- Những khó khăn, vướng mắc trong phát hiện đảng viên vi phạm: (1) Vi phạm
22. THAM LUẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH THUẬN
Được sự cho phép của các đồng chí chủ trì, tôi xin phát biểu một số nội dung sau: 1. Trước tiên, tôi bày tỏ quyết tâm của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TW và Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Đây là đòi hỏi tự thân và là yêu cầu khách quan của một Đảng cầm quyền, nếu chúng ta lơi lỏng, không đề cao, không kịp thời kiểm tra, giám sát thì những khuyết điểm nhỏ dần dần sẽ trở thành sai phạm lớn; sự suy thoái của một số cá nhân sẽ kéo theo cả tập thể, làm tổn hại đến danh dự của Đảng.
2. Có thể khẳng định, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã có sự kế thừa, phát triển sâu sắc về lý luận và nhận thức về những vấn đề cốt lõi trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ từ các nghị quyết về xây dựng, chính đốn Đảng trước đây và thực tiễn của Đảng; đặt ra yêu cầu, đòi hỏi mới cao hơn, quyết liệt hơn trong tổ chức thực hiện. Nhờ vậy, đã tạo ra sự chuyển biến đồng bộ không chỉ trong Đảng mà cả hệ thống chính trị. Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung; nhiều vấn đề tồn đọng, bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội, nguyện vọng của nhân dân được giải quyết. Việc cụ thể hóa 27 nội dung về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong toàn Đảng rất sinh động. Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đặc biệt, qua xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kỷ luật, kỷ cương của Đảng được giữ vững; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những sai phạm, khuyết điểm. Đồng thời, xử lý, thi hành kỷ luật Đảng nghiêm minh, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
3. Cùng với quyết tâm của toàn Đảng, Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đã có những đổi mới và giải pháp mạnh mẽ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Có thể nêu một số kinh nghiệm như: Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã chú ý gợi ý kiểm điểm sâu; từ năm 2016 đến năm 2020, đã có 27 tập thể và 58 cá nhân được Ban Thường vụ Tỉnh ủy gợi ý kiểm điểm ý sâu; từ đó tự soi, tự kiểm sâu sắc hơn về những hạn chế, yếu kém một cách tự giác. Tình trạng “dĩ hòa vi quý” trong hoạt động phê bình, kiểm điểm; “cào bằng” trong đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên được khắc phục, không còn phổ biến việc cán bộ lãnh đạo nào, năm nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Không những thế, qua kiểm điểm sâu, nhiều tập thể và cá
nhân là lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đã tự giác đề nghị hạ mức đánh giá, xếp loại. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và cán bộ Đảng viên được tăng cường. Qua đó, đã xem xét, xử lý nghiêm minh, đúng quy định các trường hợp vi phạm, kể cả cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu… sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không có ngoại lệ, không có vùng cấm.
Dù có những kết quả tích cực, song cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Nổi lên là ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ở một số cơ quan nhà nước từ cấp xã đến cấp tỉnh chưa cao. Một bộ phận cán bộ công chức thờ ơ, vô cảm, xa dân, có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, chậm giải quyết đề xuất, kiến nghị và những bức xúc của nhân dân. Điều đáng quan tâm là tình trạng cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống vẫn còn diễn ra nhưng chưa được kịp thời phát hiện, nhắc nhở, uốn nắn, khắc phục, dẫn tới nhiều cán bộ phải xử lý kỷ luật, trong đó có cả xử lý hình sự. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, đã xử lý 72 vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế, kỷ luật 12 tổ chức đảng và 805 đảng viên; trong đó, có 01 đồng chí Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, nhiều cán bộ cấp phòng phải xử lý hình sự.
Từ khi Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Nghị quyết Trung ương 4 và Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) tiếp tục ban hành Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đến nay; Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án với quyết tâm cao, đến độ “lò đã nóng, củi tươi đưa vào cũng cháy”. Chúng tôi nghĩ rằng, chắc từ đây trở đi sẽ không có ai làm trái, không có ai vi phạm, Ủy ban Kiểm tra sẽ ít việc hẳn đi. Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát thì vẫn phát sinh nhiều sai phạm mới và diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành; trong 05 năm qua, toàn Đảng đã xử lý hàng chục ngàn đảng viên sai phạm, trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý (cả cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu). Ở tỉnh Bình Thuận, từ năm 2016 đến nay cũng có nhiều cán bộ sai phạm, phải bị xử lý kỷ luật và xử lý hình sự như đã nêu trên. Điều đáng buồn là đã để xảy ra một số thiếu sót thuộc trách nhiệm lãnh đạo của tập thể nên hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII), nhiệm kỳ 2015 - 2020. Những khuyết điểm, sai phạm (nếu có) sẽ được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra; tuy nhiên, với trách nhiệm tự kiểm cao, nhìn thẳng vào sự thật, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hiện nay cũng như các khóa trước cũng nhận thấy để xảy ra những vụ việc này đã làm ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân. Từ thực trạng này cho thấy dường như những biện pháp của Đảng và phát luật chưa đủ sức răn đe? Hay sự tha hóa, suy thoái đã ngấm sâu vào một bộ phận cán bộ, đảng viên? Hay chủ trương thì có nhưng chúng ta thiếu giáo dục, thiếu phương pháp, thiếu kiểm tra, giám sát?
Cho dù những vi phạm, hạn chế, yếu kém đó là của từng cá nhân, của một số tập thể, không phải bản chất của Đảng ta, nhưng sẽ “làm tổn thương tình cảm và suy
giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nêu.
4. Từ yêu cầu khách quan của thực tiễn công tác xây dựng Đảng và đòi hỏi của mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới, cùng với việc quán triệt, thực hiện đầy đủ 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nêu trong Kết luận số 21-KL/TW, chấp hành nghiêm túc 19 điều Đảng viên không được làm theo Quy định số 37-QĐ/TW; Đảng bộ tỉnh Bình Thuận xác định triển khai thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp tục cụ thể hóa 27 biểu hiện về suy
thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bằng nhiều nội dung cụ thể gắn với 19 điều đảng viên không được làm sao cho thật dễ nhận biết, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát. Phát động một phong trào sâu rộng để thực hiện gắn với giám sát trong Đảng cũng như khuyến khích giám sát của Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân trong quá trình thực hiện. Đồng thời, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên, trong sinh hoạt của đoàn thể chính trị - xã hội; khắc phục tình trạng né tránh, nể nang, “dĩ hòa vi quý”, tự thỏa mãn, thích khen hơn thích chê, biến xấu thành tốt, biến yếu thành mạnh.
Hai là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tận tụy, trung
thành, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhất là người đứng đầu phải nêu gương, “đi trước, làm trước”, “nói ít, làm nhiều”, “nói đi đôi với làm”, thật sự gần dân, trọng dân, học dân, có trách nhiệm với nhân dân… Kiên quyết xử lý, kịp thời thay thế những cán bộ tham nhũng, lãng phí, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc không hiệu quả. Tăng cường lựa chọn, bố trí cán bộ thông qua thi tuyển, không để “lọt” người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn liền với chống chạy chức, chạy quyền, hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ, mọi quyết định của người đứng đầu về công tác cán bộ phải khách quan, trong sáng, đúng tinh thần “vì công việc”, không bị chi phối bởi mối quan hệ, vật chất, nể nang…
Ba là, thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực, thực sự “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”, không để xảy ra tình trạng “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ
gắn chặt với công tác kiểm tra, giám sát, nhất là ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện kéo dài; tăng cường công tác tự kiểm tra ở cơ sở để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những “khuyết điểm
nhỏ”, không để kéo dài, trở thành những “sai phạm lớn”. Đẩy mạnh, nâng cao
Bốn là, tăng cường việc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ,
chính quyền các cấp với nhân dân theo Quy định số 11 của Bộ Chính trị (khóa XII). Tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những kiến nghị chính đáng của nhân dân; kịp thời chấn chỉnh các hành vi, biểu hiện có thể dẫn đến suy thoái của cán bộ, đảng viên; đồng thời, chú trọng công tác khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
Trong những năm qua, Đảng ta đã thường xuyên tự chỉnh đốn, tự khắc phục sai lầm, hạn chế để xứng đáng là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đưa đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày hôm nay. Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tin tưởng và quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thực hiện nghiêm túc 19 Điều đảng viên không được làm, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh nhà trong sạch, vững mạnh, trí tuệ, bản lĩnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng, đủ uy tín và năng lực lãnh đạo tỉnh nhà vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.