Về công tác quán triệt, triển kha

Một phần của tài liệu baocaothamluanquantriethntw4_0 (Trang 42 - 46)

Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; để tạo sự thống nhất về tư tưởng, nhận thứccủa Đảng trong toàn Đảng bộ, chính quyền,nhân dân các dân tộc trong tỉnh và căn cứ vào tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh;ngay sau khi nhận được Kết luận số 21-KL/TW, Quy định số 37-QĐ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã sao lục chuyển đến các tổ chức đảng để nghiên cứu nắm bắt kịp thời; giao các cơ quan tham mưu giúp việc tỉnh ủy nghiên cứu, cụ thể hóa Kết luận, Quy định;ban hànhKế hoạch để quán triệt, triển khai trong toàn Đảng bộ tỉnh (Kế hoạch số 66-KH/TU ngày 05/11/2021, Thông báo số

438-TB/TU ngày 16/11/2021).

Ngày 18/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đãtổ chức Hội nghị trực tuyếnquán triệt, triển khai các văn bản mới của Trung ương từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn, trong đó có Kết luận số 21-KL/TW và Quy định số 37- QĐ/TW của Ban Chấp hànhTrung ương tới 3.317 đồng chí là cán bộ, lãnh đạo chủ chốt từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trong Đảng bộ tỉnh (tại điểm cầu cấp tỉnh có 174

đồng chí; cấp huyện và cấp xã có 3.143 đồng chí).Việc quán triệt, triển khai được

chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, có liên hệ với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh; kết hợp nghe giới thiệu, báo cáo, phân tích trên hội trường với tự nghiên cứu tài liệu và thảo luận,xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, phương pháp tiến hành ở các cấp cho phù hợp.Tại hội nghị đã đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện thời gian tới:

(1) Đẩy mạnh và thực hiện nghiêm Kết luận số 21-KL/TW và Quy định số 37- QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; trọng tâm là đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực; kiên quyết đấu tranh với những cán bộ biểu hiện sa sút, vi phạm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và những điều đảng viên không được làm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ngăn chặn đẩy lùi biểu hiện suy thoái, tiêu cực (Công văn số 1170-CV/TU ngày

công chức, viên chức trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Công văn số

1250-CV/TU ngày 30/11/2021); chỉ đạo tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng

dẫn của cấp ủy tỉnh để triển khai thực hiện Quy định, Kết luận.

(2) Chú trọng làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và hoạt động, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.Tiếp tục tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chức trách, nhiệm vụ được giaocủa người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vịtừ tỉnh đến cơ sở.

(3) Tập trung xây đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan đảng từ tỉnh đến cơ sở; kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là dân tộc thiểu số.

(4) Đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá cán bộ; hoàn thiện tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ để thực hiện thống nhất, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thẩm quyền của tập thể, công khai, minh bạch trong đánh giá cán bộ.Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ ở các cấp, các ngành; tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo là người đứng đầu cấp ủy cấp huyện, cấp xã không phải là người địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII.

(5) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh ở cơ sở. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của đảng; đẩy mạnh công phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm; hướng dẫn chỉ đạo việc ban hành quy chế, rà soát, bổ sung quy chế làm việc để hoạt động đảm bảo nguyên tắc, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng.

(6) Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác dân vận; triển khai thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong các loại hình cơ sở; củng cố và tăng cường mối liên hệ và gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

(7) Tiếp tục quan tâm, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị xã hội. Nâng cao chất lượng công tác giám sát và phản biện xã hội, vai trò của cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

2.Tình tình thực tiễn ở Đảng bộ tỉnh Sơn La thời gian qua về thực hiện việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, về những điều đảng viên không được làm

Trong những năm qua, kế thừa những kết quả, kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), quy định về những điều đảng viên không được làm và triển khai thực hiện các văn bản khác của Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng: kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt 5,46%/năm; năm 2021 GRDP ước đạt 4,47%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 16.083 tỷ đồng, bằng 117,9% dự toán HĐND giao; GRDP bình quân đầu người ước đạt 45,2 triệu đồng/người/năm (tăng 1,1 triệu đồng so

với năm 2020;14,4 triệu đồng so với năm 2015); thu ngân sách trên địa bàn ước đạt

4.250 tỷ đồng, bằng 120,2% dự toán Trung ương giao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Các vấn đề xã hội còn bức xúc được tập trung giải quyết, không có tội phạm xã hội đen, số đơn thư và người dân đến cơ quan công quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị giảm mạnh, riêng năm 2020 đã tiếp 2.176 lượt/2.676 người với 2.008 vụ việc (giảm 520 lượt, 70 vụ việc so với năm 2020); tiếp nhận mới 3.877 đơn = 3.758 vụ việc (giảm 700 đơn so với năm 2020). Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt những kết quả tích cực; vai trò, vị thế, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố, tăng cường.

2.1. Kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng thời gian qua Đảng thời gian qua

Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII:

(1) Nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên được nâng lên, nhất là trong việc nêu gương và trách nhiệm người đứng đầu (Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã

ban hành Quyết định số 319-QĐ/TU ngày 01/12/2016 về trách nhiệm và xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 18/12/2015 về nêu cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; trong quá trình tổ chức thực hiện đã tiến hành gợi ý kiểm điểm đối với 25 tập thể, 65 cá nhân).

(2) Gắn kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm, qua đó đã phân tích những hạn chế, yếu kém và liên hệ những biểu hiện suy thoái, làm rõ nguyên nhân, giải pháp và lộ trình khắc phục, từ đó dễ nhận diện, đánh giá, thuận lợi cho việc tự soi, tự sửa, tự khắc phục.

(3) Chỉ đạo các cấp ủy, chi bộ đưa nội dung kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trở thành nội dung sinh hoạt định kỳ, thường xuyên, từng bước đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; cấp ủy

cấp trên đối thoại với bí thư chi bộ; thực hiện việc phân công cấp ủy viên các cấp về dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư; phân công các sở ngànhhỗ trợ, giúp đỡ các xã gặp khó khăn; hàng năm tổ chức ký cam kết giữa các đồng chí Tỉnh ủy viên với BCH Đảng bộ tỉnh...

(4) Tự phê bình và phê bình trong công tác cán bộ được chú trọng ở tất cả các khâu, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành; quy hoạch cán bộ được thực hiện nền nếp, dân chủ, công khai, chủ động được nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm, trong đó đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở…; kịp thời ban hành nhiều quy định về công tác cán bộ để từ đó ngày càng phát huy dân chủ, đoàn kết và kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền trong công tác cán bộ.

Hai là, cấp ủy tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều cơ chế, chính sách

để khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư; đặc biệt là cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển cây ăn quả trên đất dốc và thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào chế biến nông sản như Tập đoàn TH, Doveco, Vinamilk…; chính sách hỗ trợ Tổ Covid cộng đồng.

Ba là, tổ chức thực hiện toàn diện chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm,

đột xuất; các cuộc kiểm tra, giám sát kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm; thi hành kỷ luật của Đảng đảm bảo khách quan, đánh giá đúng nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân vi phạm, xử lý nghiêm minh "không có vùng cấm", "không có ngoại

lệ". Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đến nay, cấp ủy, ủy ban

kiểm tra các cấp đã xem xét và thi hành kỷ luật 1.654 đảng viên vi phạm những Điều đảng viên không được làm (Khiển trách 975 đảng viên; cảnh cáo 343 đảng viên; cách chức 32 đảng viên; khai trừ 304 đảng viên).

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng được được nâng lên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, lãng phí, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, qua đó phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, hạn chế, thiếu sót (như Vụ án liên quan đến kỳ thi THPT năm

2018: đã thi hành kỷ luật đối với 01 Tổ chức đảng; kỷ luật, kiểm điểm đối với 100 đảng viên. Vụ án mua sắm trang thiết bị y tế đã thi hành kỷ luật Đảng đối với 02 tổ chức đảng, 7 Đảng viên; khởi tố 7 bị can, đang tiếp tục mở rộng điều tra...).

Bốn là, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng thực

hiện nghiêm Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong

việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám

sát, dân thụ hưởng" được thực hiện nghiêm túc.

Năm là,Về nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”: Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhạy cảm; làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kịp thời lãnh đạo, định hướng tư tưởng, chủ động phòng ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nâng cao cảnh giác, đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tích cực truyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; nhân rộng các mô hình hay và cách làm hiệu quả, gương điển hình trong cộng đồng (về sản xuất, văn hóa, gia đình, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, gương điển hình trong thoát nghèo, làm giàu....); trên tinh thần

“Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; hàng năm tổ chức gặp mặt biểu dương các hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi (năm 2019 toàn tỉnh 768 đơn vị: 13 doanh nghiệp, 68 hợp tác xã, 717 hộ gia đình;

năm 2020 có 760 đơn vị: 13 doanh nghiệp; 62 hợp tác xã; 685 hộ gia đình sản xuất và kinh doanh tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp).

2.2. Khó khăn, vướng mắc

- Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết, Quy định: Địa hình chia cắt, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ; trình độ dân trí không

đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn, kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; văn hoá - xã hội có những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết; tỷ lệ hộ nghèo vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người còn cao; kỷ luật, kỷ cương có nơi chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp có nơi, có mặt còn hạn chế; còn có cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng vi phạm phải kỷ luật, bị xử lý hình sự, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra; đặc biệt, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Một phần của tài liệu baocaothamluanquantriethntw4_0 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w