- Những khó khăn, vướng mắc trong phát hiện đảng viên vi phạm: (1) Vi phạm
20. THAM LUẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH
Trước hết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình xin bày tỏ sự thống nhất cao trước việc Trung ương tổ chức Hội nghị này; đây là Hội nghị đặc biệt quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đối với sự nghiệp cách mạnh vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Các kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương đề cập những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, lâu dài; đồng thời, là những vấn đề mang tính cấp bách, trước mắt trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII của Đảng; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua, nhất là các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII, Kết luận của Trung ương khoá XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cập nhật những vấn đề phát sinh mới đặt ra trong thực tiễn tổ chức thực hiện, đặc biệt là biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực của cán bộ, đảng viên. Hội nghị này là bước triển khai có ý nghĩa hết sức cần thiết, nhằm quán triệt, thống nhất, nâng cao về nhận thức, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để các đơn vị, địa phương nắm vững, xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp hành động, sớm đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống.
Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đến từng cơ sở; kịp thời uốn nắn những thiếu sót, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên; phát động các phong trào thi đua, xây dựng các mô hình, gắn việc thực hiện Nghị quyết với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tận tuỵ, gương mẫu, vì nhân dân phục vụ. Đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong Đảng bộ và Nhân dân.
Để triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những
điều đảng viên không được làm, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã và đang triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất, đối với tổ chức đảng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, giai đoạn 2021 - 2025; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức cơ sở đảng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, vững mạnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, có hiệu quả về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã chỉ đạo xây dựng mô hình tổ chức cơ sở đảng “Năm tốt, Bốn không” với các nội dung cụ thể, gồm: Năm tốt: Xây dựng quy chế hoạt động tốt; xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết tốt; giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên tốt; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình tốt; phát triển đảng viên tốt. Bốn không: Không để nội bộ mất đoàn kết, thiếu thống nhất; không bị đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; không có cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật; không để phát sinh, xẩy ra các vụ việc bất ngờ, phức tạp ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Xây dựng tổ chức đảng “5 tốt” là mục tiêu, động lực và cũng là nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh, phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Xây dựng tổ chức đảng “4 không” là quyết tâm chính trị để các cấp ủy, tổ chức đảng nâng cao tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa để mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên không vi phạm khuyết điểm. Để đạt được mục tiêu đó, các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, gương mẫu, thực hiện tốt các quy định của Trung ương về nêu gương và Quy định về những điều đảng viên không được làm. Đồng thời, qua đó kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình trong tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Thứ hai, đối với công tác cán bộ, xác định đây là “khâu then chốt của
nhiệm vụ then chốt”, với quan điểm tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khát vọng, hoài bão và năng lực nổi trội, luôn tìm tòi đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, Quảng Bình đã rất quyết tâm và có những cách làm mới về công tác cán bộ. Ngay sau Đại hội nhiệm kỳ 2020 -
2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 03 đề án và quyết tâm thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn: (1) Đề án “Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp sở, ngành, địa phương gắn với tạo nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021 - 2025”; (2) Đề án “Đổi mới một số
khâu trong quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”; (3) Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý”. Từ đầu năm 2021 đến nay, đã điều động, bổ nhiệm, giới thiệu
ứng cử 52 cán bộ; trong đó, có 10 cán bộ nữ (đạt 19,2%), 09 cán bộ trẻ (đạt 17,3%); có 24 cán bộ được bổ nhiệm thông qua báo cáo chương trình hành động (03 cấp trưởng, 21 cấp phó). Ban hành Kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 với các mục tiêu: bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ trẻ, không bố trí người đứng đầu cơ quan đơn vị quá hai nhiệm kỳ và bố trí một số chức danh không là người địa phương; hiện có 7/8 bí thư huyện ủy không là người địa
phương. Công tác cán bộ của Quảng Bình thời gian qua thực sự có nhiều đổi mới, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng gắn với kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, cục bộ, lợi ích nhóm; tạo được hiệu ứng tích cực và lan tỏa đến từng cơ sở.
Thực hiện Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, ngày 17/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 262-CV/TU để kịp thời tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, cần phải được tiến hành nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng. Trước hết, là nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu để từ đó tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng bộ tỉnh và sự đồng thuận trong xã hội về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với phát huy dân chủ, tạo môi trường để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển, tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, rèn luyện và cống hiến vì lợi ích chung; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; có phong cách làm việc khoa học; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách; sâu sát thực tiễn, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung và hết lòng vì nhiệm vụ được giao, phục vụ Nhân dân và thúc đẩy sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đang tiến hành sửa đổi Quy định số 01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo hướng: những cán bộ có vi phạm, uy tín thấp, bị xử lý chưa đến mức cách chức, thì tùy từng trường hợp để miễn nhiệm, cho từ chức, không bổ nhiệm lại hoặc điều chuyển công tác khác phù hợp hơn. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nhằm: (1) Cập nhật những quy định mới của Trung ương về công tác cán bộ, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quy định về chống chạy chức, chạy quyền, khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, về những điều đảng viên không được làm. (2) Để quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo chặt chẽ hơn, phù hợp hơn, tính ràng buộc về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cao hơn; có căn cứ cụ thể, rõ ràng để đánh giá, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện sau đánh giá đối với cán bộ. (3) Thể hiện sự quyết liệt và quyết tâm cao trong việc tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; từng bước chấn chỉnh, răn đe và nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; chấn chỉnh kịp thời một số trường hợp cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu năng động, sáng tạo, hiệu quả không cao; làm trong sạch bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh.
Thứ ba, đối với công tác kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, tiếp tục
chỉ đạo tập trung đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy bên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là người đứng đầu. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cụ thể về việc rà soát, sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố đảm bảo các tiêu chí về diện tích, quy mô dân số; sáp nhập các phòng, ban thuộc các sở, ngành cấp tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Theo các đề án được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, đã thực hiện giảm: 05 chi cục và 01 tổ chức hành chính tương đương Chi cục, 24 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc sở, 26 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Chi cục và tương đương; trong năm 2021, Quảng Bình sẽ tiếp tục sắp xếp, giảm 65 phòng và tương đương thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm; tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực và có nhiều
khiếu kiện kéo dài; đồng thời, quan tâm giải quyết dứt điểm những vụ việc gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào Nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.
Có thể nói Kết luận số 21-KL/TW và Quy định số 37-QĐ/TW tiếp tục bổ sung những nhận thức mới, quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đồng thời, thể hiện bước tiến mới và quyết tâm rất cao của Ban Chấp hành Trung ương đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để thực hiện có hiệu quả các kết luận, quy định của Trung ương, Quảng Bình xin được đề xuất một số vấn đề sau: (1) Cần tăng cường tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; đặc biệt là có các chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng hình thức trực tuyến toàn quốc để toàn thể cán bộ, đảng viên tham gia, vừa kịp thời, tiết kiệm, đảm bảo tính đồng bộ và có hiệu quả cao. (2) Gắn việc thực hiện các kết luận, quy định vừa triển khai với quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; trong đó, các ban xây dựng Đảng của Trung