ huyện, thị, thành; 04 đảng bộ khối, ngành và 01 đảng bộ được giao quyền cấp trên cơ sở (Trường Đại học An Giang). Có 800 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 470 chi bộ cơ sở và 330 đảng bộ cơ sở. Tổng số 65.052 đảng viên, chiếm 3,42% dân số của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cụ thể hóa bằng Chương trình hành động số 11- CTr/TU, ngày 07/02/2017 xác định rõ mục tiêu, quan điểm thực hiện nghị quyết; trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện là của cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, địa phương, đơn vị.
Các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt tỉnh lồng ghép học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã góp phần củng cố, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; các khuyết điểm, hạn chế của tập thể và cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở các cấp, các ngành sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình được cầu thị tiếp thu và nghiêm túc sửa chữa, khắc phục, có chuyển biến rõ rệt; các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu dân chủ, mất đoàn kết nội bộ được cảnh báo, ngăn ngừa; một số vụ việc phức tạp, kéo dài được tập trung chỉ đạo xử lí, tạo sự đồng tình trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được Tỉnh ủy chấp hành nghiêm từ việc triển khai đến ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, vừa là uy tín của Đảng bộ, chính quyền An Giang đối với Trung ương, với nhân dân, vừa là sự tự giác của địa phương để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 để củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm việc ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể các đơn vị, địa phương về thực hiện nhiệm vụ và những điều đảng viên không được làm; chú trọng xây dựng kế hoạch hành động của tập thể, chọn một số công việc, vấn đề cụ thể mang tính chất đột phá, những
vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận quan tâm để tập trung giải quyết; có phân công, phân nhiệm, xác định thời gian, giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng, kéo dài. Từng chi bộ chỉ đạo cán bộ, đảng viên xây dựng bản đăng ký tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cá nhân; đồng thời lấy kết quả thực hiện là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, đảng viên cuối năm.
Qua 5 năm triển khai học tập, đưa Nghị quyết vào thực tiễn hoạt động sản xuất và đời sống, trong toàn Đảng bộ tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, cụ thể: Thành ủy Long Xuyên biên soạn 2.000 quyển sổ tay học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng cho cán bộ, đảng viên; tập sách giới thiệu 50 người tốt, việc tốt qua học tập và làm theo Bác. Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân” được 4.700 buổi, có 220.000 lượt người tham dự; có 9.400 ý kiến đóng góp cho lực lượng Công an. Thành lập Ban Chỉ đạo về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã triển khai, tổ chức viết tin, bài đăng, chia sẽ bài viết trên trang Facebook với hơn 2.000 tin bài đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch...
Có thể khẳng định, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; trong thời gian tới, Đảng bộ tỉnh An Giang tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số
21-KL/TW, ngày 25/10/2021 và Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương gắn với Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW. Đưa nội dung này vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp ở địa phương. Xác định đây là công việc thường xuyên, là trách nhiệm của mỗi người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, nhất là của người đứng đầu các cấp, các ngành.
Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, tăng
cường đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, đồng thuận trong nhân dân. Nâng cao chất lượng triển khai tổ chức học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng phù hợp từng đối tượng; gắn với xây dựng chương trình hành động thiết thực, có tính khả thi. Kịp thời nắm tình hình dư luận xã hội, tư tưởng trong Đảng, định hướng chỉ đạo giải quyết; uốn nắn những nhận thức lệch lạc, phê phán quan điểm sai trái, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, nhất là chú trọng giáo dục, bồi dưỡng lý luận cách mạng, nhân cách, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt
của tỉnh và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm". Rà soát, hoàn thiện, thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận.
Bốn là, đổi mới, nâng cao chất lượng, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy
đảng đối với công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể theo hướng sát cơ sở, sát hội viên, đoàn viên, khắc phục tình trạng hành chính hóa. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận; đoàn thể chính trị xã hội; ý kiến của nhân dân góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm.
Năm là, lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện, chú trọng kiểm tra,
giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm. Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm sau kiểm tra tự phê bình và phê bình; kịp thời chấn chính trong học tập gắn với việc viết thu hoạch, xây dựng cam kết, kế hoạch phấn đấu của cá nhân trong phòng, chống suy thoái, rèn luyện đạo đức, lối sống.
Sáu là, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng gắn với công tác xây dựng Đảng; lựa chọn các vấn đề trọng tâm, những vấn đề bức xúc, nổi cộm để có giải pháp khắc phục và xử lý dứt điểm, củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Chú trọng đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình và nhân tố điển hình, tạo hiệu ứng lan tỏa các việc làm tốt, nhân rộng mô hình hay và các tấm gương tiêu biểu; đồng thời, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, hình thức, cách làm qua loa.
Bảy là, từng tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ
chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước, trước Đảng để tự giác, gương mẫu thực hiện. Từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn. Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm, có hiệu quả cụ thể hơn nữa Quy định về những điều đảng viên không được làm; khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới.
Với truyền thống đoàn kết của Đảng bộ, sự tin tưởng, đồng thuận của Nhân dân cùng với khát vọng phát triển mạnh mẽ, sự nỗ lực quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Tỉnh nhà, quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến, tin tưởng rằng việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 và Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.